5. Bố cục của đề tài
2.4.2.1 Môi trường tự nhiên của Hòa Bình
Hòa Bình có diện tích tự nhiên rộng trên 4.600km2, đất sản xuất nông nghiệp: 12%; đất lâm nghiệp 51,34%; (đất nuôi trồng thủy sản 0,27%; đất nông nghiệp khác 0,05%); đất phi nông nghiệp: 12,32%; Đất chưa sử dụng: 24,14%.
Đặc điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao trung bình, núi thấp bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng núi cao trung bình phía Tây Bắc có độ cao trung bình 600-700 m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (Đà Bắc) 1.373 m. Độ dốc trung bình từ 20-35 độ, có nơi trên 40 độ. Địa hình hiểm trở, phân cắt mạnh, đi lại khó khăn. Diện tích khoảng 212.740 ha, chiếm 46% diện tích tỉnh.
- Vùng núi thấp, đồi (phía Đông Nam) có diện tích 246.895 ha, chiếm 54% diện tích toàn tỉnh với các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình 10-250, độ cao trung bình 100-200 m, ít hiểm trở so với vùng núi cao trung bình. Xen kẽ địa hình vùng núi còn có các trũng thấp giữa núi, các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài dọc theo các sông suối lớn. Mạng lưới sông suối khá dày, chia cắt mạnh mẽ bề măt địa hình trong tỉnh.
Có thể thấy do địa hình của Hòa Bình chủ yếu là đồi núi vì thế chưa thu hút được nhiều các dự án FDI đầu tư vào tỉnh. Phần lớn các dự án FDI của tỉnh hiện nay đều tập trung ở vùng núi thấp đó là thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn. 2.4.2.2 Kết cấu cơ sở hạ tầng
Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã huy động được trong 5 năm đạt khoảng 80.409 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư công là 15.223 tỷ đồng được đầu tư vào hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, cấp điện, cấp thoát nước, giáo dục, y tế, du lịch và phát triển sản xuất kinh doanh, cụ thể:
Kết cấu hạ tầng giao thông: Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đã được đầu tư, nâng cấp như đường Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức hợp đồng BOT; đường tỉnh 433 đoạn Km0 – Km23; đường tỉnh 435; đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn – Tân Lạc, đường Hang Kia – Cun Pheo – Quốc lộ 6, cầu Hòa Bình 2, cầu Hòa Bình 3, cầu Trắng, thành phố Hòa Bình đã và đang tiếp tục triển khai đầu tư các công trình đường nối từ Quốc lộ 6 với đường Chi Lăng; đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) theo hình thức đối tác công tư… Ngoài ra nhiều tuyến đường huyện và giao thông nông thôn cũng đã được đầu tư, nâng cấp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 10.446,8 km đường bộ, được bê tông hóa, nhựa hóa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ cao; toàn tỉnh có 12 bến xe khách và 01 trạm dừng nghỉ đạt chuẩn.
Hạ tầng thủy lợi đã tiến hành nâng cấp, sửa chữa và đưa vào hoạt động nhiều công trình đầu mối, kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho hàng ngàn ha cây hàng năm. Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng được nâng cấp, chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai.
Hạ tầng thương mại: kết cấu hạ tầng phục vụ thương mai – dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển. Trong 5 năm đã có 22 chợ truyền thống, 01 trung tâm thương mại và 01 siêu thị đã được đầu tư xây dựng mới; nâng cấp, cải tạo được 13 chợ truyền thống. Đến nay toàn tỉnh có 95 chợ, 05 siêu thị và 03 trung tâm thương mại.
Hạ tầng cụm, khu công nghiệp: Hoàn thành việc lập và công bố Quy hoạch chi tiết 08 khu công nghiệp, 16 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.000 ha đất. Trong giai đoạn 2016 -2020, đã bố trí 580 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hạ tầng cụm, khu công nghiệp; giao chủ đầu tư hạ tầng 01 KCN và 05 CCN, nâng tổng số khu công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng là 04 khu và 16 cụm công nghiệp. Trong đó KCN Lương Sơn và KCN Bờ trái sông Đà đã cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật.
