Lịch sử hình thành Cơng ty cổ phần Đồng Xuân:

Một phần của tài liệu Quản lý hộ kinh doanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng Xuân. (Trang 48)

1.1.3 .Bản chất pháp lý của hộkinhdoanh cá thể

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Đồng Xuân

2.1.1. Lịch sử hình thành Cơng ty cổ phần Đồng Xuân:

Cơng ty cổ phần Đồng Xn chính là Chợ Đồng Xuân được chính thức xây dựng từ giữa năm 1889 với việc lấp kín khúc sơng Tơ Lịch từ cửa sông Nhị Hà (Sông Hồng) trở vào đến chân tường thành cổ, tạo nên một bãi đất rộng hàng chục hecta, Chợ Đồng Xuân nằm sát cửa Chùa Huyền Thiên lại gần bến sông, đây là địa điểm lý tưởng cho việc xây dựng một khu chợ tập trung.

Cơng trình chợ Đồng Xn được xây dựng do một cơng ty thầu khốn của Pháp - nhà thầu Poinsard Veyret - cung cấp phần khung thép và mái còn một nhà thầu khác đảm nhận thi công. Chợ được thiết kế tương đối đơn giản: Các bộ khung bằng sắt, lợp tơn mái chảy, diện tích khoảng 6500 m2 . Tồn bộ gồm 5 dãy nhà và được phân theo các vòm cuốn mặt trước, bên trong phân cách bởi các đường đi giữa các vòm (mỗi vòm chợ dài 52m, khung thép cao 19m, rộng 25m). Khu phía đơng - bắc là chợ Bắc Qua, khu phía tây là chợ Đồng Xuân. Thực ra toàn bộ khu chợ chỉ là một siêu thị lớn, nhưng do phía đơng - bắc chợ là mơi bn bán chủ yếu những mặt hàng thực phẩm, rau quả nông sản của vùng bắc Sơng Hồng mang qua, vì thế có tên là chợ Bắc Qua. Khu chợ Bắc Qua ban đầu chỉ là khu đất trống, sau đó người ta làm các nhà tạm để che mưa nắng.

Do hội tụ được đủ các yếu tố thuận lợi về giao thông và dân cư, Đồng Xuân trở thành nơi "Trên bến dưới thuyền". Đặc biệt từ khi người Pháp xây dựng xong Cầu Long Biên thì chợ Đồng Xn trở thành tụ điểm bn bán sầm uất không chỉ nổi tiếng nhất Hà Nội mà nổi tiếng cả Bắc kỳ, nó nhanh chóng thu hút được sự chú ý của giới thương nhân nước ngoài, nhất là các nước Pháp, Tây Ban Nha, Ấn độ thường xuyên

qua lại bn bán. Cùng với việc duy trì các phố bn bán và sản xuất hàng thủ công truyền thống như Hàng Chiếu, Hàng Giấy, Hàng Đậu... Đồng Xuân cũng là nơi đặt văn phòng thương mại của người Pháp, người Hoa, người Ấn, người Việt. Do giàu nguồn hàng, cho nên Đồng Xuân không những là đầu mối phân phối, buôn bán hàng

hố mà cịn là trung tâm chỉ đạo các hoạt động kinh tế của Thành phố Hà Nội và chi phối cả Bắc kỳ.

Lúc đầu chợ Đồng Xuân chỉ họp theo lối chợ phiên, hai ngày một phiên, nhưng về sau do nhu cầu của sự phát triển kinh tế thương mại, chợ họp theo ngày từ sáng đến tối. Hàng hoá bán trong chợ rất phong phú, đa dạng: Từ hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, đến hàng vải vóc, máy móc của Pháp, của Trung Hoa, của Ấn độ, (Kaki Pháp, Lụa Bombay...). Cùng với sự mở rộng và phát triển của chợ Đồng Xuân, số thương nhân người Việt cũng như người nước ngoài đến làm ăn ở đây ngày càng nhiều.

Ban đầu hai chợ cũ vẫn thường họp ở cạnh đền Bạch Mã và bến Cầu Đông, sau được dời về khu đất trước của Chùa Huyền Thiên (Chợ Huyền Thiên), tại đây cũng có sẵn một chợ nhỏ, sau khi chợ chính Đồng Xuân xây dựng xong thì tất cả chuyển về đấy, tức khu vược chợ Đồng Xuân hiện nay. Hoạt động buôn bán khá đa dạng và phong phú về các mặt hàng. Dường như mỗi phố đều bày bán những sản phẩm riêng từ nông phẩm cho đến đổ thủ công mỹ nghệ. Chợ họp trong tất cả các phố buôn bán: Phố Hàng Đồng, phố Hàng Chiếu, phố Bát Sứ, phố Thuốc Bắc chiếm một khoảng dài đến 2km. Phố Hàng Giấy là nơi tiêu thụ sản phẩm giấy của các phường thủ công ven đo như Bưởi, Trích Sài... sản phẩm nơng nghiệp như gạo, ngơ, khoai, sắn. của nông dân ngoại thành được tập trung mua bán chủ yếu ở phố Hàng Khoai,

