Giải pháp nâng cao chất lượng thể loại tin trên báo điện tử Fox News,

Một phần của tài liệu Vấn đề đưa tin về hội nghị thượng đỉnh mỹ triều tiên lần thứ 2 tại hà nội trên báo mạng điện tử (khảo sát báo mạng điện tử fox news, the korea times và vnexpress) (Trang 89 - 93)

3.1.1. Đa dạng trong nội dung tin

Mỗi cơ quan báo chí đều có phương thức khai thác tin tức khác nhau. Như đã khảo sát ở chương trước, Fox News, The Korea Times và Báo điện tử Vnexpress, mỗi tờ báo lại có cách khai thác thông tin riêng biệt. Đối với Fox News và The Korea Times, họ lựa chọn sản xuất những thông tin chuyên sâu về sự kiện, còn Vnexpress lại quyết định sử dụng thông tin bao quát toàn bộ sự kiện. Tuy vậy, với nội dung mà mỗi tờ đưa đến công chúng, đều có những thách thức cần giải quyết.

Với Fox News, kênh truyền hình nổi tiếng của xứ “cờ hoa”, họ có thế mạnh về việc đưa tin chuyên sâu từng khía cạnh của một vấn đề. The Korea Times cũng vậy, những thông tin chủ chốt của họ thường xoay quanh con người và những vấn đề trong một sự kiện. Hai tờ báo này rất ít tập trung vào các thông tin bao quát toàn sự kiện. Đây vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của hai tờ báo. Việc cung cấp những thông tin sâu về từng khía cạnh của sự kiện sẽ giúp cho công chúng có cái nhìn sắc nét về vấn đề đó. Tuy vậy, sản xuất nhiều những thông tin như vậy, đồng thời, không có những thông tin bên lề phụ hoạ, dễ khiến công chúng cảm thấy nhàm chán và nặng nề với sự kiện. Ngược lại với Fox News và The Korea Times, Báo điện tử Vnexpress dường như rất chuộng các thông tin bao quát toàn sự kiện, Bên cạnh các thông tin chuyên sâu thì tin tức bên lề lại là một điểm mạnh của Vnexpress khi họ khai thác được toàn bộ những gì đã và đang xảy ra trước, trong và sau sự kiện. Nhưng cũng chính vì vậy, có nhiều thông tin lại thực sự không mang

lại được lợi ích cho công chúng. Ví dụ như tin video “Người Hà Nội gợi ý Trump – Kim nên thử bún đậu mắm tôm”.

Ảnh 3.1: Ví dụ về tin không mang lại nhiều thông tin trên báo mạng điện tử Vnexpress

Đây là một tin không thực sự cần thiết. Đây chỉ là một thông tin mang tính giải trí, và trước thông tin này, có nhiều thông tin bên lề khác đã được Vnexpress khai thác. Những tin như thế này có thể khiến người đọc cảm thấy không còn thích thú nữa, và xét trên tình hình thực tế, công chúng, ai cũng có thể hiểu được rằng, hai vị nguyên thủ không thể có cơ hội thưởng thức bún đậu mắm tôm của Việt Nam.

Có thể thấy, mỗi tờ báo cần có sự đa dạng hoá thông tin nhưng đồng thời, việc khai thác thông tin luôn cần sự cân bằng và phải có sự điều tiết nhất định, tránh để tờ báo quá khô khan hoặc quá thừa mứa thông tin. Và muốn làm được như vậy thì điều quan trọng là đội ngũ lãnh đạo phải xác định được những vấn đề nào có thể sản xuất tin, những tin bài nào có giá trị nhưng độc giả chưa đánh giá phù hợp, và những thông tin nào chuyên sâu nhưng không thực sự cần thiết. Từ đó, mỗi cơ quan báo chí mới có thể đề ra được kế hoạch tối ưu để sản xuất tin tức trong những năm tiếp theo. Nếu không làm được điều đó, mọi mục tiêu đặt ra đều không thực tế và chỉ làm tốn thời gian của đội ngũ nhân viên, cũng như làm phân tán hoạt động đưa tin.

3.1.2. Sử dụng yếu tố đa phương tiện tối ưu hoá thông tin

Đa phương tiện là xu thế toàn cầu, nhiều cơ quan báo chí trên thế giới đã hướng đến, sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện của từng nước, từng cơ quan báo chí.

