Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hộ kinh doanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng Xuân. (Trang 99 - 107)

3.1.2 .Giải pháp

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp của Công ty cổ phần Đồng Xuân đối với hộ

3.2.2. Một số giải pháp

- Xác định rõ địa vị pháp lý, trách nhiệm của hộ kinh doanh: Thừa nhận sự tồn

tại của hộ kinh doanh với vai trị và vị trí quan trọng; phù hợp với hoạt động kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ, đơn giản, nhanh nhạy; tạo điều kiện gia đình có cơ hội kinh doanh nâng cao đời sống. Bên cạnh đó cần xác định rõ địa vị pháp lý, trách nhiệm của hộ kinh doanh, chủ hộ và các thành viên gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh.Khơng ép buộc hành chính hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh; thừa nhận hộ kinh doanh chính là cá nhân kinh doanh tồn tại song song cùng với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã; góp phần đa dạng hóa hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.

- Xóa bỏ hạn chế đối với hộ kinh doanh: Xóa bỏ tất cả các hạn chế đối với hộ

kinh doanh, như chỉ được đăng ký một địa điểm kinh doanh, chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện… Chính những hạn chế pháp lý này dẫn đến cản trở hộ kinh doanh tận dụng và phát huy tối đa cơ hội kinh doanh, khơng phát huy hết được lợi ích của nguồn lực đầu tư dưới hình thức hộ kinh doanh.Tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của hộ kinh doanh bên cạnh các loại hình pháp lý khác là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; đảm bảo sự đa dạng hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp; khơng ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh. Quy định rõ địa vị pháp lý hộ kinh doanh,

trách nhiệm dân sự của chủ hộ kinh doanh đảm bảo phù hợp với Bộ luật Dân sự; hộ kinh doạnh sẽ do một cá nhân hoặc các thành viên gia đình đăng kí; bãi bỏ hạn chế của quy định hiện hành đối với hộ kinh doanh như chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, khơng được mở chi nhánh, văn phịng đại diện…

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với hộ kinh doanh:Thành lập hộ kinh

doanh được coi là một trong các giải pháp thoát nghèo, tạo thu nhập cho những người khơng có việc làm vì vậy nếu buộc phải lên doanh nghiệp sẽ gây sức ép lớn đối với hộ kinh doanh. Bởi vậy để có những giải pháp, chính sách phát triển phù hợp cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về các chính sách hỗ trợ, cụ thể một số hoạt động như:

+ Thứ nhất, thể chế hóa các cơ chế, chính sách khuyến khích hộ kinh

doanh hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp.Các cơ chế, chính sách khuyến khích bao gồm: hỗ trợ gia nhập, rút lui khỏi thị trường, miễn thuế môn bài, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép áp dụng chế độ kế toán đơn giản, được cung cấp phần mềm kế tốn miễn phí,...

+ Thứ hai, phân loại hộ kinh doanh quy mơ nhỏ để áp dụng hình thức

thuế khốn, tăng cường tính minh bạch, vai trị, trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa việc khốn thuế khơng sát thực tế, hạn chế tối đa việc phát sinh thỏa thuận ngầm giữa hộ kinh doanh và cán bộ thuế gây bất bình trong xã hội.

+ Thứ ba, quản lý chặt chẽ hoạt động của hộ kinh doanh: Cơ quan nhà

nước cần nghiên cứu kỹ về khu vực hộ kinh doanh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nhìn lại xem từ trước tới nay luật pháp, chính sách cho khu vực này đã có đến đâu, khía cạnh nào tốt cần tiếp tục thực hiện, khía cạnh nào cịn khiếm khuyết. Việc đăng ký và quản lý hộ kinh doanh đang cịn lỏng lẻo, chưa chính xác. Phía hộ kinh doanh cũng khơng tự giác thực hiện luật, nên mới có chuyện hộ kinh doanh sử dụng vài trăm lao động nhưng chỉ báo dưới 10 lao động để tránh phải lên doanh nghiệp và được áp dụng thuế khốn. Cũng có hiện tượng

móc ngoặc giữa hộ kinh doanh và cán bộ thuế để trốn thuế. Chính quyền địa phương cơ sở che chắn cho các hộ kinh doanh để lấy tiền từ nguồn thu khơng chính thức. Từ đấy sinh ra tham nhũng vặt rất nhiều.