Hàng Gạo. Sau này khi chợ Đồng Xuân được xây dựng thì hầu hết hàng hố đượcđem vào bán trong chợ. Tuy vậy các phố xung quanh vẫn diễn ra các hoạt động buôn bán của các cửa hiệu gia đình. Do điều kiện giao thơng thủy, bộ đều thuận lợi nên dân buôn ở Thanh - Nghệ ra trên miền ngược theo Sông Hồng xuôi xuống và dân các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ đổ về mang theo đủ loại hàng hố làm cho khơng khí bn bán ở Đồng Xn ngày càng thêm tấp nập. Song, cảnh phồn vinh mới nảy nở của Đồng Xuân không được kéo dài bởi tiếng súng xâm lược của Thực dân Pháp. Lịch sử của Đồng Xuân bước vào một thời kỳ mới với những trang vàng oanh liệt đánh đuổi Thực dân Pháp mà nổi bật là sự kiện Hà Nội "60 ngày đêm khói lửa" chặn bước tiến quân thù. Khí thiêng Thăng Long hun đúc nên Trung đồn thủ đơ mà Tiểu đồn 101 Đồng Xn có vinh dự đứng trong đội hình của những người "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" đó. Trận đánh Chợ Đồng Xuân ngày 14 - 02 - 1947, bản anh hùng ca đầu tiên

của Hà Nội đã ghi vào lịch sử Thăng Long một dấu son mới, bên cạnh những Chương Dương, Đống Đa oanh liệt.

2.1.2. Quá trình phát triển của Cơng ty Cổ phần Đồng Xn:

Cơng ty cổ phần Đồng Xn được hình thành do nhu cầu thiết yếu về nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống của một cộng đồng dân cư. Trong quá trình phát triển, nơi đây trở thành một địa điểm cơng cộng đặc biệt gắn bó với sinh hoạt của người dân địa phương. Vì vậy, lịch sử Cơng ty phản ánh khá rõ nét giai đoạn lịch sử cùng thời của miền đất, vùng đất nơi chợ sinh thành.

Đặc biệt hơn so với các ngôi chợ của địa phương khác, tại Hà Nội, những ngôi chợ là nhân chứng cho quá trình hình thành và phát triển từ một đô thị cổ Thăng Long

– Kẻ Chợ cho tới sự khởi sắc của thủ đô nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới; Chợ Hà Nội là nơi ghi dấu trong mình nhiều sự kiện trọng đại mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Chợ Hà Nội đã phản ánh những thay đổi của mảnh đất và con người nơi đây trong bối cảnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Từ thế kỉ thứ XI, năm 1010, với quyết định sáng suốt của vua Lý Thái Tổ, mảnh đất hội tụ nhiều yếu tố linh thiêng, trung tâm của đất trời có tên Đại La khi ấy được chọn làm thượng đô của triều Lý. Thăng Long là tên gọi vua Lý đặt cho, gắn với sự tích rồng bay lên phía kinh thành mới xây xong, như ước nguyện thịnh vượng và trở thành “đế đơ mn đời”. Khi có “thành”cũng đồng thời xuất hiện “thị”. Thị là khu vực buôn bán của dân cư xung quanh thành nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm rất lớn của hoàng gia và các quan lại trong thành. Như vậy chợ hình thành là tất yếu.

Chợ Đồng Xuân ra đời từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội vào năm 1889. Trước khi cho xây dựng chợ, thực dân Pháp đã san lấp hẳn dịng sơng Tơ Lịch. Chúng còn san lấp các hồ Mã Cảnh (Hàng Than), hồ Huyền Thiên, hồ Đồng Xuân, hồ Hang Bạc (Thái Cực) vốn được thơng với nhau và thơng với dịng sơng Tơ Lịch như mạch máu thương nghiệp của Kẻ Chợ trong quá khứ. Sông Tô Lịch đã có vai trị kinh tế hết sức quan trọng trong lịch sử, giờ biến thành một bãi đất rộng. Thực dân Pháp cho xây dựng một ngơi chợ kiên cố có mái vịm xi măng cốt thép và tập trung các chợ khu vực cửa Đơng về đó họp, gọi là chợ Đồng Xn (vì khi đó thuộc đất phường Đồng Xn, thơn Thanh Hà).Các khu vực phố Hàng Ngang, Hang Đào, Hàng Đường…cũng được

