khí hậu trên báo mạng điện tử Dân Trí, VnExpress, Vietnamnet từ 1/4/2019 – 30/4/2020
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân
2.3.1.1. Những thành công
Tác giả khóa luận đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi dành cho độc giả của ba trang báo thuộc diện khảo sát, để họ đánh giá về những thành công và hạn chế trong việc thông tin về vấn đề BĐKH hiện nay.
Thời gian vừa qua, BMĐT đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về vấn đề BĐKH. Theo phiếu trả lời khảo sát của độc giả, BMĐT đã có những thành công nhất định trong việc thông tin về BĐKH như sau:
Biểu đồ 23: Đánh giá chất lượng nội dung về BĐKH trên BMĐT
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, trích số liệu ở bảng 15, phụ lục số 2)
Có thể thấy, chất lượng nội dung về BĐKH trên BMĐT được công chúng đánh giá tương đối tốt, trong đó, có 68% công chúng cho rằng thông tin về BĐKH đã đáp ứng được nhu cầu của độc giả, 12% cho rằng thông tin về BĐKH đầy đủ, hấp dẫn. Như vậy tỷ lệ công chúng hài lòng chiếm 80%.
Thông qua quá trình khảo sát, phân tích thực trạng tin tức về BĐKH 12%
68%
20% Đầy đủ, hấp dẫn
Đáp ứng được nhu cầu của độc giả
Nội dung khô khan, chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả
trên ba tờ báo: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, tác giả khóa luận đã rút ra đánh giá về những thành công trong hoạt động thông tin về BĐKH trên BMĐT tại Việt Nan như sau:
Thứ nhất: cơ quan chức năng, lãnh đạo tòa soạn, đội ngũ biên tập viên, nhà báo, phóng viên đã có trách nhiệm trong việc thông tin về vấn đề BĐKH ở nước ta.
Cơ quan chức năng, lãnh đạo tòa soạn hay những người làm báo mạng điện tử đã nhận thức đúng đắn vấn đề BĐKH đang là vấn đề toàn cầu, mức độ nghiêm trọng và cấp bách của nó, nên đã phát huy được tinh thần trách nhiệm trong việc thông tin đến người dân về BĐKH. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định tới chất lượng, tần suất, hiệu quả của hoạt động này bởi đây là lực lượng chủ yếu đưa ra và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn để tác động trực tiếp và gián tiếp vào tâm lý, tình cảm, ý thức và trách nhiệm của người đọc, qua đó làm thay đổi nhận thức và hành vi của họ về BĐKH. Nhận thức của người dân, cộng đồng không phải tự nhiên mà hình thành, cũng không phải ngày một ngày hai mà có ý thức trách nhiệm được, nhận thức đó phải được hình thành và phát triển dần dần nhờ công tác thông tin, truyền thông của các tờ báo nói riêng và của Đảng và Nhà nước nói chung.
Những năm qua, cơ quan chức năng và các tờ báo điện tử đã thường xuyên chủ động, tích cực cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thành nhiệm vụ cụ thể của mình, trong đó xác định nội dung trọng tâm của công tác thông tin về BĐKH là phải tập trung nâng cao nhận thức, trang bị cho người dân có được kiến thức cơ bản, nền tảng vững chắc về BĐKH. Trên cơ sở đó, nêu cao vai trò quản lý, lãnh đạo của cơ quan chức năng, lãnh đạo tòa soạn trong việc định hướng thông tin tuyên truyền, xây dựng cho người đọc có được nhận thức đúng đắn về BĐKH. Đồng thời, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch; thực hiện tốt việc phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể trong bàn bạc, thống nhất chủ trương biện pháp lãnh đạo, thông tin truyền thông về BĐKH và hậu quả của BĐKH
cho người dân.
Hiện nay, các tờ BMĐT đã có sự quan tâm và thông tin về BĐK nhiều hơn trước đây thông qua tần suất và mức độ đăng tải thông tin về BĐKH trên các báo đều tăng lên. Các tờ báo đã xây dựng các tiểu mục cụ thể, có phóng viên chuyên trách theo dõi mảng đề tài BĐKH, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các phóng viên khi tác nghiệp ở vùng tâm bão, lũ lụt… Bên cạnh đó, nhiều tòa soạn cũng đã mở các lớp huấn luyện hoặc cử phóng viên báo mình tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng viết bài về BĐKH do các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức.
