2.1.1 Bối cảnh hình thành nhà nước kiến tạo phát triển ở Nhật Bản
Nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị tàn phá nặng nề. Các tập đoàn kinh tế đa ngành (Zaibatsu) vốn là các trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản bị buộc giải thể do vai trò tích cực hỗ trợ cho chính quyền phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai [46]. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp để khôi phục nền kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Nền kinh tế Nhật Bản đã có những phục hồi trong giai đoạn 1945 - 1954 và phát triển cao độ trong những năm 1955 - 1973 là nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế hay mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, lấy công nghiệp làm trọng tâm.
Một trong những giải pháp mà Nhà nước tiến hành là đứng ra điều phối bốn ngành chủ đạo là cơ khí, thép, đóng tàu và than thông qua vai trò của Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp (MITI). Dựa vào mối liên hệ vốn có giữa Nhà nước và doanh nghiệp, MITI đã thành lập ra Hội đồng Hợp lý hóa các ngành công nghiệp. Hội đồng này, bao gồm đại diện các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp đứng đầu các ngành cơ khí, đóng tàu, than và thép và một số công chức nhà nước, tạo ra cơ chế trao đổi, tham vấn thông tin giữa Nhà nước và giới doanh nhân. Các thành viên của Hội đồng, đặc biệt là đại diện ngành thép và than đã thảo luận và đưa ra cam kết phối hợp giải quyết những thách thức đặt ra đối với các ngành công nghiệp chủ đạo [35].
Hoạt động trên là ví dụ điển hình của việc Nhà nước Nhật Bản dẫn dắt, định hướng và hỗ trợ cho quá trình khôi phục và phát triển nền kinh tế của Nhật Bản những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ chiến lược chung là thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, nâng cao năng lực và bảo vệ ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp
trong nước để giảm mức độ cạnh tranh về giá cả. Chính phủ cũng dùng các nguồn lực có được từ các nguồn tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh như một đòn bẩy để thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác với Chính phủ và thực thi những mục tiêu chiến lược mà Chính phủ đã đề ra.
Có thể thấy, yếu tố thúc đẩy các nhà nước đi theo mô hình kiến tạo phát triển trước hết là xuất phát điểm thấp trong mối tương quan với các nền công nghiệp phát triển. Các nền kinh tế này nuôi khát vọng và tự đặt ra cho mình áp lực đuổi kịp nền kinh tế phát triển của phương Tây. Chính vì vậy, Nhà nước ở nền kinh tế này đã tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế thông qua triển khai các biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy quá trình này. Sự thành công của NNKTPT ở Nhật Bản với tư cách là người đi trước cũng làm gia tăng sự ảnh hưởng của mô hình này đối với các nước Đông Á vào nửa cuối thế kỷ XX.
2.1.2 Vai trò kiến tạo phát triển của nhà nước Nhật Bản
2.1.2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất xã hội, xây dựng cơ sở ngành công nghiệp mới phát triển
Chính sách đầu tư đã góp phần không nhỏ vào việc điều tiết kinh tế của Nhà nước Nhật Bản. Trước tiên, Nhà nước này thực hiện chính sách đầu tư ổn định. Trong khi đầu tư tư nhân lên xuống thất thường, tăng vọt trong những năm phồn thịnh, sụt giảm trong những năm khủng hoảng thì đầu tư nhà nước lại tương đối ổn định, giảm xuống trong nhũng năm phồn vinh nhằm tránh cho nền kinh tế phát triển quá nóng và tăng trưởng trong những năm khủng hoảng nhằm dịu mức độ nghiêm trọng của sự khủng hoảng.
Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng năm 1950, đầu tư tư bản cố định của tư nhân giảm xuống chỉ còn 96.6% so với trước, ngược lại, đâu tư vào tư bản cố định của nhà nước lại tăng hơn năm trước 20,2%; trong cuộc khủng hoảng năm 1965 cũng vậy, đầu tư tư nhân giảm xuống còn 99,2% so với năm trước, đầu tư của nhà nước lại tăng hơn trước 10%. Năm 1967, trước tình hình kinh doanh quá nóng, nhà nước gần như giữ nguyên mức đầu tư vào tư bản cố định của tư nhân lại tăng hơn năm trước 26%.
Như vậy, chính sách công nghiệp của chính phủ Nhật Bản bắt đầu bằng việc kiểm soát trực tiếp và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng quan trọng như: hóa chất, năng lượng (than đá) trong giai đoạn xây dựng lại nền kinh tế sau chiến tranh. Chính phủ đã can thiệp bằng mọi cách để nâng cao hiệu quả của các chính sách kinh tế của Nhật Bản giai đoạn hậu tăng trưởng cao, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao các chính sách được thực hiện trong giai đoạn tái thiết và giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng cao.
