TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư an hữu huyện cái bè tỉnh tiền giang công suất 300m3ngày (Trang 119)

6.4.1 Tổ chức quản lý

- Quản lý trạm xử lý nước thải được thực hiện trực tiếp qua cơ quan quản lý hệ thống. Cơ cấu lãnh đạo, thành phần cán bộ kỹ thuật, số lượng công nhân mỗi trạm tùy thuộc vào công suất mỗi trạm, mức độ xử lý nước thải cả mức độ cơ giới và tự động hóa của trạm.

- Ở trạm xử lý nước thải cần 2 cán bộ kỹ thuật để quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải.

- Quản lý về các mặt: kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các biện pháp tăng hiệu quả xử lý.

- Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình thì phải kịp thời bổ sung vào hồ sơ đó.

- Tất cả các công trình phải giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ. - Tiến hành sữa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoạch đã duyệt trước.

- Nhắc nhở công nhân thường trực ghi đúng sổ sách và kịp thời sữa chữa sai sót. - Hàng tháng lập báo cáo kỹ thuật về bộ phận kỹ thuật của trạm xử lý nước thải. - Nghiên cứu chế độ công tác của từng công trình và dây chuyền, đồng thời hoàn chỉnh

các công trình và dây chuyền đó.

- Tổ chức cho công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn, đồng thời cho họ học tập về kỹ thuật an toàn lao động.

6.4.2 Kỹ thuật an toàn khi vận hành

- Khi công nhân mới làm việc phải đặc biết chú ý về an toàn lao động. Hướng dẫn họ về cấu tạo, chức năng từng công trình, kỹ thuật quản lý và an toàn, hướng dẫn cách sử dụng máy móc thiết bị và tránh tiếp xúc trực tiếp với nước thải.

- Công nhân phải trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất. Phải an toàn chính xác khi vận hành. Khắc phục nhanh chóng nếu sự cố xảy ra, báo ngay cho bộ phận chuyên trách giải quyết.

- Giữ gìn sạch sẽ khu vực xử lý khỏi dầu mỡ chảy ra.

- Không để rơi dụng cụ, thiết bị và vật liệu mà có thể tạo ra ảnh hưởng tới quá trình. - Khu vực xử lý phải có đủ ánh sáng vào buổi tối, đặc biệt là lúc có sự cố xảy ra. - Khi bể thông khí đầy nước có thể gặp rủi ro nếu bị ngã xuống nước bởi bể sâu và sục

khí rất mạnh. Khi làm việc với hệ thống ống phân phối khí phải có ít nhất 2 người có mặt và 1 trong 2 người phải mặc áo phao cứu hộ hoặc đeo dây đai an toàn gắn vào lan can phụ thuộc vào tình trạng của bể đầy hay hết nước.

6.4.3 Bảo trì

Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra. Các công tác bảo trì hệ thống bao gồm:

Hệ thống đường ống:

Thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rỉ hoăc tắc nghẽn cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Các thiết bị:

- Bảo trì song chắn rác

Thường xuyên vớt rác tại song chắn rắc, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ song chắn rác để nước thải lưu thông qua được dễ dàng.

Rác được vớt bỏ vào thùng chứa mang tập trung đến bãi rác của khu nhà ở, hợp đồng với công nhân vệ sinh mang đi đến bãi rác tập trung.

- Máy bơm:

Hàng ngày nên kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau: Nguồn điện, cánh bơm, động cơ. Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố trên.

 Thường xuyên kiểm tra công tắc điện điều khiển, mối nối điện, van khóa.

 Kiểm tra những tiếng ồn bất thường của bơm.

 Kiểm tra mọi thiết bị về mặt lắp đặt và bôi trơn dầu mỡ.

 Quan sát bơm, động cơ, dẫn động khi có tiếng ồn bất thường, rung động, khe hở.

 Kiểm tra các đường xả đối với việc sắp xếp van và khe hở. Kiểm tra mối hàn bơm và điều chỉnh nếu cần.

- Bảo trì máy thổi khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo trì máy thổi khí thường xuyên giúp máy vận hành bền và lâu dài. Thực hành bảo trì tốt các hạng mục và tần số liệt kê. Nếu nhà sản xuất đã có kinh nghiệm vận hành chỉ định thì phải bảo trì thường xuyên hơn.

Người vận hành nên quan sát kỹ và đề phòng an toàn khi vận hành và bảo trì thiết bị điện. Cần có khoảng không, ánh sáng, thông hơi thích hợp đối với việc kiểm tra an toàn và vận hành có hiệu quả. Sử dụng cụ bảo vệ tai đối với các thiết bị có tiếng ồn lớn. Trong quyển sách hướng dẫn của nhà sản xuất đi kèm với thiết bị đã có sẵn lời hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về cách vận hành và bảo trì thích hợp. Giao sách hướng dẫn vận hành cho người kiểm tra, sử dụng máy.

Khi bảo trì máy cần phải tắt máy trước đó ít nhất là 30 phút để nhiệt độ của máy hạ xuống vì máy hoạt động sẽ rất nóng có thể gây bỏng.

