Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Thực trạng tin tức về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo mạng điện tử vnexpress, dân trí, vietnamnet từ 142019 đến 3042020) (Trang 109 - 169)

Trên thực tế, BĐKH đã và diễn ra, tác động tiêu cực và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, sức khỏe cộng đồng, quốc phòng – an ninh… tạo ra những mối đe dọa lớn đến phát triển kinh tế cũng như đời sống của con người. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia phải đối diện với nhiều hậu quả mà BĐKH gây nên. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về BĐKH luôn là vấn đề cấp bách, đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống báo chí nói chung và BMĐT nói riêng.

Hiện nay, có một số lãnh đạo cơ quan chức năng và các BMĐT chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thậm chí có lúc, có nơi chưa nhận thức được rõ được tầm quan trọng của việc thông tin, tuyên truyền về vấn đề BĐKH. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cơ quan chức năng chưa có được những chương trình hành động, bước đi rõ ràng nào trong việc xây dựng những chính sách cụ thể, đặt ra định hướng đối với các tờ BMĐT là tập trung ưu tiên đưa tin về các vấn đề BĐKH trong bối cảnh hiện nay. Trong khi đó, sự hỗ trợ và phối hợp của các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, các cá nhân… đối với các phóng viên báo chí để khai thác, đưa thông tin về vấn đề BĐKH không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và dễ dàng.

Ở góc độ đưa tin, một số bộ phận phóng viên, nhà báo chưa thực sự có cái nhìn sâu, cách đánh giá vấn đề khi viết về vấn đề BĐKH. Họ chưa thật sự chủ động trong việc chắt lọc, nghiên cứu khi đưa tin về BĐKH mà có xu hướng viết theo từng đợt của vấn đề, sự kiện diễn ra.

Bên cạnh đó, nhóm công chúng của BMĐT trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thông tin về vấn đề BĐKH. Bởi công chúng hiện nay có rất nhiều kệnh để tiếp cận thông tin và cả những đòi hỏi khá cao về tính chính xác, thời sự của nội dung cũng như tính thẩm mĩ về hình thức.

3.1.1. Từ phía cơ quan chức năng, lãnh đạo tòa soạn

Đối với cơ quan chức năng: với tư cách là nhà quản lý, các cơ quan

chức năng cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện về BĐKH đối với sự sống của cả cộng đồng, xã hội. Thường xuyên củng cố và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực chuyên môn, thực hiện tốt vai trò tham mưu, dự báo, cảnh báo sớm; ban hành bản tin và truyền phát tin về thiên tai, BĐKH. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban quốc gia về BĐKH cung cấp, thông tịn những chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ TN&MT về BĐKH.

Các cơ quan ban ngành như Bộ TN&MT, nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng một số ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương thường xuyên có chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ và hướng dẫn địa phương, cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân, trong đó có BMĐT tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ như: chiến lược quốc gia về BĐKH, chiến lược tăng trưởng xanh; tích cực thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP21 cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ khí hậu trái đất. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần tăng cường sự hợp tác có hiệu quả hơn nữa với các cơ quan báo chí, BMĐT đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên và định kỳ những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, BĐKH, giúp cộng đồng nâng cao kiến thức, hiểu biết để kịp thời chủ động phó với BĐKH nhằm tạo ra hiệu ứng tích cực trong dư luận xã hội góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân. Đánh giá về tầm quan trọng của cơ quan chức năng, theo phóng viên Hữu Khoa tại báo VnExpress cho biết: “việc phối hợp, làm việc với các cơ quan chức năng giúp

tôi có những tác phẩm ấn tượng và chất lượng hơn. Bởi phía cơ quan chức năng là nơi giữ những số liệu,bài viết sẽ trở nên đáng tin và tăng sức thuyết phục nếu như có những số liệu cụ thể được cung cấp từ các cơ quan chức

năng” [theo phụ lục số 4].

Đối với lãnh đạo tòa soạn: thực tế hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại thực

trạng BMĐT chính thống được sự bao cấp của Nhà nước và các tờ BMĐT tự chủ hoàn toàn về tài chính. Với các tòa soạn báo mạng chính thống được nhà nước bao cấp đã có sự định hướng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Chính phủ trong hoạt động thông tin về BĐKH, vì vậy những tờ báo này đã có kế hoạch cụ thể, chiến lược lâu dài để tuyên tuyền trên BMĐT. Tuy nhiên với những BMĐT không chịu sự chi phối nào nên chưa có kế hoạch cụ thể, họ thường quan tâm đến những nội dung thông tin mà độc giả muốn đọc. Theo ông Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập báo mạng điện tử Dân Trí trả lời phỏng vấn phóng viên Huyền Trang tại cổng thông tin Bộ Tài Nguyên và Môi trường về vấn đề BĐKH tại Việt Nam hiện nay: “Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề nóng trên toàn cầu nên được công chúng quan tâm. Chính vì thế báo dân Trí có nhiệm vụ thông tin những gì liên quan về BĐKH đến công chúng. Nhưng báo chưa có định hướng cũng như chiến lược truyền thông nào về vấn đề này. Đối với chúng tôi BĐKH không được xem là lĩnh vực tâm điểm nên hoạt động thông tin bình thường. Nếu có thiên tai, bão lũ, hạn hán hay những sự kiện, hội thảo, hội nghị sẽ được báo đưa tin nhiều hơn, tập trung