2.1.2.2 Thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành kinh tế và khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới
Thay vì phát triển một cách dàn trải, Chính phủ Nhận Bản chọn cách đầu tư và các ngành công nghiệp mục tiêu, tập trung hỗ trợ và bảo vệ bằng cách đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành này.
Trước hết là ngành công nghiệp năng lượng, nhiên liệu, đặc biệt chú trọng dầu lửa, giảm tỷ trọng ngành than đá. Một số ngành công nghiệp được đầu tư như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa dầu và hóa chất, công nghiệp chế tạo, công nghiệp đóng tàu và sản xuất đồ điện gia dụng.
Nhật Bản đã thành công trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm, cho phép các ngành này có thời kỳ nuôi dưỡng và nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi bước vào cạnh tranh quốc tế.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ vốn đầu tư cố định/GDP của Nhật Bản trong khoảng thời gian 1871-1973 [22]
Như vậy, Nhà nước Nhật Bản tuy có tác động lên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng đặt trọng tâm ở phát triển kinh tế. Để thực hiện điều đó, nhà nước này đã sử dụng những doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp này được rót một lượng vốn lớn, nắm giữ những ngành thiết yếu, một doanh nghiệp có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực (ví dụ như Mitsubitshi hoạt động trong các lĩnh vực như ô tô, ngân hàng, năng lượng, hóa chất,…), có vai trò tạo động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước thông qua những tập đoàn kinh tế sẽ góp phần tác động trực tiếp lên nền kinh tế. Mối quan hệ chặt chẽ giữ doanh nghiệp với chính phủ Nhật Bản là một khía cạnh quan trọng giúp gia tăng khả năng kiểm soát của nhà nước trong điều
1871- 1880 1881- 1890 1891- 1900 1901- 1910 1911- 1920 1921- 1930 1931- 1940 1941- 1950 1951- 1960 1961- 1973 Pháp 9 10.4 10.4 10.4 0 12.1 11.1 9.1 13.8 17 Đức 0 0 0 0 0 11.9 10.1 8.4 16.6 17.6 Nhật 0 0 11.2 11 14.9 13.9 14.7 14.3 20.1 26.6 Anh 7.5 5.9 6.8 7.4 6.2 6.4 6.5 6.3 12.4 14.7 Mỹ 11.5 12.2 15.8 15.7 12.5 12.7 9.7 9.9 12.6 13.5 0 5 10 15 20 25 30 Đơn v ị % Tỷ lệ vốn đầu tư cố định/GDP (1871-1973)
phối khu vực tư nhân, hướng tới mục tiêu đạt được tăng trưởng nhanh. Điều này rất đặc biệt vì hầu hết các quốc gia phát triển thời gian đó đều thực hiện biện pháp tuân thủ thị trường để phát triển kinh tế.
2.1.2.3 Định hướng chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là thông qua các biện pháp kế hoạch hóa
Giai đoạn 1955-1973, Nhật Bản đã thông qua và thực hiện các kế hoạch bao gồm: phương hướng kinh tế xã hội, những chính sách của chính phủ để thực hiện các mục tiêu, những chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh và các ngành công nghiệp. Đặc biệt là mỗi chính sách đều được áp dụng với từng giai đoạn khác nhau và đều sử dụng chính sách trung hạn được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây:
Bảng 2.1: Một số kế hoạch và mục tiêu kinh tế chính của Nhật Bản giai đoạn 1955 - 1973 [22]
STT TÊN KẾ HOẠCH NĂM MỤC TIÊU
1 Keizai Jiritsu 5
Kanen Keikaku 1955
1. Tự lực, tự cường kinh tế 2. Tạo công ăn việc làm đầy đủ
2 Shin Choki Keizai
Keikatku 1957
1. Tăng trưởng tối đa 2. Nâng cao mức sống
3. Tạo công ăn việc làm đầy đủ
3 Kohumin shotolu 1960 Tăng gấp đôi thu nhập
4 Chuki Keizai keihahu 1965 Điều chỉnh sự mất cân đối như lạm phát giá cả tiêu dùng
5 Keizai shakai
Hatten keikaku 1967
Kinh tế giàu có, cân bằng và phát triển xã hội
6 Shin Keizai Shakai
Hatten Keikaku 1970
1. Phát triển kinh tế cân đối 2. Những thành tựu về mức sống quốc gia đi cùng với nền kinh tế vững mạnh
7 Keizai shakai Kihon
Trong những kế hoạch trên, kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập được đánh giá là một trong những kế hoạch táo bạo nhất được đưa vào thực hiện tại Nhật Bản. Quá trình điều chỉnh kinh tế của Chính phủ nước này được thực hiện liên tục và không ngừng đổi mới thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nên các kế hoạch kinh tế của Nhật Bản thực sự là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự thành công trong thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh đáng kể trong chiến lược kinh tế và chính sách chính trị. Mục đích là để khôi phục vị trí của quốc gia này trên trường quốc tế.
