Quá trình pháttriển của Công ty Cổ phần Đồng Xuân

Một phần của tài liệu Quản lý hộ kinh doanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng Xuân. (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Quá trình pháttriển của Công ty Cổ phần Đồng Xuân

Công ty cổ phần Đồng Xuân được hình thành do nhu cầu thiết yếu về nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống của một cộng đồng dân cư. Trong quá trình phát triển, nơi đây trở thành một địa điểm công cộng đặc biệt gắn bó với sinh hoạt của người dân địa phương. Vì vậy, lịch sử Công ty phản ánh khá rõ nét giai đoạn lịch sử cùng thời của miền đất, vùng đất nơi chợ sinh thành.

Đặc biệt hơn so với các ngôi chợ của địa phương khác, tại Hà Nội, những ngôi chợ là nhân chứng cho quá trình hình thành và phát triển từ một đô thị cổ Thăng Long

– Kẻ Chợ cho tới sự khởi sắc của thủ đô nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới; Chợ Hà Nội là nơi ghi dấu trong mình nhiều sự kiện trọng đại mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Chợ Hà Nội đã phản ánh những thay đổi của mảnh đất và con người nơi đây trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Từ thế kỉ thứ XI, năm 1010, với quyết định sáng suốt của vua Lý Thái Tổ, mảnh đất hội tụ nhiều yếu tố linh thiêng, trung tâm của đất trời có tên Đại La khi ấy được chọn làm thượng đô của triều Lý. Thăng Long là tên gọi vua Lý đặt cho, gắn với sự tích rồng bay lên phía kinh thành mới xây xong, như ước nguyện thịnh vượng và trở thành “đế đô muôn đời”. Khi có “thành”cũng đồng thời xuất hiện “thị”. Thị là khu vực buôn bán của dân cư xung quanh thành nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm rất lớn của hoàng gia và các quan lại trong thành. Như vậy chợ hình thành là tất yếu.

Chợ Đồng Xuân ra đời từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội vào năm 1889. Trước khi cho xây dựng chợ, thực dân Pháp đã san lấp hẳn dòng sông Tô Lịch. Chúng còn san lấp các hồ Mã Cảnh (Hàng Than), hồ Huyền Thiên, hồ Đồng Xuân, hồ Hang Bạc (Thái Cực) vốn được thông với nhau và thông với dòng sông Tô Lịch như mạch máu thương nghiệp của Kẻ Chợ trong quá khứ. Sông Tô Lịch đã có vai trò kinh tế hết sức quan trọng trong lịch sử, giờ biến thành một bãi đất rộng. Thực dân Pháp cho xây dựng một ngôi chợ kiên cố có mái vòm xi măng cốt thép và tập trung các chợ khu vực cửa Đông về đó họp, gọi là chợ Đồng Xuân (vì khi đó thuộc đất phường Đồng Xuân, thôn Thanh Hà).Các khu vực phố Hàng Ngang, Hang Đào, Hàng Đường…cũng được

mở mang, quy hoạch trở thành các trục phố thương mại sầm uất phục vụ nhu cầu của binh lính Pháp. Là nơi công cộng tập trung đông đảo dân cư thuộc các thành phần khác nhau, có nhiều lối thoát hiểm, lại gần khu vực binh lính Pháp nên các ngôi chợ Hà Nội, đặc biệt là chợ Đồng Xuân, đã được cán bộ ta chọn làm nơi trao đổi thông tin liên lạc bí mật, dải truyền đơn…chuẩn bị cho khởi nghĩa dành chính quyền.

Cách mạng tháng 8 bùng nổ ở Hà Nội, khắp trong thành phố dấy lên một không khí hào hứng lạ thường, phong trào Việt Minh cứu nước từ ngoại thành thâm nhập vào nội thành, đến khu cửa Đông công nghiệp. Tại đây có một di tích lịch sử quan trọng, đó là ngôi nhà 48 Hang Ngang, nơi mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong những ngày đầu cách mạng, Bác đã thảo bản Tuyên ngôn độc lập được đọc ở Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 và ủng hộ những cuộc quyên góp cho Nam Bộ kháng chiến.

