Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh . (Trang 69 - 73)

2.2.1 .Khái quát tình hình chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đầm Hà

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác KSC của KBNN Đầm Hà cịn

hạn chế. Cịn có tình trạng cán bộ Kho bạc nể nang, ngại va chạm trong công tác KSC. Xét về trình độ chun mơn, đội ngũ cán bộ KSC thường xuyên đã được nâng lên cơ bản đáp ứng được nhu cầu cơng tác. Nhưng về trình độ ngoại ngữ, tin học thì cịn khá yếu nhất là cán bộ có tuổi đời cao. Vì vậy, phần nào khơng đáp ứng được yêu cầu công tác trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ ngày càng cao theo xu hướng hiện nay của ngành KBNN.

Hai là, hệ thống công nghệ thông tin mặc dù đã được chú trọng đầu tư nhưng vẫn

chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Đến nay sau 10 năm triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc - TABMIS, ta có thể nhận thấy được nhiều ưu việt và phù hợp với sự phát triển của ngành tài chính nói chung và của KBNN nói riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chương trình TABMIS tuy đã được nâng cấp nhiều lần song vẫn chưa có nhiều ứng dụng báo cáo khác nhau nên việc khai thác số liệu cịn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý NSNN trong thời kỳ mới. Hệ thống mạng cịn chậm, đơi lúc ngắt kết nối với máy chủ làm gián đoạn công việc.

Ba là, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phương trong công tác KSC

NSNN còn nhiều hạn chế. Việc phân định nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng, chung chung, còn trùng lặp và chồng chéo. Sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính trên địa bàn và KBNN Đầm Hà chưa thực sự đồng bộ và chưa có sự kết hợp chặt chẽ kịp thời để hỗ trợ được cho nhau trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn. Hiện nay cơ quan tài chính chịu trách nhiệm nhập dự tốn cho các ĐVSDNS trên TABMIS tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà dự tốn được nhập vào chương trình cịn chậm trễ và cịn sai sót so với quyết định giao dự tốn.

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ tại KBNN chưa có chiều sâu và kịp

thời. Nhìn chung, cơng tác thanh tra, kiểm tra nội bộ tại đơn vị KBNN Đầm Hà được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch và thực hiện đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiên một số cuộc thanh tra, kiểm tra của đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới thực hiện chưa có chiều sâu, chưa bám sát phạm vi nội dung thanh tra và chưa kịp thời so với kế hoạch đã được phê duyệt. Trong công tác tự kiểm tra hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Đầm Hà lãnh đạo đơn vị đôi khi chưa thực sự quan tâm và tổ chức thực hiện kịp thời với kế hoạch đã xây dựng. GDV chủ yếu tự kiểm tra các hồ sơ, tài liệu do mình thực hiện. GDV kiểm tra chéo lẫn nhau cịn chưa nghiêm túc. Nên hạn chế trong việc tìm ra các lỗi vi phạm mà bản thân chưa phát hiện ra trong quá trình KSC. Việc họp để đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thanh tra, kiểm tra còn chung chung, chưa đánh giá được những khó khăn,

thuận lợi. Bên cạnh đó cơng tác khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế sau thanh tra, kiểm tra chưa được kịp thời và báo cáo kết quả khắc phục gửi KBNN cấp trên cịn mang tính hình thức, đối phó dẫn đến cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa mang tính chất uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và KSC NSNN còn thiếu đồng

bộ và chưa chặt chẽ.

-Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.

-Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định KSC thường xuyên có những nội dung quy định chưa cụ thể, cịn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên cịn khe hở để các ĐVSDNS có cơ hội lợi dụng.

-Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm, sau khi Luật được ban hành phải chờ khá lâu Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới được ban hành. Với những văn bản địi hỏi phải có hướng dẫn của địa phương thì được thực hiện chậm hơn rất nhiều làm cho Kho bạc gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong thực hiện.

Thứ hai, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của ĐVSDNS chưa cao. Trong xây

dựng dự tốn chi, ln có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự tốn, ln tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà khơng tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NSNN.

Thứ ba, thiếu các biện pháp, chế tài xử lí đối với những vi phạm trong việc chấp

hành chế độ chi tiêu NSNN dẫn đến thủ trưởng ĐVSDNS thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của Kho bạc đối với những

khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, vì đơn vị dễ dàng hợp thức hố các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hoá đơn khác phù hợp hơn.

Thứ tư, chất lượng dự toán chưa cao. Hầu hết cơ quan tài chính ở trung ương

cũng như địa phương chưa thực hiện đúng thời gian phân bổ, và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo quy định luật NSNN. Chất lượng dự tốn chưa đảm bảo, cịn phải điều chỉnh tăng giảm nhiều lần trong năm.

Thứ năm, trình độ năng lực của cán bộ kế tốn ở một số ĐVSDNS còn hạn chế,

nhất là đối với cán bộ kế toán xã và kế toán trường học. Cán bộ kế toán xã thường yếu về nghiệp vụ lại thay đổi thường xuyên, cán bộ kế toán ở các đơn vị trường học chưa chủ động nghiên cứu, cập nhật văn bản mới, một số làm kiêm nhiệm hai, ba trường nên kiến thức chun mơn về cơng tác kế tốn còn yếu. Do vậy, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ về quản lý chi tiêu NSNN của các cán bộ này là rất hạn chế. Từ đó, khả năng tham mưu cho thủ trưởng trong việc xây dựng các chế độ chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chế độ do cơ quan chức năng ban hành là rất thấp và việc thực hiện các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ là rất khó khăn và kém hiệu quả.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh . (Trang 69 - 73)