Tổng quan về quá trình xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển

Một phần của tài liệu Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển của một số quốc gia trên thế giới và những vấn đề gợi mở cho việt nam hiện nay (Trang 52 - 62)

3.1 Tổng quan về quá trình xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam phát triển ở Việt Nam

3.1.1 Một số đặc trưng của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam

Thứ nhất, về bản chất, mô hình NNKTPT ở Việt Nam được áp dụng dưới nền tảng nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân - một nhà nước chủ động xây dựng khuôn khổ thể chế, tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi để mọi người dân phát huy tốt khả năng, vai trò của mình trong toàn bộ hệ thống xã hội. Trong mối quan hệ với nhà nước, người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Vì thế, từ việc xây dựng chính sách, dự án, thực thi pháp luật đến hành động của mọi cơ quan công quyền, công chức đều phải bảo đảm tuân thủ đúng Hiến Pháp và pháp luật, thể hiện đúng ý chí và quyền lợi chính đáng của nhân dân. Đó là một nhà nước hợp lý, hiệu quả, có năng lực, hoạt động một cách chuyên nghiệp, xem phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tiêu chí đo lường tính chính đáng cầm quyền.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành, mô hình NNKTPT ở Việt Nam cần có các nhà lãnh đạo chính trị mạnh mẽ, tập trung, có tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược, có năng lực và có cam kết lớn để có thể ban hành đường lối, chủ trương, chính sách phát triển mang tính khả thi, xây dựng thể chế phát triển, định chế và các tiêu chuẩn pháp quyền, dân chủ, hòa bình, công lý… nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm “sự tin tưởng và lành mạnh hóa thị trường”, vì lợi ích và sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Nhà nước đó cũng cần có bộ máy hành chính mạnh, đủ thẩm quyền chuyên môn, có tính độc lập, không bị chi phối bởi lợi ích nhóm, cục bộ địa phương, hoạt động công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình với đội

ngũ công chức chuyên nghiệp, kỹ trị, được tuyển dụng một cách cạnh tranh và công bằng, tận tụy, có năng lực để tổ chức thực hiện hiệu quả các quyết sách chính trị và hành động vì sự phát triển, với một cơ chế vận hành thông suốt, hiệu quả - quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng thời phân cấp hợp lý, rõ ràng, tạo điều kiện để chính quyền địa phương có khả năng độc lập, chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về phẩm chất, hành vi của mình trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước cũng như quá trình phát triển của địa phương.

Thứ ba, về mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường - xã hội, mô hình này cần không can thiệp quá sâu vào đời sống kinh tế - xã hội của người dân và doanh nghiệp, chuyển mạnh từ vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế sang vai trò kiến tạo phát triển gồm những chức năng chính như định hướng, hỗ trợ và quản trị rủi ro trong phát triển, đồng thời có năng lực điều phối các nguồn lực và các hoạt động kinh tế. Nhà nước đó có quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp và nhân dân, tận tụy phục vụ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nhân dân, tạo ra các điều kiện để mọi doanh nghiệp, mọi người dân được bình đẳng và tự do tham gia vào quá trình phát triển xã hội. Muốn vậy, Nhà nước phải tạo lập được môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh, đảm bảo cho các chủ thể có thể tự do tham gia vào quá trình kinh tế mà không bị ảnh hưởng, chi phối bởi các rào cản chính sách, thể chế và độc quyền. Đồng thời, phải đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập sự thống nhất, đồng thuận xã hội.

Thứ tư, về hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, với đặc điểm của một nước XHCN, áp dụng mô hình NNKTPT hướng đến một nhà nước quản lý xã hội hiệu quả, chú trọng tăng trưởng kinh tế, đồng thời tập trung nâng cao năng lực con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cách cùng với các chính sách phát triển kinh tế, chú trọng đầu tư hơn nữa vào tính khả thi, hiệu quả của các chính sách xã hội để thúc đẩy y tế, giáo dục, môi trường…, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, nhất là công bằng về cơ hội phát triển cho mọi công dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Bốn đặc trưng này phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại, của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, song cũng đảm bảo tính đặc thù trong quá trình xây dựng mô hình NNKTPT ở Việt Nam hiện nay.

