Phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 73 - 74)

5. Bố cục của đề tài

3.3.1 Phát triển cơ sở hạ tầng

Tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng xây dựng cơ bản; không để xảy ra tình trạng phân bổ vốn dàn trải; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường quản lý, phân cấp quản lý đầu tư; thực hiện hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng các công trình.

Tập trung triển khai thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Tập trung nguồn lực để ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội như các Quốc lộ, đường tỉnh lộ quan trọng có tính đối ngoại, đường đô thị, đường vào các khu, cụm công nghiệp, qua các vùng động lực kinh tế của tỉnh, đường kết nối với khu du lịch quốc gia vùng hồ Sông Đà. Khẩn trương hoàn thành một số công trình giao thông trọng điểm để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch Triển khai, thực hiện đầu tư đường vành đai 5 thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình.

Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đảm bảo an toàn giao thông vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đến năm 2025, phấn đấu phát triển kết cấu hạ tầng thông tin từng bước đạt mục tiêu đến năm 2030 theo quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đã được phê duyệt, trong đó: Quốc lộ đạt tiêu chuẩn tối đa từ cấp III trở lên; đầu tư giai đoạn 2 đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; một số tuyến đường cấp tỉnh tạo sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng từ cấp III, cấp IV trở lên; giao thông đô thị phát triển theo hướng hiện đại, 100% đường nhựa, đường bê tông xi măng; Đường huyện tối thiểu cấp V, đường xã tối thiểu cấp VI.

dựng bến bãi theo quy hoạch được duyệt để phát triển các loại hình vận tải đường thủy, góp phần giảm tải cho đường bộ; đồng thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển du lịch trong vùng.

Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị, phát triển nhanh vùng động lực. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị định hướng đến năm 2030. Tập trung phát triển đô thị hệ thống theo hướng hiện đại kết hợp với bảo tồn các giá trị văn hóa thống truyền thông của dân tộc và thân thiện với môi trường.

Tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống công trình thủy lợi phục vụ đa mục. Hoàn thành dự án Hồ Cánh Tạng, đê ngăn lũ kết hợp thông tin Pheo Chẹ, Kè Sông Bùi, Kè sông Bôi. Lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cải tiến, nâng cấp, xây dựng mới các công trình cấp nước sạch tập trung cho các xã, cụm xã, các khu dân cư . Khuyến khích xã hội hóa các cấp nước công ty, đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ hoạt động của các cơ sở sản xuất. Tiếp tục thúc đẩy phát triển khai đầu tư cải tạo lưới điện, bảo đảm cung ứng điện một cách tốt nhất với chất lượng phục vụ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống của người dân.

Chú trọng tạo nền tảng phát triển mạng lưới bưu chính theo hướng hạ tầng chuyển - phát để phát triển thương mại điện tử và kinh tế số; từng xây dựng hạ tầng viễn thông phục vụ đổi số quốc gia để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w