làm rõ vấn đề hơn”.Qua đó nhận thấy được sự chênh lệch, phân biệt rõ ràng

trong hoạt động thông tin về BĐKH giữa các BMĐT chính thống được nhà nước bao cấp và các tờ báo tự chủ về tài chính. Nên vấn đề đặt ra là thách thức cân bằng thực trạng thông tin về BĐKH đối với BMĐT đã tự chủ hoàn toàn về tài chính.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tòa soạn cũng cần chú trọng, tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ làm báo để nâng cao chất

lượng các tác phẩm báo chí. Ngoài ra, lãnh đạo tòa soạn cũng cần tạo điều kiện, cơ chế chính sách tốt để tôn vinh, khen thưởng kịp thời các nhà báo có tác phẩm báo chí tốt về lĩnh vực này.

3.1.2. Từ phía người làm báo

Các nhà báo, phóng viên là những người trực tiếp tạo nên các tin bài, tác phẩm để thông tin đển cho độc giả, vì vậy để nâng cao chất lượng bài viết về BĐKH cần phải tổ chức lại lực lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng tác nghiệp cho các nhà báo, phóng viên. Các nhà báo viết về vấn đề BĐKH cần chú trọng đến văn phong, củng cố kiến thức, cập nhật về khoa học, pháp luật có tính chuyên môn sâu; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ; không chỉ viết đúng mà phải viết sâu sắc, truyền đạt được những nội dung về vấn đề BĐKH một cách dễ hiểu, chân thực và sâu sắc nhất.

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, các nhà báo, phóng viên cần trang bị cho mình những kiến thức khi sử dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại như máy quay, điện thoại thông minh có kết nối Internet, máy ghi âm… đây là những công cụ vô cùng hữu ích với các phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp. Các nhà báo cũng cần rèn luyện kĩ năng sản xuất ra những tác phẩm có tính đa phương tiện, bởi tính đa phương tiện là thế mạnh của BMĐT, nó giúp bài báo khách quan, sinh động, độc giả nhờ vậy mà cảm thấy hứng thú hơn. Phóng viên Phạm Linh tại VnExpress cho rằng: “Tôi mong muốn được xem nhiều hơn những sản phẩm inforgraphics, videos về chủ đề biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ các báo nên làm nhiều hơn các thể loại này để diễn đạt những vấn đề cơ bản nhất trong chủ đề. Từ sự tiếp cận ban đầu này, nếu quan tâm đến BĐKH, người đọc có thể quan tâm đến những bài sâu hoặc số liệu

khô khan” [theo phụ lục số 4].

Với sự xuất hiện của truyền thông xã hội, mỗi cá nhân tham gia có thể đóng vai trò của người cung cấp thông tin cho công chúng. Nói cách khác, việc cung cấp thông tin đã không còn là việc làm đặc thù của nhà báo trên

môi trường này. Tuy nhiên, phóng viên, nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội, cùng với những kỹ năng nghề nghiệp mà họ được trang bị, rèn luyện, trau dồi qua quá trình hoạt động báo chí sẽ khẳng định vai trò của mình qua sự chuyên nghiệp trong việc thông tin một cách chính xác, khách quan và có trách nhiệm.

3.1.3. Từ phía công chúng

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công chúng đã có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận thông tin trên báo chí. Tiện ích của các phương tiện truyền thông mới đã góp phần tạo ra những nhóm công chúng mới với những nhu cầu ngày càng cao hơn, đặc biệt là với công chúng BMĐT. Họ đòi hỏi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin với tòa soạn…, cần thông tin phải chính xác, nhanh và mới hơn. Thực tế, BĐKH chỉ là một mảng thông tin nhỏ trong vô số những thông tin khác mà công chúng quan tâm. Việc tìm kiếm và chắt lọc thông tin để nâng cao hiểu biết của bản thân là một vấn đề cần thiết. BĐKH là vấn đề vô cùng nan giải, vì vậy hiểu biết về nó sẽ giúp công chúng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó khi có dấu hiệu BĐKH xảy ra.

Ngoài ra khi tiếp nhận thông tin về BĐKH, độc giả cũng chính là đối tượng có thể đem đến những đóng góp ý kiến cho cơ quan chức năng, cơ quan báo chí trong việc nâng cao hiệu quả về thông tin BĐKH. Công chúng là những người quyết định đến thành bại của một tác phẩm, bởi nếu một tác phẩm hay viết về BĐKH mà không nhận được sự đồng tình, ủng hộ, quan tâm của công chúng thì tác phẩm đó cũng coi như thất bại. Phóng viên Phạm Linh tại VnExpress cho rằng độc giả có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các phóng viên phát hiện và tìm ra đề tài: “thông thường những bài phóng sự của nhóm phóng viên chúng tôi khi đăng tải trên trang báo đều được mọi người rất quan tâm. Chính sự quan tâm cũng như những lời bình luận mà độc giả để lại giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc phát hiện và tìm ra đề tài sau