Do đó, trước tiên cần quản lý chặt chẽ việc đăng ký hộ kinh doanh ở phường, quận. Phải làm rõ quy chế và tiêu chuẩn của hộ kinh doanh cá thể, tránh trường hợp các hộ kinh doanh trá hình để trốn thuế. Đặc biệt, cần có quy chế thích hợp cho hộ kinh doanh chẳng hạn như, những hộ gia đình kinh doanh hàng phở, ăn uống, khi đăng ký kinh doanh sẽ có cơ quan thuế đến tận nơi hướng dẫn, đào tạo và lắp máy thu tiền kết nối với cơ quan thu thuế, khi bán sản phẩm nào cũng bấm vào máy đó. Cơ quan thu thuế sẽ thu trực tiếp mà khơng cần phải thu thuế khốn như hiện nay.

+ Thứ tư, hoàn thiện và cụ thể hóa các hình thức hỗ trợ cho hộ kinh doanh chuyển đổi không thấp hơn hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về các mặt: (i) hỗ trợ thông tin và tư vấn; (ii) hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; (iii) hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (iv) hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; miễn, giảm, giãn thuế và các khoản phải nộp khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (v) hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ; (vi) hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh; (vii) hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường; (viii) hỗ trợ ươm tạo, cung cấp dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Một khó khăn lớn hộ kinh doanh thiếu vốn khó tiếp cân nguồn vốn vay các hộ kinh doanh Việt Nam hiện nay, nguồn vốn chủ yếu dựa vào lợi nhuận và huy động từ bạn bè, người thân. Việc huy động vốn từ tổ chức tín dụng cho hộ kinh doanh nghiều bất cập từ góc độ pháp lý thực thi, pháp luật thi hành quy định hộ kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn chế độ chịu trách nhiệm khoản nợ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm toàn tài sản mình, kể tài sản khơng đưa vào kinh doanh. Các hộ kinh doanh chủ yếu sử dụng lượng vốn tự hay huy động từ người thân, nguồn vốn không dồi thiếu ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, không đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng

thị trường hay thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh hay thay đổi khoa học công nghệ.

Trước những thực trạng nêu trên, quản lý Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ, khắc phục khó khăn vốn tài cho hộ kinh doanh như ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng dành quỹ vốn vay định cho hộ kinh doanh, hạ mức lãi suất cho vay hộ kinh doanh, đưa sách khuyến khích hỗ trợ hộ kinh doanh lĩnh vực cần khuyến khích phát triển lĩnh vực cơng nghiệp nơng thơn, sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản, trồng trọt chăn ni, chính quyền địa phương phải đỡ đầu, nhận trách nhiệm đảm bảo cho họ kinh doanh thế chấp tài sản vay vốn.

+ Thứ năm, tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chủ

trương chính sách, về những lợi thế, cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, khả năng đóng góp cho cộng đồng và xã hội khi hộ kinh doanh chuyển đổi sang hoạt động theo doanh nghiệp.Thực tiễn đời sống kinh doanh đã chứng minh tầm quan trọng của mơ hình hộ kinh doanh trong sự phát triển tổng thể của nền kinh tế tại Việt Nam. Vì vậy, việc xem xét chỉ ra những bất cập và tìm hướng giải quyết bất cập đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mơ hình hộ kinh doanh ngày càng phát triển. Đây một trong những nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Kinh tế tập thể khơng ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển. Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Để phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, kinh tế tư nhân đã có sự phát triển nhanh chóng và đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, nhất là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện an sinh xã hội.

Hộ kinh doanh cá thể có tiềm năng to lớn và vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ quan điểm đúng đắn về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước, HKD có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Với đặc điểm, tập quán và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian tới HKD sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển và là một thành phần không thể thiếu của nền kinh tế. HKD phát triển là một nhân tố thúc đẩy SXKD, kích thích cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế khác bên cạnh đó HKD cịn mang tính tính xã hội sâu sắc như giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện

mức sống, ổn định kinh tế - xã hội và đóng góp số thu ngày càng tăng cho NSNN.

