5. Bố cục của đề tài
2.6.2.2 Nguyên nhân khách quan
Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; tác động xấu của biến đổi khí hậu, thiên tai và dich bệnh (đặc biệt là dịch bênh Covid – 19) trong thời gian vừa qua đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương còn chưa đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là quy định về trình tự đầu tư, thủ tục đầu tư của các dự án đầu tư giữa Luật đầu tư và Luật đất đai, luật môi trường… Một số chính sách nhà nước còn chưa ổn định, thay đổi nhiều ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước.
Với đặc thù gần một nửa diện tích của tỉnh là đồi núi cao khiến tỉnh khó có thể phát triển sản xuất nông nghiệp đại trà cũng như các KCN tập trung quy mô lớn. Với tỷ lệ trên 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó một phần không
nhỏ sống ở vùng sâu, vùng xa với tập quán sản xuất lạc hậu, tư duy, tâm lý sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và kinh tế thị trường – sản xuất hàng hóa.
Áp lực cạnh tranh lớn từ quá trình hội nhập quốc tế, hàng hóa lưu chuyển tự do trên thị trường, hơn nữa với vị trí liền kề vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Hòa Bình đang phải cạnh tranh quyết liệt với các tỉnh trong việc thu hút đầu tư phát triển. Thực tế, các nhà đầu tư thường có xu hướng quan tâm đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hơn là các tỉnh Tây Bắc vì ở đó có lợi thế hơn cả về đất đai, dân số, trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và hạ tầng giao thông.