Thứ hai: tính thiết thực, phong phú, đa dạng của nội dung thông tin về BĐKH trên BMĐT
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin về BĐKH trên BMĐT, cơ quan quản lý, lãnh đạo tòa soạn đội ngũ biên tập viên, phóng viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình đã thường xuyên chú trọng, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nội dung về thông tin BĐKH trên BMĐT.
Các nội dung về vấn đề BĐKH hiện nay trên BMĐT rất phong phú và đa dạng, các nội dung từ chính sách, chủ trương của Đảng, các bộ ban ngành đến các chiến dịch liên quan đến BĐKH, những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp ứng phó, dự báo về vấn đề BĐKH đều được thông tin đầy đủ trên BMĐT. Các nội dung đều thiết thực, dễ hiểu, ngắn gọn, có chắt lọc chi tiết, hình ảnh giá trị cao nhằm đúng đối tượng của bài báo. Đặc biệt các nội dung về hậu quả của BĐKH được thể hiện ở nhiều thể loại báo chí, có nhiều góc tiếp cận, nhiều màu sắc ngôn ngữ khác nhau, mang lại cho người đọc những cái nhìn chân thực và đa chiều về BĐKH.
80% độc giả cho rằng BMĐT có nội dung thông tin hấp dẫn, đáp ứng được thị hiếu độc giả [theo bảng 15, phụ lục số 2].
Chính nhờ việc thông tin đầy đủ, đa dạng về BĐKH mà tính thiết thực của báo chí cũng được thể hiện rõ. Hiện nay về cơ bản người dân đã có được sự chuyển biến căn bản về nhận thức, tư tưởng và hành động trong việc chủ
động ứng phó với hậu quả của BĐKH, đã phần nào khắc phục được nhận thức lệch lạc trước đó của người dân cho rằng BĐKH là công việc của Nhà nước, của các nhà khoa học, chưa ảnh hưởng đến Việt Nam.
Tính thiết thực còn được thể hiện ở việc kết hợp hoạt động thông tin về BĐKH cho người dân với các hoạt động thực tiễn, nhất là các hoạt động liên quan đến BĐKH ở các địa phương, địa bàn dân cư thường xuyên chịu sự tác động của hậu quả BĐKH như cung cấp thông tin, trao đổi thông tin, gặp gỡ trực tiếp người dân... Qua đó tiếp tục xây dựng, củng cố nhận thức của các bộ các cấp, chính quyền địa phương và người dân về BĐKH. Từ đó, phát huy tính tích cực, tự giác của các chủ thể cùng với BMĐT tham gia có hiệu quả vào chống và khắc phục hậu quả của BĐKH.
Thứ ba: tính chính xác, đầy đủ, bắt kịp thời sự của nội dung thông tin về BĐKH
Có 50% độc giả được khảo sát đánh giá là thông tin chính xác, bắt kịp thời sự [theo bảng 19, phụ lục số 2].
Thông tin về hậu quả của BĐKH được các báo cung cấp đầy đủ, chính xác, mang tính thời sự, đúng định hướng tuyên truyền. Những nội dung thông tin cần cập nhật thường xuên như các chủ trương, chính sách, thông tin hội nghị…liên quan đến BĐKH; thông tin cảnh báo, dự báo; thông tin diễn biến và những hậu quả của BĐKH đã được BMĐT cập nhật liên tục với độ chính xác cao, có dẫn nguồn cung cấp thông tin và có tính sở hữu trí tuệ đảm bảo bản quyền dẫn thông tin của mỗi tờ báo (ảnh, sapo có logo của báo).
Thứ tư: thông tin về BĐKH trên BMĐT đã tận dụng được tính đa phương tiện và tính tương tác trong việc sáng tạo tác phẩm.
