a) Quan niệm về địa phương
Nguyễn Thành Trung và cộng sự (2013, tr 29), định nghĩa: “Địa phương là một đơn vị lãnh thổ, được chia theo quản lý hành chính và trực thuộc một bang hoặc một quốc gia Địa phương (tỉnh) cỏ thể là một đơn vị riêng biệt của Chính phủ như ở Philippines, Hà Lan, Bi, Tây Ban Nha, Italia; có thể là một khu vực tự trị rộng lớn ở Canada, Congo, và Argentina; có thể là một đơn vị hành chính trực thuộc Chính phủ như Pháp, Trung Quốc, và Việt Nam” Theo quy định của nước CHXHCN Việt Nam, tỉnh là đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc Trung ương, theo đó, một số tỉnh đặc biệt Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ được gọi là thành phố trực thuộc Trung ương, mỗi tỉnh, thành phố đều có những chính sách riêng để phát triển KTXH phù hợp với định hướng chiến lược của quốc gia
Địa phương trong nghiên cứu này được hiểu là các tỉnh/thành của Việt Nam
b) Quan niệm về thể chế địa phương
Theo Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014) xem xét chất lượng thể chế cấp tỉnh là xét tới hiệu lực của những luật lệ, quy tắc được áp dụng, thực hiện trên phạm vi một tỉnh cũng như chất lượng của các cơ quan chính quyền thực thi luật và chính sách tại địa phương
Trong nghiên cứu này thể chế địa phương được hiểu là thể chế chính thức và thể chế phi chính thức của địa phương Trong đó, thể chế chính thức gồm (1) Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương như các cơ quan, tổ chức nhà nước và ngoài nhà nước, các doanh nghiệp và hiệp hội… (2) Hiến pháp và các luật, các quy định và chính sách của chính quyền trung ương có liên quan tới địa phương, các quy định và chính sách của chính quyền địa phương (3) các cơ chế, chế tài thực thi các luật lệ, quy định nêu trên tại địa phương