điện tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo mạng điện tử Dân Trí, VnExpress, Vietnamnet từ ngày 1/4/2019 – 30/4/2020)
2.2.1. Số lượng, tần suất và mức độ quan tâm của độc giả
So với những năm trước đây, tin tức về vấn đề BĐKH được đăng tải trên BMĐT đã tăng nhiều về số lượng và tần suất. Thông tin ngày càng được chú trọng về cả nội dung và hình thức. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả cũng đã nhận thấy được thực trạng thay đổi trên 3 tờ báo được khảo sát: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet trong khoảng thời gian 1 năm từ ngày 1/4/2019 – 30/4/2020. Nguyên nhân là do tình hình BĐKH ngày càng chuyển biến tiêu cực, có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống con người, vì vậy tin
18
tức về vấn đề BĐKH được toàn thể người dân trên thế giới nói riêng và người dân Việt Nam nói chung quan tâm đặc biệt.
Trong ba tờ báo được khảo sát, báo VnExpress có cơ quan chủ quản là tập đoàn FPT, Dân Trí có cơ quan chủ quản là Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Vietnamnet có cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Cả 3 tờ báo đều tự chủ về tài chính, hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối hoạch toán thu chi, thưc hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như các doanh nghiệp thuộc khối văn hóa. Ngoài việc quan tâm đến hiệu quả kinh tế, hoạt động dựa theo tôn chỉ và mục đích của báo mình thì VnExpress tập trung tới mảng Khoa học, Công nghệ, Giải trí; Dân Trí tập trung vào Giáo dục, từ thiện mang tính nhân văn; còn Vietnamnet tập trung vào mảng Quốc tế, Công nghệ thông tin, Thể thao,… Chính những sự khác biệt này cũng ảnh hưởng đến tần suất đăng tin bài của các báo.
Theo khảo sát, cả 3 tờ báo đều chưa có chuyên mục riêng để đưa tin về
vấn đề BĐKH. VnExpress thường đăng tin vào mục Thời sự, trong đó có tiểu
mục Mekong chuyên viết về ngập mặn và hạn hán ở ĐBSCL, ngoài ra còn đăng vào mục Thế giới, Video và Khoa học. Dân Trí cũng chưa có chuyên mục riêng mà thường lồng ghép tin bài về BĐKH vào chuyên mục Khoa học, Xã hội bao gồm các tiểu mục: Môi trường, Chính trị, Giao thông. Vietnamnet cũng giống như 2 báo trên: lồng ghép tin vào mục Thế giới, mục Thời sự có các tiểu mục Môi trường.
2.2.1.1. Về số lượng
Quá trình chọn lọc thông tin bằng cách dựa vào công cụ tìm kiến nâng cao của cả ba báo, cộng với quá trình phân tích và đếm số lượng đã giúp tác giả khóa luận tìm ra 1924 tin bài liên quan đến vấn đề BĐKH trên cả ba trang báo thuộc diện khảo sát trong thời gian một năm từ 1/4/2019 – 30/4/2020.
Biểu đồ 1: Số lượng tin bài về vấn đề BĐKH từ 1/4/2019 - 30/4/2020 trên ba trang báo được khảo sát
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, xem thêm bảng 3.4, phụ lục 3) Như vậy, trong quá trình khảo sát, về số lượng Dân Trí đứng đầu tiên với 809 tin/ bài, VnExpress đứng thứ hai với 696 tin/ bài và cuối cùng ít nhất là Vietnamnet với 419 tin/ bài. Số lượng bài viết trong một năm của Dân Trí gần gấp đôi so với Vietnamnet. Như vậy giữa các trang BMĐT tại Việt Nam vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn về số lượng tin bài về vấn đề BĐKH, điều đó nghĩa là mức độ quan tâm về chủ đề này ở mỗi trang báo mạng tại Việt Nam là khác nhau.
2.2.1.2. Về tần suất
Tương tự như trên, cũng bằng cách dựa vào công cụ tìm kiếm nâng cao cộng với quá trình phân tích, chọn lọc và tính toán tác giả khóa luận đã cho ra được kết quả về tuần suất trung bình tháng về vấn đề BĐKH của ba trang báo thuộc diện khảo sát như sau:
696 809 419 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Biểu đồ 2: Tần suất trung bình tháng về thông tin BĐKH trên ba trang báo được khảo sát
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, xem thêm bảng 3.4, phụ lục 3) Tương tự như số lượng, xét về tần suất, lượng thông tin nhiều nhất Dân Trí với bình quân một tháng có 63 tin/ bài. VnExpress đứng thứ hai với trung bình mỗi tháng là 54 tin/ bài liên quan đến BĐKH. Cuối cùng là Vietnamnet có lượng thông tin ít nhất so với 3 báo, trung bình tháng có 33 tin/ bài liên quan đến BĐKH.