Tiếng súng kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 đã cho thêm Cửa Đông một ý nghĩa lịch sử. Cửa Đông là “Liên khu I”, mặt trận chính trong chiến thuật ghìm chân địch trong thành phố để ta có thêm thì giờ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Những tên địa điểm nàh Xôva, chợ Đồng Xuân, rạp Tố Như, đình Phất Lộc và tên những đường phố chịu đựng bom đạn đến tan tành như phố Bát Đàn, phố Hàng Thiếc, phố Hàng Bông…đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt, chợ Đồng Xuân ngày đầu chiến tranh toàn quốc chống Pháp, quân và dân Hà Nội đã anh dũng cầm cự trong Liên khu I ròng rã ngót hai tháng trời, khu vực cửa Đông chịu đựng đạn pháo và bom địch bắn vào, đánh lui nhiều trận tấn công của địch. Và đặc biệt là trận đánh trong chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947, “xe tăng địch tấn công từ bờ sông vào bãi Bắc Qua, húc đổ tường sau chợ xông vào, tiểu đội giữ thành do đội trưởng Trường chỉ huy, đã đánh giáp lá cà, quần nhau với lũ Lê Dương mũ đỏ bằng dao găm, lựu đạn, hy sinh mất bốn người, còn rút được về cả tuyến phòng ngự trong phố”.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chợ Đồng Xuân vẫn giữ được vị thế ban đầu là chợ đầu mối lớn nhất cả nước. Đặc biệt, không chỉ kinh doanh đơn thuần như các chợ Hà Nội truyền thống, sự hình thành khu chợ đêm Đồng Xuân, các khu phố ẩm thực đêm…phục vụ khách du lịch đã chứng tỏ Phố - Chợ Hà Nội nói chung và chợ Đồng Xuân đang chuyển mình hòa nhập với thời đại mới, góp phần quảng bá hình ảnh Việt

Nam đến bạn bè quốc tế. Khi đó, lịch sử của các ngôi chợ nói chung và chợ Đồng Xuân đóng vai trò vô cùng quan trọng.“Chợ là một xã hội thu nhỏ” – thật đúng vì chợ là nơi công cộng tập trung nhiều kiểu người tạo nên nhiều mối quan hệ phức tạp…đặc biệt khi mối quan hệ đó bị quy định chặt chẽ về lợi ích kinh tế. Người đến chợ với nhiều mục đích, không chỉ để mua, để bán, mà còn đi chợ để chơi chợ, để nghiên cứu thị trường…thậm chí còn để “vi phạm pháp luật” như bọn côn đồ, đầu trộm đuôi cướp ở chợ. Những năm đầu thế kỷ XX, chợ Đồng Xuân vốn nổi tiếng là một khu vực hỗn tạp của thành phố. Vì chợ là chợ to nhất cả nước nên người đi buôn từ khắp mọi miền tìm đến giao dịch hàng hóa, người bán hàng trong chợ cũng đa dạng: những cô, những bà bán hàng tấm, la ghim thuộc tầng lớp thương nhân giàu có, sinh sống lâu đời trong khu vực phố cổ. Họ thuê người làm để phục vụ trong cửa hàng còn mình chỉ có việc tiếp khách và ăn quà vặt. Chính vì vậy, xuất hiện một lớp người chuyên sống dựa vào chợ bằng việc bán sức lao động cho các chủ sạp hàng giàu có, họ làm các nghề như: gánh hàng thuê, trông coi cửa hàng, còn có cả một đội đầu gấu chuyên đi đòi nợ thuê…Chợ Đồng Xuân do đông đúc là vậy nên tạo cơ hội cho bọn móc túi trộm cắp hoành hành, nổi tiếng tới mức đã thành “danh”: “nhanh như kẻ cắp chợ Đồng Xuân”. Ngày nay, chợ Đồng Xuân đã hoạt động có trật tự hơn vì có sự điều tiết quản lý chặt chẽ của Công ty Cổ phần Đồng Xuân và các cấp chính quyền thành phố, tuy vậy, trong cái xã hội thu nhỏ này vẫn tồn tại một thứ luật riêng do các chủ hàng đặt ra nhằm tự điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp trong chợ. Chính các luật ngầm đó quy định nên một phần cung cách làm ăn buôn bán của các hộ kinh doanh trong chợ.

Chợ ở vùng nào thì mang đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng ấy. Có du khách nói rằng: đến một nơi nào, chỉ cần vào chợ là đã có những hình ảnh khá đầy đủ về đặc điểm sinh hoạt, mức sống của nhân dân, tập quán phong tục của nước đó. Vì qua đó người ta trông thấy ngay dân chúng bản địa ăn những cái gì, ăn như thế nào, kẻ sang người hèn đều có đại diện, con người ta đối xử với nhau như thế nào, mọi cái đều diễn ra trước mắt… Chợ Hà Nội nói chung và chợ Đồng Xuân mang đặc điểm kinh tế - xã hội của các quốc gia đi lên từ nền tảng kinh tế nông nghiệp cổ truyền. Vì vậy, chợ Hà Nội có quy mô hơn hẳn các chợ địa phương, đặc sản ba miền thứ gì cũng có, hàng hóa buôn bán với số lượng lớn sau đó tỏa đi các vùng khác và được bán lẻ tại các chợ địa phương…Tầng lớp tiểu thương của Hà Nội cũng có phần đanh sắc hơn những

người buôn bán ở địa phương, làng quê khác do phải cạnh tranh gay gắt hơn, đặc biệt trong thời đại kinh tế ngày nay. Tuy nhiên, để kinh doanh có hiệu quả, thu lợi nhuận lâu dài, các chủ hàng tại các chợ Hà Nội đã biết lấy chữ tín làm đầu, coi trọng khách hàng và như vậy họ đang xây dựng một “văn hóa chợ tích cực”, phù hợp hơn với thời đại mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hộ kinh doanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng Xuân. (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w