3.1.2 Một số thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam

Chính từ những đặc trưng trên, dù thời gian triển khai chưa được dày dặn nhưng nước ta đã có những tín hiệu đáng mừng. Nỗ lực đổi mới các hoạt động theo hướng xây dựng mô hình NNKTPT trong các năm 2016 – 2017 đã dẫn đến những cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh của Việt Nam có tiến bộ đáng kể về điểm xếp hạng: năm 2017 đã vươn lên vị trí 68/190 nước, tăng 14 bậc so với năm 2016 và tăng 23 bậc so với năm 2015. Theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 đã tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây.

Những đổi mới bước đầu trong hoạt động của Nhà nước hướng theo mô hình NNKTPT và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã mang lại kết quả tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức khá cao: năm 2016 tăng 6,21% so với năm 2015; năm 2017 tăng 6,81% so với năm 2016. Năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 1.296 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 26,2%. Nếu tính cả 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2017 lên 153.307 doanh nghiệp.

Theo đó, trong công cuộc xây dựng chính phủ điện tử nhằm hiện đại hóa các công tác hành chính, đẩy nhanh tiến trình xử lý dịch vụ công, tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tăng gấp đôi; 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia; 86,5% văn bản điện tử trao đổi qua

mạng, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm… Từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khai trương (9/12/2019) đến nay đã có 9/22 bộ, cơ quan và 100% tỉnh, thành phố kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Quảng Ninh được coi là địa phương có những đột phá và đi đầu cả nước về áp dụng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, FPT là đơn vị triển khai. Tỉnh dùng chung một hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, 100% đã được tích hợp chữ ký số; tỉ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các đơn vị trong toàn tỉnh đạt gần 97%. Số lượt người dân, doanh nghiệp truy cập cổng thông tin công là 642.644 lượt; truy cập cổng thông tin điện tử là 2.259.248 lượt. Một điển hình khác về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tỉnh An Giang hợp tác với VNPT triển khai việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính gắn với dịch vụ công trực tuyến, giúp công tác điều hành hiệu quả hơn. Nhờ đó tỉ lệ gửi nhận văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh đạt 97%; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 34%; tỉ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 4 đạt tỷ lệ 75,8% [28].

Một số kết quả tích cực cho thấy đến nay nước ta đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ về xây dựng CPĐT, cơ chế đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin dần được tháo gỡ, các hệ thống thông tin quan trọng được nghiên cứu, xây dựng khẩn trương. Đến thời điểm này đã vận hành được một số hệ thống có ý nghĩa trong triển khai CPĐT như trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống thành chính nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ. Các nội dung lớn của Cổng Dịch vụ công quốc gia cũng đang được thực hiện; công tác bảo đảm an toàn, an ninh được nhận thức đẩy đủ hơn và đã có những cải thiện tích cực.

Trong khi khẳng định những kết quả tích cực ấy, cũng cần thấy rằng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Tuy vẫn duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng sự gia tăng thâm hụt ngân sách và nợ công, tính kém hiệu quả của đầu tư từ ngân sách nhà nước là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng trong cả ngắn hạn và trung hạn.