Như vậy, so với những năm trước kia, tần suất đăng tin bài về BĐKH trên BMĐT đã có chiều hướng tăng lên, tuy chưa quá nhiều nhưng cũng góp phần cho thấy vấn đề BĐKH đang được các báo dần quan tâm hơn.
2.2.1.3. Về mức độ quan tâm của độc giả
Xét về sự quan tâm của độc giả về vấn đề BĐKH, có 28,4% lượng độc giả rất quan tâm đến BĐKH, 61,4% lượng độc giả quan tâm , lượng độc giả ít quan tâm chiến 10,2% và không có trường hợp nào không quan tâm đến BĐKH [bảng 4, phụ lục 2]. Theo khảo sát, tác giả thấy rằng hiện nay mạng xã hội (có 63 lượt chọn, chiếm 71,6%) là phương tiện mà người dùng sử dụng nhiều nhất để cập nhật thông tin về BĐKH, trong khi đó BMĐT có 52 lượt
54 63 33 0 10 20 30 40 50 60 70
chọn, chiếm 59,1% [bảng 5, phụ lục 2]. Như vậy, BMĐT cần tăng cường việc liên kết, dùng mạng xã hội để chia sẻ thông tin đến người đọc, vừa đáp ứng được thói quen của độc giả, vừa giúp độc giả cập nhật tình trạng BĐKH.
2.2.2. Đặc điểm nội dung *Phân loại các nhóm nội dung:
Trong quá trình đọc và phân loại các tin bài theo chủ đề về BĐKH, tác giả đã phân loại thành 3 nhóm chính từ mức độ gần và trực tiếp đến mức độ cảm giác, liên quan đến BĐKH.
Nhóm Nội dung
Nhóm 1 Những tin/ bài đề cập trực tiếp đến vấn đề BĐKH, nhóm tin/ bài này được nhận diện bằng cụm từ BĐKH trong tin/ bài.
Nhóm 2 Những tin/ bài có nội dung liên quan đến BĐKH nhưng không xuất hiện từ BĐKH. Nhóm tin/ bài này được cảm nhận bằng việc xuất hiện các cụm từ liên quan như: thay đổi môi trường, hệ sinh thái; hiện tượng nóng lên toàn cầu; hiện tượng sa mạc hóa; hiệu ứng nhà kính; sự dâng cao của nước biển do băng tan; hiện tượng xâm nhập mặn; các hiện tượng khí hậu cực đoan có tính chất bất thường như: mưa cực lớn, giông bão đặc biệt.
Nhóm 3 Những tin/ bài nói về các hiện tượng tự nhiên, thời tiết khiến người đọc cảm giác liên quan đến BĐKH. Nhóm bài này được nhận diện bằng việc xuất hiện các hiện tượng thời tiết về bão, lũ lụt xuất hiện nhiều, có tính chu kỳ, tăng về tần suất trong khoảng thời gian nghiên cứu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, đặc biệt là người dân ở các tỉnh Nam Trung Bộ19.
19
TS Lưu Hồng Minh và SONJA SCHIRMBECK (2015). Bối cảnh truyền thông về BĐKH đăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
Biểu đồ 3:Tỷ lệ nhóm chủ để tin/ bài về BĐKH trên BMĐT
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, xem bảng 3.6. phụ lục 3)
Báo VnExpress có 6,8% tin/ bài có chủ đề chính về BĐKH (Nhóm 1); 35,7% tin/ bài có chủ đề phụ về BĐKH (Nhóm 2); 55,7% tin/ bài chứa cảm nhận liên quan đến BĐKH (Nhóm 3). Báo Dân Trí có 4,7% tin/ bài thuộc nhóm 1; 31,9% tin/ bài thuộc nhóm 2 và 63,4% tin/ bài thuộc nhóm 3. Báo Vietnamnet có 2,3% tin/ bài thuộc nhóm 1; 15% tin/ bài thuộc nhóm 2 và 82,7% tin/ bài thuộc nhóm 3.
Nhìn chung, cả ba báo đều có có hướng viết chủ đề giống nhau: các tin bài có chủ đề chính về BĐKH ít nhất, tiếp đến là tin bài có chủ đề phụ về BĐKH và nhiều nhất là những tin bài chứa cảm nhận liên quan đến BĐKH.
