Biểu hiện, nguyên nhân của Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Thực trạng tin tức về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo mạng điện tử vnexpress, dân trí, vietnamnet từ 142019 đến 3042020) (Trang 27 - 29)

1.2.1. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu

Theo đánh giá lần thứ 4 của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) đã nhận định rằng sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa từng có, điều đó đã được minh chứng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độ không khí và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu.

Biểu hiện đầu tiên là: nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng

lên của bầu khí quyển toàn cầu. Hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,74OC trong thời kỳ 1906 - 2005, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đây. Hai năm được công nhận có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất từ trước đến nay là 1998, 2005; 11/12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi số liệu quan trắc. Nhiệt độ trên lục địa tăng rõ rệt và nhanh hơn hẳn so với nhiệt độ trên đại dương với thời kỳ tăng nhanh nhất là mùa

đông (tháng XII, I, II) và mùa xuân (tháng III, IV, V). Nhiệt độ cực trị cũng có chiều hướng biến đổi tương tự như nhiệt độ trung bình.

Biểu hiện thứ hai là mực nước biển dâng. Mực nước biển toàn cầu đã

tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự tan băng. Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 – 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm.

Biểu hiện thứ ba là lượng mưa tăng. Lượng mưa có chiều hướng tăng

lên trong thời kỳ 1900 - 2005 ở phía Bắc vĩ độ 30ºN, tuy nhiên lại có xu hướng giảm đáng kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới. Lượng mưa ở khu vực từ 10ºN đến 30ºN tăng lên từ năm 1900 đến 1950 ở vùng nhiệt đới và giảm trong thời kỳ sau đó. Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng biến đổi theo mùa và theo không gian rõ rệt hơn hẳn so với nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây. Mưa không còn theo mùa như quy luật trước đây mà xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa.

Biểu hiện thứ năm là làm mất đa dạng sinh học. Nhiều loài động thực

vật hoang dã sẽ phải chịu áp lực ngày càng tăng do phải thay đổi nơi cư trú, nguồn thức ăn bị thay đổi. Một số loài thực vật và động vật có xương sống có thể sẽ tuyệt chủng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và có mức độ nghiêm trọng.

Cuối cùng là xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ

lụt, hạn hán, lốc xoáy, sạt lở đất, xâm nhập mặn… Các hiện tượng này gia tăng về tần xuất, cường độ, và độ bất thường và tính khốc liệt

1.2.2. Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu

Nguyên nhân của BĐKH trái đất bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo. Theo báo cáo mới nhất của LHQ, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây ra.

Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các Châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.

Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát

từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.

Như vậy, BĐKH không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với 12 tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề BĐKH là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.

Một phần của tài liệu Thực trạng tin tức về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo mạng điện tử vnexpress, dân trí, vietnamnet từ 142019 đến 3042020) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)