3.1.3 Những rào cản trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam

3.1.3.1 Sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế còn chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường

Một nền kinh tế thị trường thành công không thể thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước, song sự can thiệp, điều tiết của nhà nước đối với thị trường như thế nào để thật sự tạo nên sự phát triển lại là vấn đề cần nghiên cứu, luận giải và có câu trả lời xác đáng. Ở Việt Nam, với những thành quả đạt được trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước đối với thị trường và xã hội, nhất là trong các lĩnh vực như: ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ, giữ vững an ninh quốc phòng, cung cấp hàng hoá công cộng, phòng chống ô nhiễm môi trường, phát triển y tế, giáo dục, tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội… Đặc biệt là, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã từng bước được hoàn thiện với việc tạo lập và phát triển ngày càng đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, cùng với việc đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế, từ chỗ can thiệp bằng kế hoạch, “đơn đặt hàng” sang chủ yếu bằng luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy các nguồn lực kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, sự can thiệp của Nhà nước vẫn chưa thật sự phù hợp với sự vận động của thị trường, vẫn còn tình trạng nhà nước tham gia quá nhiều vào các quá trình kinh tế. Nguyên nhân cơ bản là do “tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề”; “vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậm đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế” [1].

Trong những năm qua, việc can thiệp sâu của Nhà nước vào nền kinh tế diễn ra khá phổ biến với 2 cách thức, một là, trực tiếp thông qua các doanh nghiệp nhà nước, hai là, gián tiếp thông qua mối quan hệ mật thiết giữa các quan chức với các nhóm đặc lợi của khu vực tư nhân. Sự xuất hiện và tồn tại

của các nhóm lợi ích đặc quyền này làm cho thị trường trở nên không lành mạnh, thiếu tính cạnh tranh công bằng, dẫn đến việc không thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế. Hơn nữa, những ưu đãi mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp nhà nước như thuế, các chính sách đặc thù, đặc quyền tiếp cận các nguồn lực tài chính và đất đai, v.v… đã làm giảm tính minh bạch, cạnh tranh thị trường công bằng giữa các doanh nghiệp, làm suy giảm khả năng phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.

So với các khu vực doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nhiều nguồn lực hơn nhưng giá trị sản phẩm đầu ra lại thấp hơn. Ví dụ, năm 2014, doanh nghiệp nhà nước chiếm 31,8% nguồn vốn kinh doanh, 39,7% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nhưng chỉ tạo ra 22,2% doanh thu thuần và 33,3% lợi nhuận trước thuế. Doanh nghiệp nhà nước cũng chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Ngoại trừ tập đoàn Viettel, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành công nghệ cao, công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, công cụ y tế, thiết bị quang học… khá yếu kém và mờ nhạt. Hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đều đạt mức lợi nhuận thấp, thậm chí là thua lỗ. Chất lượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội của nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa cao, vẫn còn tình trạng thiếu điện, thiếu nước sạch, bất cập trong thoát nước đô thị, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, bảo trì đường bộ, vận tải công cộng, v.v… Theo Báo cáo của Chính phủ cuối năm 2014, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.567 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 40% GDP năm 2014, trong đó có tới 19 tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ với tổng số lỗ lũy kế lên đến 24.451 tỷ đồng [11]. Rõ ràng, chính vì chưa phân định rõ chức năng giữa Nhà nước và thị trường - xã hội, nên trên thực tế Nhà nước vẫn can thiệp, tham gia quá nhiều vào những chức năng mà lẽ ra nên để thị trường - xã hội đảm nhiệm sẽ có hiệu quả hơn như giá cả, phân bổ vốn, quản trị doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương, đa phương, cũng như các quy chế

của các tổ chức, hiệp hội mà Việt Nam là thành viên, trong khi cơ chế, chính sách về kinh tế - xã hội của chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ. Cộng với việc thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng nhận biết và tránh né các rào cản, thậm chí còn lúng túng trong việc tìm biện pháp xử lý, tháo gỡ. Những khó khăn này là thách thức không nhỏ trong lãnh đạo phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải chủ động xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách kinh tế ưu tiên, đặc thù để phát triển.

3.1.3.2 Hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện và mang tính cập nhật

Thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng từ giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và được xem như là định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và sau đó là Hiến pháp 2013 (bổ sung và sửa đổi), chúng ta đã xác lập và bổ sung nguyên tắc “kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

Kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người

Một phần của tài liệu Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển của một số quốc gia trên thế giới và những vấn đề gợi mở cho việt nam hiện nay (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)