mở mang, quy hoạch trở thành các trục phố thương mại sầm uất phục vụ nhu cầu của binh lính Pháp. Là nơi cơng cộng tập trung đông đảo dân cư thuộc các thành phần khác nhau, có nhiều lối thốt hiểm, lại gần khu vực binh lính Pháp nên các ngơi chợ Hà Nội, đặc biệt là chợ Đồng Xuân, đã được cán bộ ta chọn làm nơi trao đổi thơng tin liên lạc bí mật, dải truyền đơn…chuẩn bị cho khởi nghĩa dành chính quyền.

Cách mạng tháng 8 bùng nổ ở Hà Nội, khắp trong thành phố dấy lên một khơng khí hào hứng lạ thường, phong trào Việt Minh cứu nước từ ngoại thành thâm nhập vào nội thành, đến khu cửa Đơng cơng nghiệp. Tại đây có một di tích lịch sử quan trọng, đó là ngơi nhà 48 Hang Ngang, nơi mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong những ngày đầu cách mạng, Bác đã thảo bản Tuyên ngôn độc lập được đọc ở Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 và ủng hộ những cuộc qun góp cho Nam Bộ kháng chiến.

Tiếng súng kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 đã cho thêm Cửa Đông một ý nghĩa lịch sử. Cửa Đông là “Liên khu I”, mặt trận chính trong chiến thuật ghìm chân địch trong thành phố để ta có thêm thì giờ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Những tên địa điểm nàh Xôva, chợ Đồng Xuân, rạp Tố Như, đình Phất Lộc và tên những đường phố chịu đựng bom đạn đến tan tành như phố Bát Đàn, phố Hàng Thiếc, phố Hàng Bông…đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt, chợ Đồng Xuân ngày đầu chiến tranh toàn quốc chống Pháp, quân và dân Hà Nội đã anh dũng cầm cự trong Liên khu I rịng rã ngót hai tháng trời, khu vực cửa Đông chịu đựng đạn pháo và bom địch bắn vào, đánh lui nhiều trận tấn công của địch. Và đặc biệt là trận đánh trong chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947, “xe tăng địch tấn công từ bờ sông vào bãi Bắc Qua, húc đổ tường sau chợ xông vào, tiểu đội giữ thành do đội trưởng Trường chỉ huy, đã đánh giáp lá cà, quần nhau với lũ Lê Dương mũ đỏ bằng dao găm, lựu đạn, hy sinh mất bốn người, còn rút được về cả tuyến phòng ngự trong phố”.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chợ Đồng Xuân vẫn giữ được vị thế ban đầu là chợ đầu mối lớn nhất cả nước. Đặc biệt, không chỉ kinh doanh đơn thuần như các chợ Hà Nội truyền thống, sự hình thành khu chợ đêm Đồng Xuân, các khu phố ẩm thực đêm…phục vụ khách du lịch đã chứng tỏ Phố - Chợ Hà Nội nói chung và chợ Đồng Xuân đang chuyển mình hịa nhập với thời đại mới, góp phần quảng bá hình ảnh Việt

Nam đến bạn bè quốc tế. Khi đó, lịch sử của các ngơi chợ nói chung và chợ Đồng Xn đóng vai trị vơ cùng quan trọng.“Chợ là một xã hội thu nhỏ” – thật đúng vì chợ là nơi cơng cộng tập trung nhiều kiểu người tạo nên nhiều mối quan hệ phức tạp…đặc biệt khi mối quan hệ đó bị quy định chặt chẽ về lợi ích kinh tế. Người đến chợ với nhiều mục đích, khơng chỉ để mua, để bán, mà cịn đi chợ để chơi chợ, để nghiên cứu thị trường…thậm chí cịn để “vi phạm pháp luật” như bọn côn đồ, đầu trộm đuôi cướp ở chợ. Những năm đầu thế kỷ XX, chợ Đồng Xuân vốn nổi tiếng là một khu vực hỗn tạp của thành phố. Vì chợ là chợ to nhất cả nước nên người đi bn từ khắp mọi miền tìm đến giao dịch hàng hóa, người bán hàng trong chợ cũng đa dạng: những cô, những bà bán hàng tấm, la ghim thuộc tầng lớp thương nhân giàu có, sinh sống lâu đời trong khu vực phố cổ. Họ thuê người làm để phục vụ trong cửa hàng cịn mình chỉ có việc tiếp khách và ăn q vặt. Chính vì vậy, xuất hiện một lớp người chun sống dựa vào chợ bằng việc bán sức lao động cho các chủ sạp hàng giàu có, họ làm các nghề như: gánh hàng th, trơng coi cửa hàng, cịn có cả một đội đầu gấu chuyên đi đòi nợ thuê…Chợ Đồng Xuân do đông đúc là vậy nên tạo cơ hội cho bọn móc túi trộm cắp hồnh hành, nổi tiếng tới mức đã thành “danh”: “nhanh như kẻ cắp chợ Đồng Xuân”. Ngày nay, chợ Đồng Xuân đã hoạt động có trật tự hơn vì có sự điều tiết quản lý chặt chẽ của Công ty Cổ phần Đồng Xuân và các cấp chính quyền thành phố, tuy vậy, trong cái xã hội thu nhỏ này vẫn tồn tại một thứ luật riêng do các chủ hàng đặt ra nhằm tự điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp trong chợ. Chính các luật ngầm đó quy định nên một phần cung cách làm ăn buôn bán của các hộ kinh doanh trong chợ.