Khi phân tích về quan điểm hoài nghi đối với vấn đề BĐKH có được xảy ra hay không, kết quả nghiên cứu cho thấy trên cả ba báo không xuất hiện tin bài nào. Như vậy, các tin bài nói về BĐKH trên BMĐT ở Việt Nam đều không đưa ra thông tin khiến người đọc hoài nghi về BĐKH. Trong khi đó, khi so sánh với các quan điểm được đề cập trên báo chí quốc tế của hai tác giả Chris Nash và Wendy Bacon, tác giả nhận thấy rằng báo chí quốc tế đề cập đến nhiều quan điểm hơn, cụ thể quan điểm thống nhất (đồng ý và không
6.8 4.7 2.3 35.7 31.9 15 55.7 63.4 82.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
VnExpress Dân Trí Vietnamnet
đồng ý) trong vấn đề BĐKH được nhắc đến nhiều với tỉ lệ cao 58%, quan điểm xung đột (nhưng ủng hộ BĐKH) đứng thứ hai với tỉ lệ 20%, tiếp đó là quan điểm cân bằng 17%, và chỉ có ít nhất quan điểm xung đột (nhưng phản đối BĐKH) là 5%20.Như vậy có thể thấy rằng báo chí quốc tế có nhiều quan điểm hơn nhưng phần lớn là các quan điểm ủng hộ các vấn đề liên quan đến BĐKH. Còn BMĐT ở Việt Nam lại có sự đồng thuận lớn trong quan điểm đưa tin về BĐKH, thừa nhận BĐKH đang diễn ra.
Như vậy, theo kết quả khảo sát tần suất tin tức BĐKH đăng tải trên các tờ báo được khảo sát, tác giả nhận thấy rằng tần suất thông tin của Dân Trí là cao nhất, tiếp đến là VnExpress và cuối cùng là Vietnamnet.
*Phân loại các chủ đề cụ thể:
Trong quá trình khảo sát, tác giả đã tổng hợp những nội dung chủ yếu về BĐKH được đăng trên BMĐT gồm A: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan đến BĐKH; B: Biểu hiện của BĐKH; C: Nguyên nhân của BĐKH; D: Hậu quả của BĐKH; E: Các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH; F: Thông tin cảnh báo, dự báo; G: Phát hiện các vi phạm trong BVMT và ứng phó BĐKH. Tần suất đăng tin bài của từng nhóm nội dung ở trên 3 báo cũng có sự khác biệt, cụ thể kết quả khảo sát như sau [trích bảng 3.5, phụ lục 3]
Nhóm nội dung về BĐKH đƣợc
khảo sát
Tần suất đăng tin/ bài trên
VnExpress
Tần suất đăng tin bài trên
Dân Trí
Tần suất đăng tin bài trên Vienamnet A 1,4 4,3 1,5 B 24,4 19,1 15,8 C 4,1 2,3 1,5 D 42,1 37,7 36,1 E 17,6 19,4 8,3 F 9,5 15,6 35,3 G 0,9 1,6 1,5 20
TS Lưu Hồng Minh và SONJA SCHIRMBECK (2015). Bối cảnh truyền thông về BĐKH đăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
2.2.2.1. Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan đến BĐKH.
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng độc giả quan tâm đến nội dung này là 36 người, chiếm 40,9%, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nội dung về vấn đề BĐKH [theo bảng 12, phụ lục số 2]
Trong phạm vi khảo sát nội dung thực trạng tin tức về vấn đề BĐKH trên các BMĐT: VnExpress, Dân Trí và Vietnamnet, thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan đến BĐKH là một trong những phần nội dung có số lượng tin/ bài ít nhất. Cụ thể, ở VnExpress, tỷ lệ tin/ bài về nội dung này chỉ chiếm 1,4 %, ở Dân Trí cao hơn một ít là 4,3%, và ở Vietnamnet là 1,5%.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ nội dung về các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ban nghành liên quan đến BĐKH trên ba báo được khảo sát.
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, xem thêm bảng 3.5, phụ lục số 3) Những bài biết về phần nội dung này chủ yếu là những dự án, chính sách, chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ về tài chính với những thiệt
1.4 4.3 4.3 1.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
hại mà BĐKH gây ra, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán tại ĐBSCL. Đồng thời kèm theo những kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, với Chiến lược quốc gia về ứng phó với BĐKH đang được triển khai tại Việt Nam. Ngoài ra còn có các chiến dịch, sự kiện BVMT.
