Phân tích về thực trạng minh bạch thông tin ở các địa phương sẽ được dựa chủ yếu trên hai bộ dữ liệu PCI và PAPI
Các chỉ tiêu thành phần của PCI gốc sẽ mang đến các đánh tính minh bạch trong tiếp cận thông tin ở các địa phương từ góc nhìn của doanh nghiệp Theo đó, tính minh bạch (chỉ số thành phần 3 ) của PCI gốc bao gồm các chỉ tiêu như sau: “Tiếp cận
tài liệu quy hoạch (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận), Tiếp cận tài liệu pháp lý (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận), Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng), Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý), Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương (% luôn luôn hoặc thường xuyên)”(PCI, 2018)
Số liệu về chỉ tiêu thành phần của tính minh bạch theo thời gian (2006-2019) được trình bày trong hình 3 12 Chỉ số về khả năng tiếp cận tài liệu quy hoạch (dựa trên thang điểm là 5) có trung vị đạt 2 63 điểm trong năm 2006, sau hơn 10 năm thì chỉ sổ này không cải thiện vẫn ở mức 2 5 điểm năm 2019 Giai đoạn 2010-2013 là gia đoạn có sự cải thiện ở chỉ số này Tuy nhiên, từ 2014-2019 thì chỉ số không có nhiều thay đổi Tương tự như vậy đối với chỉ số khả năng tiếp cận các tài liệu pháp lý (dựa trên thang điểm 5), năm 2006 chỉ số này là 3 53 và năm 2017 là 3 29 Đối với câu hỏi “doanh nghiệp cho rằng cần phải có mối quan hệ mới có được tài liệu của tỉnh” là quan trọng hoặc rất quan trọng, cũng giống như hai chỉ tiêu trên, tỷ lệ này có giảm đi trong 2010-2013 với trung vị giảm dần và đạt 51% năm 2013 Tuy nhiên xét suốt từ 2006-2019 thì chỉ tiêu này có sự cải thiện không đáng kể, việc sử dụng các mối quan hệ để của được các tài liệu của tỉnh trung vị là 62,5% năm 2006, thì năm 2019 là 60% Trong khi đó có 47% doanh nghiệp tại tỉnh trung vị cho rằng “thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh” trong năm 2019, tỷ lệ này đã giảm xuống so với năm 2006 (61%)
Hình 3 12: Các chỉ số thành phần của tính minh bạch của chỉ số PCI, 2006- 2019
Nguồn: Báo cáo PCI 2017, 2019 và tính toán của tác giả
Như vậy, sự không minh bạch và công khai trong các thông tin của chính quyền địa phương đã khiến cho các doanh nghiệp thay vì chỉ đầu tư các nguồn lực vào phát triển sản xuất, các doanh nghiệp cũng phải chú ý đến việc phát triển các quan hệ đối với các cá nhân thuộc bộ máy chính quyền Đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo báo cáo của PCI năm 2015 các doanh nghiệp này cho biết họ “Khó hoặc không thể tiếp cận cao đáng kể so với doanh nghiệp quy mô lớn như các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương, các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, các bản đồ và quy hoạch sử dụng đất, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, các biểu mẫu thủ tục hành chính, thông tin về những thay đổi trong quy định về thuế, và công báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, thành phố”
Sự thay đổi theo thời gian chỉ tiêu “khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương” cho thấy không có nhiều sự cải thiện Tỷ lệ doanh nghiệp trung vị cho rằng các chính sách thực thi có thể dự đoán được đã giảm từ 9 88% năm 2006 xuống 6 74% năm 2019 Chính sự thiếu minh bạch trong
việc công khai và minh bạch các thông tin về văn bản kế hoạch và pháp lý khiến cho các chính sách thực thi và điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh trở nên khó đoán định
Do vậy, tỷ lệ doanh nghiệp trung vị cho rằng khả năng dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh là rất thấp chưa bao giờ vượt quá 10% trong suốt hơn 10 năm điều tra của bộ PCI (Xem hình 3 13)
40 35 30 25 20 15 10 5 0
Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung vị Giá trị lớn nhất
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Hình 3 13: Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy
định pháp luật của Trung ương (%), 2006-2017
Nguồn: Báo cáo PCI 2017, và tổng hợp của tác giả