Các tác phẩm về BĐKH hiện nay đã cho thấy các phóng viên trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm họ cũng cố gắng phát huy những thể mạnh của BMĐT như: trang bị cho mình các thiết bị công nghệ hiện đại như máy ảnh, máy quay, điện thoại, máy ghi âm, máy tính… vừa thu thập thông tin để viết bài vừa quay video để tích hợp video xen kẽ làm minh họa cho bài viết, góp
phần làm bài báo sinh động và mang tính đa phương tiện hơn. Vì thế, các tin, bài đã trở nên đang dạng hơn khi được tích hợp video, hình ảnh chân thực. Cả 3 tờ báo được khảo sát đều cố gắng thể hiện các thông tin về BĐKH một cách phong phú nhất để phát huy thế mạnh của mình. Mặc dù đa phần các bài đều là văn bản kèm hình ảnh khi viết về BĐKH, nhưng cả 3 tờ báo đều tạo được ra tính tương tác rất cao với độc giả. Có rất nhiều độc giả đóng góp những ý kiến, những phản hồi tích cực để giúp các tờ báo ngày càng hoàn thiện hơn.
Kết quả điều tra có 52,2% ý kiến trả lời hình thức thể hiện tin bài về BĐKH đẹp, thẩm mỹ cao, có hình thức mới lạ, sinh động và có sự tương tác cao với độc giả [theo bảng 16, phụ lục số 2].
Thứ năm: đa số người dân đã có sự chuyển biến tích cực, nhận thức rõ hơn về trách nhiệm trong xử lý và ứng phó với BĐKH.
Cái đích cuối cùng của việc truyền thông là chạm tới được nhận thức dẫn tới sự thay đổi hành động của độc giả. Gần đây các bài viết về người dân tự học cách ứng phó với BĐKH đã tăng lên nhiều ở VnExpress và Dân Trí. 85,2% nhận thức được BĐKH là do phần lớm con người gây ra [theo bảng 7, phụ lục số 2]. Nhiều người dân đã tính tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng, tương thân, tương ái theo theo truyền thống của dân tộc “Lá lành đùm lá rách”, “Chia ngọt, sẻ bùi”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. 84,1% đã tự nâng cao ý thức cá nhân để hạn chế tối đa những hành động gây BĐKH, ô nhiễm môi trường…[theo bảng 18, phụ lục số 2]. Có thể thấy, việc ý thức sâu sắc tầm quan trọng của thông tin về BĐKH trên BMĐT những năm qua đã trở thành kênh thông tin hữu ích và thiết thực đối với người dân nhằm góp phần giảm thiểu những tác hại do BĐKH gây ra.
2.3.1.2. Nguyên nhân thành công
Nhận thức rõ được những hậu quả to lớn mà BĐKH mang lại, trong những năm qua Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những chính sách, biện pháp yêu cầu các Bộ, Ban, ngành tăng cường phối hợp với các cơ quan báo
chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng về BĐKH, luật pháp về BĐKH và cách ứng phó tới đông đảo công chúng. Những thông tin do báo điện tử cung cấp cho người dân, đã giúp người dân, cộng đồng thêm hiểu biết, có niềm tin và cơ sở để hành động có hiệu quả trong thực tiễn.
Đội ngũ phóng viên, nhà báo, biên tập viên được giao nhiệm vụ thông tin về BĐKH đã nêu cao trách nhiệm, chủ động trong viêc trau dồi kiến thức, chọn đề tài, sáng tạo trong cách tiếp cận và viết bài. Bên cạnh đó họ còn phải nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, duy trì và tạo nhiều mối quan hệ để khai thác thông tin.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần, lực lượng tham gia, cơ quan chức năng cũng như BMĐT, chính quyền địa phương… đã tham gia vào hoạt động thông tin về BĐKH. Đây là nguyên nhân quan trọng bảo đảm cho hoạt động này phát huy được hiệu quả trên thực tế. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các tổ chức, lực lượng giữa cơ quan báo điện tử, của cả hệ thống chính trị xã hội đã tạo nên bình diện thông tin về hậu quả của BĐKH khá phong phú, đa dạng, rộng khắc trong cộng đồng, xã hội. Nói về cách tác nghiệp, phóng viên Phạm Linh báo VnExpress chia sẻ: “Lãnh đạo địa phương và người dân sống ở vùng có ảnh hưởng đến BĐKH là đối tượng mình cần tiếp cận để nảy ra được những ý tưởng viết bài. Nếu như người dân cho mình ý tưởng để bài viết có câu chuyện thì lãnh đạo đia phương là đối tượng cho mình những con số chính xác, góp phần tăng tính thuyết phục cho một bài viết hoàn chỉnh”.