Ví dụ: ngày 14/4/2020, trên tờ Dân trí có tin “Đề nghị hỗ trợ 515 tỷ
đồng cho 25 tỉnh khắc phục hạn mặn”. Đây là thông tin thông báo việc hỗ trợ
về tài chính của Bộ NN&PTNT cho những tỉnh vị ảnh hưởng của BĐKH. Cụ thể là Bộ NN&PTNN vừa kí kết công văn: “đề xuất hỗ trợ 515,3 tỷ đồng cho 25 tỉnh và 1 đơn vị khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn”. Công văn đã nói lên được thực trạng thiếu hụt lượng mưa trong mùa mưa, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và dự đoán rằng tình trạng thiếu mưa vẫn tiếp tục xảy ra. Ngoài ra, công văn cũng đã thông tin được các giải pháp chống hạn hán, xâm nhập mặn, và những giải pháp này đã mang lại hiệu quả và thực trạng đã có chuyển biến tích cực.Sau khi rà soát theo nội dung, nguyên tắc, mức hỗ trợ đề nghị trên và mức độ ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tại các địa phương, Bộ NN&PTNT đề nghị hỗ trợ hơn 515 tỷ cho các tỉnh thành để các địa phương thuận lợi trong việc giảm thiểu tác hại và ứng phó với BĐKH.
Thông thường, nhóm nội dung này thường được thể hiện dưới dạng tin, bài giới thiệu. Nội dung của tin bài chỉ mang tính chất thông tin chứ ít mang tính phân tích hay bình luận. Văn phong mang tính chính xác, thời sự, ngắn gọn, tính đại chúng và có sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, số liệu nghiên cứu khoa học, không có tính sáng tạo và không mang được hơi hướng của phóng viên. Vì vậy, tính hấp dẫn của nội dung này không cao, người đọc chỉ dừng lại với mức độ tiếp nhận thông tin chứ không cảm thấy thích tú vì tò mò.
2.2.2.2. Thông tin về biểu hiện của BĐKH
Kết quả khảo sát cho thấy độc giả khá quan tâm đến nhóm nội dung thông tin về biểu hiện của BĐKH. Nhóm thông tin này đứng thứ 3, chiếm 53,4% mức độ theo dõi của độc giả khi đọc thông tin về BĐKH [theo bảng 12, phụ lục số 2]
Về tần suất đăng bài của ba báo, qua kết quả khảo sát cho thấy, nội dung thông tin về biểu hiện của BĐKH được cả ba báo rất quan tâm. Với VnExpress, nội dung về biểu hiện chiếm 24,4%, đứng thứ hai (sau nội dung hậu quả) trong số các nội dung có tỷ lệ bài viết về vấn đề BĐKH. Dân Trí có 19,1% lượng tin/ bài về nội dung này, đứng thứ ba về tần suất đăng tin/ bài (sau nội dung hậu quả và giải pháp ứng phó). Với Vietnamnet, nội dung về biểu hiện chiếm 15,8%, đứng thứ ba về tần suất đăng tin/bài (sau nội dung hậu quả và thông tin dự báo, cảnh báo).
Biểu đồ 5: Nội dung về biểu hiện của BĐKH trên ba trang báo được khảo sát
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, xem thêm bảng 3.5, phụ lục 3)
Như đã đề cập trong chương 1, BĐKH có các biểu hiện sau: (i) các hiện tượng thời tiết cực đoạn như bão, lũ lụt, giông lốc…, (ii) sạt lở đất, (iii) nhiệt độ tăng, băng tan, (iv) mực nước biển dâng, (v) hạn hán, (vi) khí nhà kính, (vii) xâm nhập mặn, (viii) cháy rừng, (ix) mất đa dạng sinh học. Trong số các biểu hiện trên, tác giả nhận thấy, “bão, lũ, giông lốc” là biểu hiện được nhắc đến nhiều nhất ở cả ba báo. Cụ thể ở Vietnamnet chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 86,4 %, tiếp đến là Dân Trí chiếm 47,2%, cuối cùng là VnExpess là 28,3 %.
24.4 19.1 15.8 0 5 10 15 20 25 30
Sở dĩ biểu hiện này được nhắc nhiều vì nó có tác động nhanh và trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân trên cả nước. Ngoài biểu hiện bão, lũ, giống lốc ra thì sạt lở và hạn hán cũng là những biểu hiện được cả ba báo quan tâm. Nhiệt độ tăng, băng tan là biểu hiện được VnExpress (18,3%) và Dân Trí (17%) khá quan tâm, nhưng trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy Vietnamnet chưa có tin bài về biểu hiện này. Mất đa dạng sinh học (5,2%) là biểu hiện được VnExpress quan tâm hơn cả biểu hiện xâm nhập mặn (3,3%) nhưng biểu hiện này lại không nhận được sự quan tâm từ hai báo còn lại. Bên cạnh đó, biểu hiện về mực nước biển dâng, khí nhà kính, cháy rừng, là những biểu hiện ít được đề cập ở cả ba báo. Đặc biệt, trong thời gian