- Động cơ khuấy trộn:

Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các động cơ khuấy trộn. Định kỳ 6 tháng kiểm tra ổ bi và thay thế dây cua-roa.

Các thiết bị khác

- Định kỳ 3 tháng vệ sinh xúc rửa các thiết bị, tránh tình trạng đóng cặn trên thành thiết bị. Xối nước mạnh vào các tấm lắng rửa cặn bám trên bề mặt các tấm lắng.

- Máy thổi khí cần thay nhớt định kỳ 6 tháng 1 lần. Motơ trục quay, các thiết bị liên quan đến xích kéo định kỳ tra dầu mỡ 1 tháng 1 lần. Toàn bộ hệ thống sẽ được bảo dưỡng sau 1 năm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Từ quá trình điều tra, khảo sát về hiện trạng nước thải đến tính toán thiết kế, em đã thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư An Hữu huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang công suất 300m3/ngày đêm, với các thông số đầu vào: Q = 300 m3/ngày đêm, SS = 220 mg/l, BOD5 = 200 mg/l, tổng N = 40mg/l, tổng P = 6 mg/l , dầu mỡ = 100 mg/l.

1. Quy trình thiết bị xử lý:

Song chắn rác  Hố thu gom – tách dầu  Bể điều hòa  Bể Anoxic  Bể Aerotank

 Bể lắng 2  Bể khử trùng  Bể nén bùn  Sân phơi bùn. 2. Thông số của các công trình đơn vị bao gồm:

Song chắn rác: 5 thanh; Hố thu gom (L x B x H = 2,5m x 1,6m x 2,5m); Bể điều hòa (L x B x H = 5,5m x 5m x 5m); Bể Anoxic (L x B x H = 3m x 3m x 4m); Bể Aerotank (L x B x H = 4m x 3m x 3,5m); Bể lắng 2 ( 2 đơn nguyên, L x B x H = 2,4m x 2,4m x 3,5m); Bể nén bùn (D x H = 1,5x2,7 m); Bể khử trùng (L x B x H= 2m x 1m x 4m)

3. Chi phí xử lý 1m3 nước thải tập trung: 3,63 (VNĐ/m3 nước thải).

4. Nước thải đầu ra đạt QCVN 14: 2008/BTNMT theo cột A: BOD = 30mg/l; Tổng N = 30 mg/l; Tổng P = 6 mg/l; SS = 50 mg/l.

5. Các bản vẽ hoàn thành: 7 bản

Mặt cắt sơ đồ công nghệ, Hố thu gom – tách dầu, Bể điều hòa, Bể Anoxic, Bể Aerotank, Bể lắng đứng, Mặt bằng trạm xử lý.

II. Kiến nghị

Người vận hành hệ thống xử lý phải có tay nghề và chuyên môn cao đảm bảo vận hành theo đúng quy trình. Trong quá trình vận hành, nếu phát hiện xử cố phải nhanh chóng xử lý kịp thời để tránh gián đoạn quá trình xử lý dẫn đến đầu ra không đạt,

Tất cả các hoạt động của trạm đều phải được ghi nhận vào sổ nhật ký, để cập nhập thông tin.

Trang bị máy phát điện cho trạm xử lý để đảm bảo thiết bị làm việc hiệu quả, không bị gián đoạn.

Trang bị đồ bảo hộ lao động cho cán bộ và nhân viên làm việc tại trạm xử lý. Thường xuyên kiểm tra công tác vận hành và bảo trì hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Catalogue Máy Bơm Tsurumi, Internet: http://bomchimtsurumi.vn/catalogue- may-bom-chim-nuoc-thai-xay-dung-tsurumi-20n.html

[2] Catalogue Ống Nhựa PVC, Internet:

http://bichvan.vn/uploads/files/Catalogue_ONG_NHUA_PVC_TIEN_PHONG.p df

[3] Lâm Minh Triết, Kỹ Thuật Môi Trường, Nhà Xuất Bản ĐH Quốc Gia Tp.HCM, 2015.

[4] Lâm Minh Triết, Xử Lý Nước Thải Đô Thị Và Công Nghiệp- Tính Toán Thiết Kế Các Công Trình, Nhà Xuất Bản ĐH Quốc Gia Tp.HCM,2008.

[5] Lê Hoàng Nghiêm, Giáo Trình Xử Lý Nước Thải, Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường, 2016. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6] Nguyễn Văn Phước, Giáo Trình Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, Hà Nội, 2015.

[7] QCVN 14:2008/BTNMT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Sinh Hoạt.

[8] TCXDVN 33:2006 Cấp Nước – Mạng Lưới Đường Ống Và Công Trình Tiêu Chuẩn Thiết Kế.

[9] TCXDVN 51:2008 Thoát Nước – Mạng Lưới Và Công Trình Bên Ngoài. [10] Trịnh Xuân Lai, Tính Toán Thiết Kế Các Công Trình Xử Lý Nước Thải, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, Hà Nội, 2000.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư an hữu huyện cái bè tỉnh tiền giang công suất 300m3ngày (Trang 119)