Tại Mỹ, đã có rất nhiều tờ báo ứng dụng thành công yếu tố đa phương tiện vào việc sản xuất tin tức như New York Times, The Washington Post,…Fox News cũng là một trong những cơ quan báo chí nổi tiếng ở Mỹ, tuy vậy, việc sử dụng yếu tố đa phương tiện cho báo mạng điện tử của kênh truyền hình khá ít. Như đã trình bày ở chương một, tin đa phương tiện là tin phải có từ hai yếu tố đa phương tiện trở lên (trừ văn bản). Nhưng hầu như các tin báo của Fox News chỉ sử dụng một yếu tố, hoặc là video, hoặc là ảnh. Tuy nhiên, vì Fox News nổi bật với lợi thế về truyền hình, khi ứng dụng truyền hình của họ có sự tương tác rất tốt với công chúng, nên việc họ chưa chú trọng việc phát triển loại hình báo mạng có lẽ là điều dễ hiểu.

Đối với tờ The Korea Times, việc ứng dụng các yếu tố đa phương tiện lại càng ít ỏi hơn. Thậm chí, tờ báo này còn rất hiếm khi sử dụng video mà thường sử dụng hình ảnh tĩnh minh hoạ cho thông tin.

Ngược lại với hai tờ báo trên, báo điện tử Vnexpress rất “chịu khó” lồng ghép các yếu tố đa phương tiện trong tin của mình. Tuy vậy, lượng tin này vẫn còn khá ít, chỉ chiếm 4% tổng lượng tin mà Vnexpress sản xuất trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số lượng tin đa phương tiện trên tổng lượng tin của báo điện tử Vnexpress khi đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ

- Triều Tiên lần 2

4%

96% 0% 0%

Tin đa phương tiện Tổng số tin

Hiện nay báo chí đa phương tiện đang trở thành xu thế tất yếu của hoạt động báo chí thế giới.

Thứ nhất, do sự phát triển của công nghệ thông tin (trong đó có công nghệ mạng và công nghệ máy tính).

Thứ hai, nhu cầu thông tin và tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng tăng. Báo chí đa phương tiện này kích thích nhiều giác quan của độc giả, đem lại cho họ cảm giác tiếp cận thông tin một cách chân thực, sống động nhất có thể. Công chúng ngày nay không chỉ sử dụng thị giác để đọc chữ và xem ảnh, xem video mà còn dùng thính giác để nghe âm thanh từ file audio, từ video. Ngoài ra, họ còn cảm nhận, bàn luận, chia sẻ, phản hồi...về những gì mình đọc, nghe, thấy một cách nhanh chóng. Công chúng thích cảm giác hài lòng, được đáp ứng tức thì, được làm một điều gì ngay lập tức và biết điều mình nói được lắng nghe.

Thứ ba, nhu cầu phát triển tự thân của các loại hình báo chí trước xu thế cạnh tranh gay gắt của các loại hình truyền thông đại chúng khác. Để tồn tại và phát triển, các cơ quan báo chí phải tạo ra được một “mâm cỗ” thông tin được truyền tải đa dạng. “Mâm cỗ” thông tin này bao gồm rất nhiều “món”: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, đồ hoạ, video, chương trình tương tác...chứ không đơn thuần chỉ là đơn món gồm văn bản hay hình ảnh. “Mâm cỗ” ấy đáp ứng nhiều nhu cầu của độc giả, hơn nữa, phục vụ nhiều đối tượng công chúng khác nhau.

Chính vì những lý do này, cả ba tờ báo: Fox News, The Korea Times và Vnexpress nên đầu tư thêm vào việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện. Đây không chỉ là phương thức thu hút và kích thích sự tò mò từ công chúng mà còn giúp tăng lượng truy cập, tăng thứ hạng cho các tờ báo điện tử. Bên cạnh đó, sử dụng yếu tố đa phương tiện cũng giúp các cơ quan báo chí tồn tại và thay đổi, phát triển không ngừng trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu ngày càng khắt khe của độc giả. Và để sản xuất các tin đa phương

tiện đòi hỏi các phóng viên, nhà báo và lãnh đạo cơ quan báo chí phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng làm báo đa phương tiện, hoàn thiện bản thân mỗi ngày mới có thể có được những tác phẩm chất lượng đưa tới công chúng.

Một phần của tài liệu Vấn đề đưa tin về hội nghị thượng đỉnh mỹ triều tiên lần thứ 2 tại hà nội trên báo mạng điện tử (khảo sát báo mạng điện tử fox news, the korea times và vnexpress) (Trang 89 - 93)