Điều chỉnh hàng năm với số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc ở công ty bảo hiểm hà nội thời gian qua và phương hướng phát triển cho giai đoạn tới (Trang 41 - 43)

II. Những đặc điểm chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm máy móc

c. Điều chỉnh hàng năm với số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

Trong thời gian tham gia bảo hiểm, không phải lúc nào tổng giá trị máy móc, thiết bị đ-ợc bảo hiểm cũng giữ nguyên mà nó có thể thay đổi . Đặc biệt trong bảo hiểm máy móc, giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm đ-ợc xác định trên cơ sở giá trị thay thế mới vì vậy khi có những biến động lớn hơn về giá

cả, về chi phí tiền công .... sẽ làm cho giá trị bảo hiểm thay đổi, do đó số tiền bảo hiểm cũng thay đổi. Trong tr-ờng hợp này, số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm có thể đ-ợc điều chỉnh để tránh tình trạng bảo hiểm d-ới giá trị.

Điều chỉnh số tiền bảo hiểm :

Để điều chỉnh số tiền bảo hiểm ta sử dụng ph-ơng pháp -ớc tính chỉ số giá của máy . Với ph-ơng pháp này số tiền bảo hiểm đ-ợc xác định:

S = So* E/Eo

Trong đó : S là số tiền bảo hiểm năm hiện hành

So là số tiền bảo hiểm năm bắt đầu bảo hiểm E là chỉ số giá sản xuất máy năm hiện hành

Eo là chỉ số giá sản xuất máy năm bắt đầu bảo hiểm

Điều chỉnh phí bảo hiểm :

Mức phí bảo hiểm cần phải cho phép có sự gia tăng hợp lý để phù hợp với thực tế là giá công việc sửa chữa hiện đang tăng nhanh hơn so với giá trị thay thế mới của máy móc, vì giá công việc sửa chữa phụ thuộc vào giá tiền công. Cũng bằng ph-ơng pháp -ớc tính giá sản xuất máy và giá thành lao động, ta xác định mức phí bảo hiểm năm hiện hành nh- sau:

P = Po* (0.3* E/Eo+ 0.7*L/Lo)

Trong đó: P là phí bảo hiểm năm hiện hành

Po là phí bảo hiểm năm bắt đầu bảo hiểm L là chỉ số giá thành lao động năm hiện hành

Lo là chỉ số giá thành lao động năm bắt đầu bảo hiểm

Các chỉ số 0.3 và 0.7 chỉ là giá trị t-ơng đối trung bình, th-ờng cho rằng trong tổng giá trị sửa chữa có 30% là chi phí cho phần nguyên vật liệu

còn 70% là chi phí cho nhân công. Nếu cần thiết, chỉ số này có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với giá thành thực tế hiện hành.

Nếu ở thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo hiểm , máy móc đã hoạt động trên 5 năm tức là giá trị thực của máy tại thời điểm đó thấp hơn nhiều so với số tiền bảo hiểm, do vậy chỉ số áp dụng có thể đ-ợc dao động để phù hợp với sự tăng lên của giá trị thay thế tính tới thời điểm đó. Chỉ số này sẽ đ-ợc quyết định theo các chỉ số đã áp dụng những năm tr-ớc đó tại quốc gia , nơi máy móc đ-ợc sản xuất. Để việc điều chỉnh đ-ợc thực hiện một cách hợp lý cần có sự phối hợp với các nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp máy móc , thiết bị.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc ở công ty bảo hiểm hà nội thời gian qua và phương hướng phát triển cho giai đoạn tới (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)