này. Những đề tài chúng tôi triển khai dựa vào những bình luận, phản hồi của độc giả thường có lượng tương tác và phản hồi rất lớn. Theo tôi đây cũng là một cách tác nghiệp hay trong việc truyền thông số nổi lên như hiện nay”.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tin tức về vấn đề Biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự vào cuộc của báo chí, trong đó BMĐT đã tích cực khai thác, truyền tải các nội dung thông tin về BĐKH ở Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của BĐKH, công tác truyền thông còn có những hạn chế nhất định. Để đáp ứng và ứng phó có hiệu quả BĐKH trong điều kiện hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Cần xây dựng chiến lược tổng thể với các chủ trương có tính

pháp lý cao trong công tác thông tin về BĐKH trên BMĐT

Đây là giải pháp cơ bản, đầu tiên tạo nên sự đồng thuận, sự thống nhất cao của ngành báo chí nói chung và BMĐT nói riêng tham gia vào công tác thông tin về vấn đề BĐKH cho cộng đồng, xã hội hiện nay.

Thứ nhất: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện này, yếu tố lợi nhuận, tính thực dụng ít nhiều chi phối đến phương thức và cách hoạt

động của BMĐT. Một số báo vì lợi nhuận mà từ chối hoặc miễn cưỡng khi

phải đưa tin về BĐKH. Vì vậy, Chính phủ cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản hành lang pháp lý cho hệ thống báo chí nói chung và BMĐT nói riêng đối với công tác thông tin về vấn đề BĐKH ở nước ta hiện nay. BĐKH là vấn đề xảy ra có tính lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng về sau, vì vậy công tác tuyên truyền thông tin về vấn đề này cần thực hiện thường xuyên, liên tục, đều đặn và lâu dài.

trong hoạt động thông tin về BĐKH ở nước ta hiện nay. Việc phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các BMĐT trong hoạt động thông tin về BĐKH nước ta gắn liền với việc quy định một cách rõ ràng, chặt chẽ, công khai về nhiệm vụ, chức năng, phạm vi, cách thức tiến hành của từng BMĐT. Các quy định đó phải cụ thể, rõ ràng, không bị chồng chéo và phù hợp với đặc điểm hoạt động, góc độ tiếp cận theo từng chuyên môn mỗi BMĐT khi tham gia vào quá trình này.

3.2.1.2. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan BMĐT với các cơ

quan có liên quan, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác về BĐKH cho các phóng viên, nhà báo

BĐKH không giống với các vấn đề khác, các thông tin hầu hết nằm trong tay cơ quan chủ quản, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ báo chí chỉ có thể đưa tin những hội thảo, hội nghị mà không chỉ ra được những hệ lụy của vấn đề.Chia sẻ về cách tiếp cận thông tin về BĐKH một cách nhanh chóng và hiệu quả cuả phóng viên Phạm Linh tại VnExpress: “hiện có nhiều tổ chức phi chính phủ tham gia nghiên cứu, thảo luận, phản biện về các vấn đề BĐKH. Ngoài các tổ chức phi chính phủ chính thì nguồn tin từ các báo cáo của Bộ ngành và các cơ quan có liên quan là nguồn quan trọng để có thông

tin ban đầu” [theo phụ lục số 4]. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan chủ quản và cơ quan báo chí nhất thiết phải được cải thiện trong thời gian tới.

Thứ nhất: các cơ quan chủ quản và các ngành liên quan phải có trách

nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan BMĐT, cần phải đánh giá được BMĐT

là kênh thông tin quan trọng, có sức lan tỏa và hiệu ứng lớn, dễ tiếp cận đến nhiều đối tượng. Các bài báo về BĐKH cần có những số liệu để tạo điểm nhấn cũng như tạo nên sự thuyết phục cao. Trong khi đó, các số liệu chỉ có được chính xác từ các cơ quan chủ quản và các ngành liên quan, địa phương xảy ra sự việc. Nếu như các phóng viên không được tiếp cận thông tin từ cơ quan chủ

quản và các ngành có liên quan thì khó có được thông tin chính xác để tác nghiệp. Thực hiện tốt việc xây dựng cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan BMĐT với các cơ quan có liên quan, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả, kịp thời về BĐKH cho các phóng viên, nhà báo là tạo môi trường rộng lớn kết nối thông tin và sự sẻ chia thông tin giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước lắng nghe, thấu hiểu, cùng sẻ chia và thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực này.

Các cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan cần thường xuyên tổ chức gặp gỡ cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời phỏng vấn, họp báo, hợp tác tuyên tryền, xây dự chương trình phối hớp tuyên truyền cụ thể theo định kỳ. Các cơ quan chủ quản và các ngành liên quan phải tạo điều kiện cho BMĐT thực hiện tốt chức năng là cơ quan truyền thông. Song cũng cần khắc phục cơ chế xin – cho hay nắm ta độc quyền chi phối thông tin. Ngoài ra,

Một phần của tài liệu Thực trạng tin tức về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo mạng điện tử vnexpress, dân trí, vietnamnet từ 142019 đến 3042020) (Trang 109 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)