Về chính trị, Chính phủ Nhật Bản tổ chức lại các lực lượng chính trị nhằm tạo nền tảng quốc gia mở của ra thế giới bên ngoài.
Về kinh tế, Nhật Bản thông qua đạo luật cơ bản về cải cách hệ thống tài chính. Những biện pháp cụ thể trong khuôn khổ cải cách cần được trình bày trong một kế hoạch trung hạn được trù tính thực hiện trong 10 năm. Theo đó, kế hoạch được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được coi là một biện pháp đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu xác định.
Giai đoạn thứ nhất (2000 - 2003) [22]:
- Nhà nước chuyển từ chính sách không can thiệp sang đường lối ưu tiên tiến hành cải cách cơ cấu.
- Cắt giảm 10% lương của nghị sĩ Quốc hội, Bộ trưởng và các Thứ trưởng.
- Đình chỉ tăng các khoản chi cho nhu cầu hành chính, không quy định việc tăng biểu lương cho công chức.
- Ngân sách được chia thành 4 bộ phận riêng biệt và không phụ thuộc lẫn nhau: tổng ngân sách; các chi phí về giáo dục, khoa học kỹ thuật; các chi phí về phúc lợi xã hội; các khoản chi phí đầu tư.
Giai đoạn thức hai (2004 - 2007) và giai đoạn thức ba (2008 - 2010):
- Tiến hành cải cách hành chính, kiên quyết thi hành các biện pháp nhằm tối ưu hóa số lượng công chức, hạn chế và cắt giảm các khoản chi ngân sách,
phân tích tình hình chi về hưu bổng, bảo hiểm y tế, các khoản thanh toán viện phí của bệnh nhân và đề ra các quy tắc cố định và ổn định về chi phí của nhà nước.
- Xem xét lại hệ thống thuế khóa và thông qua việc áp dụng những hạn chế được quy định bằng luật pháp
- Cải cách cơ cấu trong sản xuất, khuyến khích tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở của thị trường.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, NNKTPT có một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển toàn diện của Nhật Bản. Xuất phát điểm Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, dân số đông, phần lớn nguyên, nhiên liệu phải nhập khẩu và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Nhờ các chính sách phù hợp và nỗ lực vượt bậc, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945 - 1954) và phát triển cao độ (1955 - 1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Thời kỳ phát triển kinh tế nhanh chóng kéo dài từ đầu những năm 1950 đến đầu những năm 1970 cũng là một thời kỳ mà Nhật Bản đạt được những biến đổi thần kỳ về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với các nền kinh tế trên thế giới. Những biến đổi này có tính liên tục và tăng nhanh về lượng.
“Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản”, đó là nhờ sự can thiệp sâu và mạnh mẽ của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế, trọng điểm là công nghiệp. Sự can thiệp của Nhà nước gắn với những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng NNKTPT dựa trên các đặc trưng sau:
(1) Chính phủ vừa thực hiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tự do kinh doanh thuận lợi; vừa loại bỏ những yếu tố không hoàn thiện trên thị trường.
(2) Chính phủ đảm nhận đầu tư cho những ngành, lĩnh vực thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không thể làm nhưng rất cần thiết cho sự phát triển như: xây dựng hạ tầng kinh tế, văn hóa, giáo dục…
thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. Chính phủ coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết và quản lý nền kinh tế quốc dân.
(4) Chính phủ coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra còn có những yêu cầu đối với bộ máy chính phủ và cơ chế pháp luật có thể tham khảo như: Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm, trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò lãnh đạo, điều hành nền kinh tế. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống công vụ, công chức chuyên nghiệp dựa trên chế độ trọng dụng nhân tài đồng thời tạo dựng hệ thống chính sách và pháp luật thống nhất, toàn diện, đảm bảo tính pháp lý cập nhật kịp thời với sự phát triển bứt phá của doanh nghiệp và quốc tế.