Chợ ở vùng nào thì mang đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng ấy. Có du khách nói rằng: đến một nơi nào, chỉ cần vào chợ là đã có những hình ảnh khá đầy đủ về đặc điểm sinh hoạt, mức sống của nhân dân, tập quán phong tục của nước đó. Vì qua đó người ta trơng thấy ngay dân chúng bản địa ăn những cái gì, ăn như thế nào, kẻ sang người hèn đều có đại diện, con người ta đối xử với nhau như thế nào, mọi cái đều diễn ra trước mắt… Chợ Hà Nội nói chung và chợ Đồng Xuân mang đặc điểm kinh tế - xã hội của các quốc gia đi lên từ nền tảng kinh tế nơng nghiệp cổ truyền. Vì vậy, chợ Hà Nội có quy mơ hơn hẳn các chợ địa phương, đặc sản ba miền thứ gì cũng có, hàng hóa bn bán với số lượng lớn sau đó tỏa đi các vùng khác và được bán lẻ tại các chợ địa phương…Tầng lớp tiểu thương của Hà Nội cũng có phần đanh sắc hơn những

người bn bán ở địa phương, làng quê khác do phải cạnh tranh gay gắt hơn, đặc biệt trong thời đại kinh tế ngày nay. Tuy nhiên, để kinh doanh có hiệu quả, thu lợi nhuận lâu dài, các chủ hàng tại các chợ Hà Nội đã biết lấy chữ tín làm đầu, coi trọng khách hàng và như vậy họ đang xây dựng một “văn hóa chợ tích cực”, phù hợp hơn với thời đại mới.

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ:

Năm 1996 UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Công ty cổ phần Đồng Xuân với chức năng chính là:

- Tổ chức quản lý chợ, cho thuê mặt bằng, dịch vụ hoạt động chợ Đồng Xuân – Bắc Qua;

- Sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng; - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp;

- Kinh doanh bất động sản, nhận quyền sử dụng đất để xây nhà bán, cho thuê; - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để xây nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng

đất;

- Thuê đất dài hạn để xây nhà, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; - Dịch vụ tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ;

- Kinh doanh khách sạn; - Du lịch lữ hành;

- Vận tải hàng hóa và hành khách.

Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua ngày nay với ba mái vịm chính chạy dọc theo phố Đồng Xuân, nằm giữa lịng thủ đơ Hà Nội, với diện tích hơn 14000 m2 và trên 3000 hộ kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, là trung tâm bán bn hàng hố lớn nhất khu vực phía Bắc thường xuyên cung cấp nhiều mặt hàng tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của các địa phương. Đây cũng là một di tích lịch sử nổi tiếng, là điểm du lịch kỳ thú mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, mua bán tại chợ. Dưới sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành Thành phố,

sự chỉ đạo của UBND Quận Hồn Kiếm, Cơng ty cổ phần Đồng Xuân đã có những bước tăng trưởng đáng kể trên mọi phương diện hoạt động. Với hệ thống PCCC thuộc loại hiện đại bậc nhất hiện nay trang thiết bị PCCC được đầu tư khoảng 10 tỷ đồng. Hàng năm công ty đầu tư hàng trăm triệu đồng cho công tác bảo dưỡng, bổ sung thiết bị PCCC. Lực lượng chữa cháy tại chỗ luôn sẵn sàng dập tắt những sự cố cháy nổ có thể xảy ra. Cơng ty đã kiện tồn và nâng cấp Phòng Bảo vệ trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, hùng hậu trong việc đảm bảo an ninh chính trị tại chợ Đồng Xuân. Công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng được duy trì mật

Một phần của tài liệu Quản lý hộ kinh doanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng Xuân. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w