Thực trạng vấn đề Biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng tin tức về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo mạng điện tử vnexpress, dân trí, vietnamnet từ 142019 đến 3042020) (Trang 29 - 57)

1.3.1. Trên thế giới

Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu, những hội thảo khoa học và các công trình khoa học về BĐKH của các nước và các tổ chức đánh giá về tình hình cũng như những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của BĐKH trên thế giới. Năm 1979, tại Hội thảo đầu tiên về “Khí hậu toàn cầu” do tổ chức WMO chủ trì đã nói rằng: Việc tiếp tục mở rộng các hoạt động của con người có thể gây ra những tác động lớn tới khí hậu.

quyết 43/53, thừa nhận rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề vô cùng lớn cần được quan tâm của toàn nhân loại. Cũng trong năm này, IPCC được thành lập bởi chương trình mội trường Liên hợp quốc (UNEP) và tổ chức khí tượng thế giới (WMO).

Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã tổ chức 5 lần báo cáo đánh giá tình hình BĐKH toàn cầu:

Báo cáo đánh giá lần thứ nhất (1990) là cơ sở để Liên Hợp Quốc quyết

định thành lập Ủy ban Hiệp thương liên Chính phủ về một Công ước khí hậu tiến tới Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, được ký kết vào tháng 6 năm 1992. Báo cáo này đã đưa ra kết luận rằng trong suốt một thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng từ 0,3 độ C đến 0,6 độ C. Con người đã khiến khí hậu thay đổi khi họ thải ra rất nhiều khí nhà kính làm cho nồng độ khí nhà kính tăng cao hơn rất nhiều so với nồng độ tự nhiên của chúng trong khí quyển và đây chính là nguyên nhân cơ bản gây ra sự nóng lên của toàn cầu.

Báo cáo đánh giá lần thứ hai (1994) là cơ sở để thảo luận và thông qua

Nghị định thư Kyoto tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên Công ước (1997).

Báo cáo đánh giá lần thứ ba (2001), sau 10 năm thông qua Công ước

Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu.

Báo cáo đánh giá lần thứ tư (2007), sau 10 năm thông qua Nghị định

thư Kyoto và một năm trước khi bước vào thời kỳ cam kết đầu tiên theo Nghị định thư (2008 - 2012), để chuẩn bị cho việc thương lượng về thời kỳ cam kết tiếp theo.

Mới đây nhất trong báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC (2013) cho

thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu là rõ ràng và từ những năm 1950 có nhiều thay đổi chưa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc thiên niên kỷ trước đó. Khí quyển và đại dương đã trở nên nóng hơn, lượng tuyết và băng đã giảm đi và mực nước biển đã tăng lên. Về nguyên nhân, IPCC cho rằng, phát thải khí nhà kính

do con người là nguyên nhân chính gây ra của sự ấm lên toàn cầu và BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC đã chỉ ra các điểm sau:

Trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 dường như là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua.

Đại dương tích lũy phần lớn năng lượng trong hệ thống khí hậu và nóng lên. Đại dương chiếm hơn 90% năng lượng tích lũy giữa các năm 1971 và 2010. Hầu như chắc chắn rằng phần nước mặt của đại dương (từ 0-700m sâu) ấm lên trong giai đoạn 1971-2010, và có khả năng nó đã bắt đầu ấm từ giai đọan 1870 và 1971.

Trong hai thập kỷ qua, lớp băng bao phủ Greenland và Nam Cực đã mất đi hàng loạt. Trên toàn thế giới các sông băng tiếp tục co lại và vào mùa xuân lượng tuyết phủ trên Bắc băng dương và Bắc bán cầu đã tiếp tục giảm.

Trong hơn 100 năm từ 1901 đến 2010, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng 0,19m.

Nồng độ của carbon dioxide, methane và nitrous oxide trong không khí đã tăng lên mức chưa từng thấy trong ít nhất là 800.000 năm qua1

. Nồng độ carbon dioxide đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp, chủ yếu là phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch và kế đến là do rừng bị tàn phá để lấy đất dùng vào việc khác. Các đại dương đã hấp thụ khoảng 30% lượng khí carbon dioxide do con người thải ra, gây ra hiện tượng axit hóa đại dương.