Nhìn chung, diễn biến theo thời gian của các chỉ tiêu thành phần 3 (tính minh bạch) của chỉ tiêu PCI gốc cho thấy rõ ràng vấn đề minh bạch và công khai các thông tin về chính sách pháp luật và việc thực thi pháp luật của chính quyền tỉnh trong hơn 10 năm qua dường như chưa có nhiều cải thiện Tính dễ đoán định trong việc thực thi các chính sách còn yếu (một trong các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thể chế) Do vậy, sự bất đối xứng về mặt thông tin, đứng về góc độ của các doanh nghiệp sẽ gây ra các rủi ro và chi phí giao dịch lớn Ở khía cạnh này rõ ràng chất lượng thể chế chưa được cải thiện trong nhiều năm qua
Ở góc nhìn của người dân, bộ chỉ số PAPI cũng chỉ ra một số vấn đề trong tính minh bạch và công khai các thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội của người dân như vấn đề về “chính sách dành cho người nghèo, vấn đề quy hoạch và đền bù đất đai, các văn bản và quy đinh pháp luật, chi tiêu ngân sách” Hình 3 14 thể hiện xu thế của chỉ số này từ 2011-2018, với các chỉ tiêu thành phần như sau: “Công khai, minh bạch về danh sách hộ nghèo”, “Công khai, minh bạch về thu, chi ngân sách cấp xã/phường”, và “Công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá bồi thường thu hồi đất” Các chỉ tiêu có thang điểm từ 0 33 đến 3 3 điểm Từ đồ thị có thể
thấy, cả 3 chỉ tiêu thành phần có tăng nhẹ nếu so sánh năm 2018 với 2011 Vấn đề công khai hộ nghèo có sự cải thiện không đáng kể trong năm 2018 với điểm số 2 29 so với năm 2011 là 2 26
Tương tự, chỉ số công khai ngân sách cũng không có nhiều sự thay đổi với điểm số từ 1 79 năm 2006 và tăng lên 1 8 năm 2018 Chỉ tiêu công khai kế hoạch sử dụng đất có sự cải thiện hơn so với hai chỉ tiêu trên tăng từ 1 5 điểm lên 1 79 điểm Trong giai đoạn 2011-2018, các chỉ tiêu cũng có sự lên xuống Chẳng hạn, các chỉ tiêu tăng trong các năm từ 2011-2013 và giảm từ 2014-2016, sau đó tăng trở lại 2017-2018 Do đó, không thấy sự cải thiện nhiều của các chỉ tiêu trong 8 năm này Mặt khác, điểm số các chỉ tiêu cũng chưa cao, đặc biệt là chỉ tiêu minh bạch đất đai liên tục ở mức thấp Theo thông tin từ báo cáo PCI năm 2018 thì “Chưa đến 25% số người trả lời cho biết họ có thể truy cập thông tin về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất của địa phương, và chỉ khoảng một phần ba có cơ hội đóng góp ý kiến cho các bản quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất ở địa phương” Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh minh bạch các thông tin liên quan đến quản lý và sử dụng đất 2,5 2 1,5 1 0,5 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Công khai minh bạch danh sách hộ nghèo
Công khai, minh b ch thu, chi ngân sách xã/phư ng
Công khai, minh b ch k ho ch s d ng đ t/khung giá b i thư ng
Hình 3 14: Chỉ số nội dung "công khai, minh bạch" của bộ dữ liệu PAPI, 2011-2018
Nguồn: Báo cáo PAPI 2018 và tổng hợp của tác giả
Từ việc phân tích dữ liệu của PCI và PAPI với các chỉ tiêu thành phần minh bạch và công khai thông tin, có thể thấy rằng cả người dân và các doanh nghiệp đều đánh giá rằng vấn đề công khai và minh bạch thông tin ở các địa phương còn yếu, và ít có sự cải thiện trong hơn 10 năm trở lại đây
Nhìn chung, chất lượng thể chế và quản trị của các tỉnh thành phố trong những năm qua đã có sự cải thiện trên nhiều khía cạnh, mặc dù mức độ cải thiện khác nhau ở từng chỉ tiêu, khía cạnh Chẳng hạn ở môi trường địa phương, đối với doanh nghiệp các thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã đơn giản hơn rất nhiều, tình hình tham nhũng và kiểm soát tham nhũng cũng có sự lạc quan tin tưởng hơn từ phía người dân, thể chế đã tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, v v Tuy nhiên, chất lượng thể chế nói chung còn chưa cao, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của chính quyền trung ương và sự phối hợp của chính quyền địa phương để nâng cao chất lượng thể chế như:
- Giải quyết các vấn đề về minh bạch hóa thông tin, nâng cao khả năng dễ đoán định của các quy định và việc thực thi chính sách giảm rủi ro cho doanh nghiệp
- Tăng cường phòng chống tham nhũng tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp - Tăng cường chất lượng hiệu quả của các quy định và thực thi các chính sách