Song cùng với những mặt tích cực, HKD phát triển cũng tạo ra những vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là tình trạng phát triển tự phát, thất thu về thuế tạo sức ép cho công tác quản lý nhà nước. Hồn thiện cơng tác quản lý đối với HKD dựa trên quan điểm HKD là khách hàng, tiếp cận theo các nội dung quản lý hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuân thủ với kỳ vọng tăng cường tính tuân thủ tự nguyện, từ đó giảm nguồn lực, chi phí quản lý đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm đối tượng có số lượng đông đảo và tăng trưởng nhanh như HKD.

Nghiên cứu đề tài ”Quản lý hộ kinh doanh cá thể tại Công ty cổ phần Đồng Xuân”, tôi hy vọng hệ thống những nghiên cứu về HKD, phân tích thực trạng quản lý đối với HKD trên địa bàn cơng ty cổ phần Đồng Xn và đóng góp những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với HKD. Để các giải pháp đối với HKD có hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải pháp và quan trọng nhất là phải có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của Nhà Nước, các ngành tạo điều kiện để cơng ty hồn thành nhiệm vụ, thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách và hiện đại hố hệ thống quản lý góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

2.Chính phủ (2021), Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

3.Chính phủ (2007), Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, HàNội.

4.Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2012 về đăng ký doanh nghiệp, HàNội.

5.Chính phủ (2013), Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/1/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký DN, HàNội.

6.Chính phủ (2014), Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.

7. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017

8. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

9.Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

10. Nghị định số 108/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/08/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

11. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

13. Chính phủ (2000), Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 2 năm 2000 về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

14. Tổng cục Thuế, Quyết định 2248/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ngày 28 tháng 12 năm 2012, về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Hà Nội.

15. Tổng cục Thuế, Quyết định 1688/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ngày 06 tháng 10 năm 2014, về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Hà Nội.

16. Trần Việt, 2011. "Làm gì để nâng cao tính tuân thủ thuế?", Tạp chí thuế Nhà nước số 9

17. Chính phủ (2004), Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

18. Phịng Thống kê quận Hồn Kiếm (2020), Số liệu tổng điều tra kinh tế chợ Đồng Xuân.

19. Đặng Thị Thu Hiền (2013), Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3.

20. Đậu Anh Tuấn (2015), Tổng quan về khu vực kinh tế hộ tại Việt Nam. 21. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Quản lý

kinh tế, nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội

22. Mai Thị Thanh Xuân (2013), Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3.

23. Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2019, NXB Thống kê, Hà Nội.

25. Tổng cục Thống kê (2016), Kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinhdoanh cá thể phi nông nghiệp giai đoạn 2015- 2020, NXB Thống kê, Hà Nội.

26. Trịnh Đức Chiều, ngày 07 tháng 2 năm 2019, Thực trạng hoạt động của hộ kinh doanh ở Việt Nam [online], đọc từ http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh- kinh- doanh/thuc-trang-hoat-dong-cua-ho-kinh-doanh-o-viet-nam- 302038.html. 27. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2017), Báo cáo nghiên

cứu “Chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

28. CIEM (2017), Chính thức hóa hộ kinh doanh, thực trạng và khuyến nghị chính chính sách, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

29. Tổng cục Thống kê (2015), Kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp 2014, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

30. https://www.gdt.gov.vn/wps/portal 31. https://diendandoanhnghiep.vn/ho-kinh-doanh-can-duoc-cat-canh- 147875.html 32. https://diendandoanhnghiep.vn/ts-vu-tien-loc-dung-de-ho-kinh-doanh- bi-bo-lai-phia-sau-161811.html 33. https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/ho-kinh-doanh-len-doanh-nghiep- loi-ich-phai-nhieu-hon-chi-phi-614302.vov 34. https://kinhtedothi.vn/chinh-thuc-hoa-nen-kinh-te-phi-chinh-thuc-cai- thien-so-thu-han-che-tieu-cuc-336315.html

35. Một số văn bản quy định trong hoạt động kinh doanh tại chợ Đồng Xuân năm 2006.

Một phần của tài liệu Quản lý hộ kinh doanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng Xuân. (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w