Năm 2019 là năm mà con người phải chịu rất nhiều hậu quả từ biến đổi khí hậu:

Những đợt cháy rừng có tàn phá khủng khiếp tại "lá phổi Xanh" Amazon hay Australia đều được cho là nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Ít nhất 74.155 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil từ tháng 1

1

Scalpp Keeling, “Nồng độ CO2 của Trái Đất chạm mức cao nhất trong 800.000 năm qua”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018

đến tháng 8 năm 2019, đại diện cho số vụ cháy rừng cao nhất kể từ khi Brazil thu thập dữ liệu vào năm 2013, theo cơ quan vũ trụ của Brazil, Viện Nghiên cứu không gia quốc gia, 2sử dụng các vệ tinh để theo dõi các vụ cháy…3

Hơn một nửa trong số này lan rộng ở khu rừng nhiệt đới Amazon đã phát đi tín hiệu cảnh báo nguy cấp và là bằng chứng rõ ràng nhất về sức tàn phá do hoạt động của con người gây ra đối với thiên nhiên.

BĐKH khiến mùa cháy rừng năm 2019 tại Australia bắt đầu sớm hơn mọi năm và diễn biến khắc nghiệt hơn. Ít nhất 3 triệu ha rừng đã bị thiêu rụi trong vài tháng gần đây. Chìm trong màn khói bụi ô nhiễm từ các đám cháy, thành phố Sydney phải ban bố cảnh báo y tế khẩn cấp. Hỏa hoạn nghiêm trọng hơn do tình trạng hạn hán kéo dài thời gian trước đó, lại càng như được "tiếp sức" khi diễn ra trong những ngày nóng nhất từ trước tới nay tại quốc gia này.

Một trận "bom bão tuyết" với những đợt tuyết tan chảy nhanh đã nhấn chìm các vùng đất rộng lớn ở 9 bang thuộc vùng Đồng bằng Mỹ và Trung Tây trong ngập lụt, gây thiệt hại tới hàng trăm triệu USD. Siêu bão Kenneth hồi tháng 4 san phẳng nhiều vùng ở Mozambique khiến hơn 40 người thiệt mạng và hàng chục nghìn nhà cửa tan biến4.

Lũ lụt và hạn hán ở các quốc gia như Somalia và CHDC Congo, khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh đói ăn khi vụ mùa bị mất trắng. Những trận lụt lịch sử, mưa lớn chưa từng có tàn phá hàng triệu ngôi nhà, đẩy người dân vào cảnh "màn trời chiếu đất".

Đông Phi trải qua tháng 10 với những ngày mưa tầm tã, khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa. Tình trạng hạn hán

2

'Record number of fires' in Brazilian rainforest”. BBC News Online (BBC Online). Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019

3 Andreoni, Manuela; Hauser, Christine (21 tháng 8 năm 2019). “Fires in Amazon Rain Forest Have Surged This Year”. The New York Times. Rio de Janeiro. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.

4

Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung Ương, “Nhìn lại thế giới năm 2019: Tình trạng khẩn cấp của BĐKH”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019.

nghiêm trọng nhất từ năm 1982 đã khiến hàng triệu người dân ở Nam Phi, Angola, Zambia... thiếu nước uống và thiếu lương thực. Trong năm nay, các vụ lũ lụt, lở đất do mưa lớn gây ra đã tàn phá Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Bangladesh, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Bảng dự báo biến đổi khí hậu toàn cầu theo báo cáo đánh giá lần 5 của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH:

2046 – 2065 2081 – 2100 Kịch bản Trung bình Khoảng giới hạn Trung bình Khoảng giới hạn Thay đổi nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất (⁰C) RCP2.6 1.0 0.4 to 1.6 1.0 0.3 to 1.7 RCP4.5 1.4 0.9 to 2.0 1.8 1.1 to 2.6 RCP6.0 1.3 0.8 to 1.8 2.2 1.4 to 3.1 RCP8.5 2.0 1.4 to 2.6 3.7 2.6 to 4.8 Mực nước biển trung bình Trái đất cao lên (m) RCP2.6 0.24 0.17 to 0.32 0.40 0.26 to 0.55 RCP4.5 0.26 0.19 to 0.33 0.47 0.32 to 0.63 RCP6.0 0.25 0.18 to 0.32 0.48 0.33 to 0.63 RCP8.5 0.30 0.22 to 0.38 0.63 0.45 to 0.82 1.3.2. Ở Việt Nam

Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997 - 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI).

Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015)5.

Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn

kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày

càng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật6

. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây7

.

Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ rệt. Ví dụ, có năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12 trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 20158

.

Những biến đổi trong nguồn nước (lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 20179

. Năm 2018 đồng thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C10

.

5

sdwebx.worldbank.org, “Nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình theo tháng của Việt Nam từ 1901 – 2015”, truy cập tháng 8/2018

6

Diệu Thùy 2017, “Năm 2017 kỷ lục của thiên tai: Xuất hiện 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật.” , truy cập tháng 08/2018

7

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia 2018, “Bản tin dự báo Khí tượng thủy văn thời hạn mùa cập nhật ngày 15/08/2018”, truy cập tháng 8/2018

8

Bộ Tài nguyên và Môi Trường 2016, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 2016, truy cập tháng 08/2018

9

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia 2018, “Bản tin dự báo Khí tượng thủy văn thời hạn mùa cập nhật ngày 15/08/2018”, truy cập tháng 8/2018

10

T. Hanh và H. Nhi 2017, “Lý giải nguyên nhân Hà Nội nóng kỷ lục trong 46 năm.”, truy cập tháng 08/2018

Nước biển dâng cũng là một trong những hiện tượng điển hình của BĐKH ở Việt Nam. Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận được trong vòng 50 năm mực nước biển dâng khoảng 20 cm. Mực nước biển quan trắc tại các trạm hải văn đạt 2,45 mm/năm và 3,34 mm/năm tương ứng trong các giai đoạn 1960-2014 và 1993-2014. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển đã tăng lên 3,5 mm/year (± 0,7 mm) vào năm 2014 so với năm 199311

.

Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km nước biển dâng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Việt Nam. Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km2, chiếm 12,1 % tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống, chiếm 23,1 % dân số tại thời điểm báo cáo.

Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho Đồng bằng sông Mekong, hay còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long – một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực và cả nước – bị thiệt hại hoàn toàn. Điều này đe dọa an ninh lương thực không chỉ với Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, vì Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới12.

Theo bản Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (năm 2015)13

nếu mực nước biển dâng 100 cm, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sẽ có khoảng 39% diện tích bị ngập, ảnh hưởng tiêu cực tới gần 35% dân số, nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng.

BĐKH tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống và y tế

11

Bộ Tài nguyên và Môi Trường 2016, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 2016, truy cập tháng 08/2018

12

Daniel Workman 2018, “Xuất khẩu gạo của các quốc gia”, truy cập tháng 08/2018

13

Chính phủ Việt Nam 2015, “Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam”, truy cập tháng 08/2018

và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, BĐKH ảnh hưởng tới sản lượng và gây ra những thay đổi về thời tiết, trực tiếp tác động tới vụ mùa. BĐKH cũng được cho là nguyên nhân phát sinh các virus mới và những virus đột biến gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.

Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018, tỷ lệ tử vong do các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam năm 2016 là 161, đứng thứ 11 trên thế giới. Giá trị thiệt hại lên tới 4.037.704 triệu USD (tính theo sức mua tương đương -PPP14) đứng thứ 5; thiệt hại bình quân GDP theo % là 0,6782, đứng thứ 10 trên thế giới

Theo kịch bản phát thải trung bình nêu trong kịch bản BĐKH, nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016 vào cuối thế kỷ 21 khí hậu Việt Nam có những thay đổi như sau:

Về nhiệt độ trung bình: nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình

năm, mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản RCP và vùng khí hậu. Theo kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,7°C vào giữa thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,4°C vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc có mức tăng phổ biến từ 2,0 đến 2,3°C và ở phía Nam từ 1,8 đến 1,9°C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 3,3 đến 4,0°C ở phía Bắc và từ 3,0 đến 3,5°C ở phía Nam.

Về nhiệt độ cực trị: Trong thế kỷ 21, nhiệt độ cực trị có xu thế tăng so

với trung bình thời kỳ 1986-2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7 đến 2,7°C, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc,

14

David Eckstein, Vera Künzel và Laura Schäfer 2017, “Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018: Quốc gia nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan?”, truy cập tháng 08/2018

Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào cuối thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8

Một phần của tài liệu Thực trạng tin tức về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo mạng điện tử vnexpress, dân trí, vietnamnet từ 142019 đến 3042020) (Trang 29 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)