Thông qua báo chí, công chúng phần nào hiểu được BĐKH đang xảy ra và tác động đến cuộc sống của mình. Ngoài ra công chúng cũng góp ích rất nhiều cho phóng viên qua những phản hồi, ý kiến đóng góp trên các trang BMĐT. Những ý kiến đóng góp đó sẽ giúp tòa soạn có những cái nhìn mới, tác động phần nào đế sự thay đổi trong việc nâng cao hiệu quả thông tin về BĐKH.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất: hình thức thể hiện thông tin ở một số tờ báo chưa để lại dấu ấn
Theo khảo sát, có tới 30,7% lượng độc giả cho rằng các dạng bài trực tuyến và diễn đàn chưa có tính tương tác cao với độc giả, 17% cho rằng chất lượng ảnh, audio, video chưa tốt, thiếu tính biên tâp [theo bảng 16, phụ lục sô 2 ]. Như vậy, BMĐT hiện nay chưa tận dụng được tính đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin về BĐKH.
Thứ hai: có sự phân bố không đồng đều về mức độ thông tin giữa các nhóm nội dung về BĐKH ở mỗi tờ báo
Biểu đồ 24: Tỷ lệ nội dung thông tin về BĐKH trên ba trang báo
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, trích số liệu ở bảng 3.5, phụ lục số 3)
Các nội dung về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước…, nội dung về nguyên nhân, phát hiện vi phạm BVMT và ứng phó BĐKH chưa được đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của độc giả.
Nội dung về các giải pháp ứng phó mới chỉ dừng lại ở mức độ tạm thời, ít các biện pháp có hiệu quả lâu dài về sau.
Nội dung về cảnh báo vẫn trong khoảng thời gian ngắn, trong khi đó, 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
VnExpress Dân Trí Vietnamnet
Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D Nhóm E Nhóm F Nhóm G
BĐKH là một vấn đề diễn ra trong một khoảng thời gian dài, ảnh hưởng nặng nề ở tương lai, các dự báo trên 20 năm rất ít. Ở Vietnamnet, thông tin dự báo đa số là dự báo về bão lũ, chưa có những dự báo mang tính chất dài hạn.
Nội dung về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước…, thông tin cảnh báo về BĐKH vẫn còn khô khan, quá nhiều số liệu, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của độc giả.
Giảng viên Nguyễn Thu tại Học viện Báo chí đang tác nghiệp về vấn đề BĐKH cho rằng: “Tôi luôn khuyến khích sinh viên của mình sau này khi viết bài về BĐKH có một nguyên tắc: nên thông tin cân bằng, ngoài việc thông tin về những khía cạnh tiêu cực như nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, thì vẫn nên thông tin những biện pháp, ứng phó BĐKH, cần cân bằng giữa
những mặt tiêu cực và tích cực” [theo phụ lục số 4].
Thứ ba: có sự phân bố không đều về tần suất xuất hiện tin bài về
BĐKH ở mỗi tờ báo
Tần suất đăng bài ở các tháng có nhiều bão, lũ lụt như tháng 7, tháng 8, tháng 9 nhiều hơn hẳn so với các tháng khác trong năm. Cụ thể, ở VnExpress: có 124 tin bài được đăng vào tháng 8/2019, nhưng vào tháng 4/2019 chỉ có 30 tin bài, tháng 4/2020 là 28 tin bài và tháng 12/2019 là 38 tin bài [theo bảng 3.1, phụ lục số 3]. Tương tự với Dân Trí, có 151 tin bài được đăng vào tháng 8/2019, tháng 4,12/2019 lần lượt là 36, 30 tin bài, tháng 4/2020 là 40 tin bài [bảng 3.2, phụ lục số 3]. Với Vietnamnet cũng vậy, tháng 8/2019 có 89 tin bài, tháng 4/2019 là 15 tin bài, tháng 12/2019 là 17 tin bài vài tháng 4/2020 là 12 tin bài [bảng 3.3, phụ lục số 3].
Thứ tư: thông tin về BĐKH cần phải cụ thể và dễ hiểu hơn nữa, cần
nhắm đến đối tượng thông tin là nhóm người nghèo, nhóm người yếu thế. Bởi