2.4.2.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mà một doanh nghiệp phải cân nhắc khi quyết định có nên đầu tư vào địa phương hay không. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu tố hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và thâm dụng lao động; lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho những dây chuyền sản xuất công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng luôn là yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư. Do đó nâng cao chất lượng nguồn lao động là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp đồng bộ, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài để phát triển bền vững.
Dân số tỉnh Hòa Bình hiện nay khoảng trên 850.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70%, có thể Hòa Bình đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, đây là nguồn lực quan trọng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để góp phần ổn định đời sống người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn, với lực lượng lao động chiếm tới 80% lao động toàn tỉnh, vấn đề giải quyết việc làm là yêu cầu cấp thiết.
Báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh cho thấy, tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp tại 5 KCN trên địa bàn tỉnh đã tạo việc làm cho hơn 19 nghìn lao động. Trong đó, trình độ đại học trở lên có 1.064 lao động, trình độ CĐ 1.083 lao động, trình độ trung cấp 1.218 lao động, dạy nghề thường xuyên hơn 2.000 lao động, còn lại hơn 11 nghìn lao động phổ thông.
Đến nay, toàn tỉnh có 541 đơn vị trường học; tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có trường, lớp từ mầm non đến THCS. Các huyện, thành phố có từ 02 đến 04 trường THPT, riêng Thành phố Hòa Bình có 07 trường THPT và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 01 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp hướng nghiệp – Ngoại ngữ, ton học. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo có chuyển biến rõ nét.
Tiếp tục đẩy mạnh hình thức liên kết đào tạo; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của các ngành và doanh nghiệp. Thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm có trên 14.000 người được đào tạo nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 56%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 22,64%. Học sinh, sinh viên sau đào tạo về cơ bản đã tìm được việc làm, tỷ lệ có việc sau đào tạo đạt từ 80 đến 90%, đặc biệt đối với ngành nghề đào tạo gắn với doanh nghệp thì tỷ lệ có việc sau đào tạo đạt gần 100%.
Tuy cơ cấu nhân lực thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm dần trong lĩnh vực nông nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực được xây dựng theo hướng toàn diện vè đạo đức, trí tuệ, thể lực, có khả năng thích ứng với môi trường lao động, nhưng tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Hòa Bình hiện vẫn cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo, có tay nghề cao ít. Nguyên nhân chủ yếu do công tác đào tạo nhân lực còn nhiều khó khăn, hình thức đào tạo chủ yếu là sơ cấp, trung cấp nghề. Trên địa bàn tỉnh có 5 trung tâm đào tạo nhân lực lớn, tuy nhiên, tính đến
thời điểm này, nhiều trường CĐ gặp khó trong công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo. Cụ thể, trường CĐ Sư phạm Hòa Bình, 5 năm trở lại đây chỉ tiêu tuyển sinh chỉ đạt dưới 50%. Đối với trường trường CĐ Nghề, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật, hình thức đào tạo chủ yếu là liên kết và đào tạo hệ trung cấp nghề.
Khó khăn trong công tác đào tạo nghề hiện nay là điều kiện cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị dạy nghề còn hạn chế, chương trình đào tạo không thường xuyên đổi mới, cập nhật với sự phát triển của công nghệ, nên chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.
2.4.2.4 Thể chế, thủ tục hành chính
Kịp thời thể chế hóa các chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi. Làm tốt công tác phổ biến, giáo dục, kiểm tra, giám sát tình hình thi hành pháp luật trên toàn tỉnh; lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản biện xã hội của tổ chức, cá nhân khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách kinh tế xã hội. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của đơn vị được phân công phụ trách.
Giai đoạn 2016 – 2020, đã thành lập và hiện đại hóa Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện. Triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, áp dụng phần mềm một cửa trong việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân. Đến nay đã có 1.423 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và mức độ 2, có 368 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 108 dịch vụ công mức độ 4. Ban hành Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một của liên thông đối với 07 lĩnh vực, thường xuyên ra soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, kịp thời bãi bỏ các thủ tục hết hiệu lực và công bố các thủ tục hành chính mới để kịp đăng tải, niêm yết công khai trên Cổng thông tin điện tử, nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, thời gian giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị đã được rút ngắn. Môi trường kinh doanh của tỉnh được cải thiện, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đến đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Riêng các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương và quy hoạch xây dựng được công khai tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư. Theo thống kê về tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hòa Bình, trong năm 2019 có 81,97% hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn quy định; 17,84% hồ sơ giải quyết đúng thời hạn quy định và 0,18% hồ sơ giải quyết quá hạn; nguyên nhân quá hạn chủ yếu do chậm thao tác phần mềm trên hệ thống điện tử mặc dù bộ phận chuyên môn đã hoàn thành văn bản xử lý công việc.
2.4.2.5 Chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình
Năm 2019, chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình đạt 63,84 điểm, là năm có số điểm cao nhất từ trước đến nay, được xếp vào nhóm điều hành khá (năm 2018 xếp ở nhóm điều hành trung bình). So với cả nước tỉnh Hòa Bình xếp thứ 48/63 tỉnh, thành, duy trì được vị trí của năm 2018. So với 6 tỉnh Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 4. So với 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 9. Điểm PCI năm 2019 được cải thiện và tăng 2,11 điểm so với năm 2018; 7/10 chỉ số thành phần được cải thiện về điểm và 5/10 chỉ số thành phần được cải thiện về thứ hạng; 4/11 chỉ tiêu đạt kế hoạch là điểm chỉ số PCI và điểm của ba chỉ số thành phần gồm: Chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; Đào tạo lao động.
Năm 2020, điểm PCI tổng hợp đạt 62,80 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 7/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; tăng 4 bậc so với năm 2019 (năm 2019 xếp thứ 48). Đây là kết quả quan trọng ghi nhận sự nỗ lực của tỉnh Hòa Bình nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện. Trong 10 chỉ số thành phần PCI, có 4 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2019 là: Gia nhập thị trường đạt 7,84 điểm (năm 2019 đạt 6,55); chi phí thời gian 6,63 (6,33); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 6,61 (5,97); thiết chế pháp lý và ANTT 6,99 (6,31).
Mặc dù chỉ số PCI của tỉnh tăng 4 bậc so với năm 2019 nhưng các chỉ số thành phần vẫn đang ở mức thấp vì vậy Hòa Bình cần có những giải pháp để nâng cao các chỉ số thành phần, từ đó làm cơ sở để thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
2.4.2.6 Xúc tiến đầu tư của tỉnh
Nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại, hội thảo giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp diễn ra. Qua đó, tỉnh đã kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn trên 60 lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát và thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư. Giới thiệu địa điểm và hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư cho 29 lượt doanh nghiệp. Tiến hành khảo sát 12 địa điểm nhà đầu tư đề xuất xây dựng dự án. Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên trao đổi với nhà đầu tư để nắm bắt tình hình thực hiện dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác đầu tư có năng lực. Tỉnh tiếp tục tổ chức thành công các chương trình, sự kiện, hội nghị xúc tiến đầu tư, phát triển và quảng bá du lịch trên địa bàn.
Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Các cuộc đối thoại giải đáp khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư chưa đạt hiệu quả cao do sự thiếu đồng bộ giữa các quy định của pháp luật, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa một số sở, ngành dẫn đến việc giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư còn nhiều bất cập, nhà đầu tư chưa thực sự hài lòng.
Công tác lập và quản lý quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, dẫn đến việc các nhà đầu tư phải thực hiện nhiều thủ tục trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thực hiện dự án (như: Bổ sung dự án vào quy hoạch ngành; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; chuyển mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thỏa thuận chuyển nhượng đất,...).
Mặt khác, hiện nay tỉnh Hòa Bình chưa xây dựng các tiêu chí thu hút đầu tư để ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh và tiềm năng, cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh cũng chưa có tính đột phá so với các tỉnh lân cận, do đó chưa có các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị khác biệt, tính cạnh trạnh cao.
Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu, triển khai thực hiện dự án; tập trung nguồn lực để giảm bớt những hạn chế, khó khăn do khách quan và chủ động xây dựng các chương trình thu hút đầu tư cụ thể nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh, tiềm