Vấn đề hạnh phúc và bi kịch từ khát khao giải phóng bản năng tính dục trong câu

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. (Trang 92 - 97)

6. Cấu trúc của luận án

3.2.2. Vấn đề hạnh phúc và bi kịch từ khát khao giải phóng bản năng tính dục trong câu

câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình

Khi các cây bút truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã thực sự rũ bỏ được các quan niệm đạo đức trong biểu hiện vấn đề tính dục, những tầng vỉa ý nghĩa mới được khai phóng từ trường nhìn đậm chất cá nhân. Tính dục, trong nhiều trường hợp đã trở thành hiện thân của tình yêu trọn vẹn, thành cứu cánh cho cuộc sống hôn nhân, gia đình. Diễm trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng của Võ Thị Xuân Hà sống trong gia đình với những mối bất hòa sấu sắc với mẹ chồng. Những khát khao tính dục trong chuyện gối chăn với chồng như là sự giải tỏa những ẩn ức, những áp lực để Diễm chung sống: “Đêm chúng tôi vẫn quấn lấy nhau như cặp rắn. Căn buồng năm mét vuông đậm đặc mùi mồ hôi nồng nồng của Thản, hương tóc của tôi... hơi thở của hai kẻ si tình”; “Chúng tôi lăn ra cỏ, miệng vẫn còn dây mỡ sẻ nướng, ôm

choàng lấy nhau, ngấu nghiến”;... Hoạt động tính giao đã thực sự trở thành lối thoát, trở thành con đường hiện thực hóa những giấc mơ, để bừng cháy khát vọng vươn đến sự hòa đồng trọn vẹn. Trong dạt dào tình ái, điều Diễm cảm nhận và khát khao là: “Thèm khát được nhìn thấy, sờ thấy từng tế bào máu li ti chảy rần rật trong từng mao mạch, tưới khắp cơ thể người đàn ông đang nằm cùng tôi. Tôi thèm khát nhìn thấy tận mắt sức mạnh bí ẩn lôi cuốn người đàn ông và người đàn bà ràng buộc lấy nhau” [196]. Người thiếu phụ trong Phút dành cho tình yêu của Y Ban, đã dành những giờ phút cuối cùng trong cuộc sống của mình chỉ để nghĩ về khao khát làm tình với người đàn ông của đời mình sống trọn vẹn một đêm dưới ánh trăng xanh rời rợi, để được hòa quyện tận cùng của cảm xúc yêu đương, để được thỏa mãn và hạnh phúc rời bỏ thế giới này. Khúc hoan ca nhục cảm làm thăng hoa tình yêu cũng chính là vấn đề được Trần Thùy Mai thể nghiệm trong Chi Hai ơi!, Cánh cửa thứ chín,... Đây cũng chính là lý do, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại xuất hiện nhiều không gian của giấc mơ. Giấc mơ chính là nơi những người phụ nữ khỏa lấp những khao khát dục vọng của mình khi cuộc sống thực tại xuất hiện những chênh chao, vênh lệch. Ngoại tình tư tưởng là một lối thoát độc đáo để dung hòa, thỏa hiệp một cách tạm thời giữa những đam mê dục tính của cá nhân với bổn phận, trách nhiệm với gia đình. Cũng thật khó để đánh giá một cách dứt khoát với cái nhìn nhị nguyên về hạnh phúc hay bi kịch của con người trong những trạng huống như thế này. Sự thức giấc của những khao khát dục tình là biểu hiện cụ thể của khao khát yêu thương và hạnh phúc. Và ở những trường hợp hiếm hoi như thế, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại viết về tính dục để xác tín những khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc chính đáng, xét ở một phương diện nào đó là hạnh phúc của người phụ nữ.

Trong sự thể nghiệm dục tính với những quan niệm mới mẻ, đặc biệt phong phú, đa dạng của các cây bút truyện ngắn nữ khi viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình phần lớn đều hướng đến khắc họa những bi kịch, những dang dở của thân phận con người trên hành trình đi tìm hạnh phúc đích thực. Trong I am đàn bà, người đàn bà hừng hực sức xuân đã phải xa chồng hai năm để đến Đài Loan làm nghề giúp việc, chăm sóc cho ông chủ bị liệt, vô tri vô giác. Chính sự tận tình, chu đáo của thị đã làm cho ông chủ dần tìm được cảm giác của mình. Oái oăm thay, mỗi lần tắm cho ông chủ là mỗi lần “con giống con má” lại làm khổ thị vì những khát khao đàn bà ẩn giấu bấy lâu: “Như hôm trước ấy, khi tắm cho ông chủ, lúc chị kỳ cọ đến cái

chỗ nhạy cảm đó, nó cứ phồng to nên rồi cứng nhắc. Thị đã đỏ mặt tía tai chạy ra khỏi nhà tắm. Nhưng đến khi quay lại để tắm tiếp cho ông chủ thì thị đã không cưỡng được cảm xúc của chính thị, khiến thị cứ nắm chặt tay vào cái con giống con má. Cái chết nữa là đêm ngủ thì thị lại mộng mị. Thị nằm mộng có một người đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy. Thị nhớ rõ mồn một giấc mơ tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con má để đưa nó vào người thị mà không được. Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm”. Thế rồi sau bao vật vã, người đàn bà ấy đã không thể cưỡng lại sự thèm khát khốn khổ ấy: “Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút bỏ áo quần của thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ hôm nào thị cầm lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã “thoả mãn”. Nhưng rồi liền sau đó người ta đưa thị ra tòa vì cái tội quấy rối ông chủ. Trong tột cùng đau đớn, thị đã nghĩ những câu tự bào chữa trước tòa: “Thị muốn nói thật to trước tòa một câu nói mà mọi người đều có thể hiểu. Thị cố nhớ lại câu tiếng Anh cô giáo đã dạy thị trước khi đi ra nước ngoài: I am: Tôi là. I am đàn bà. Đúng rồi I am Đàn bà, thị sẽ nói câu đó thật to trước tòa” [191; 121-142]. Nỗi khát thèm, sự vật vã, đớn đau, tủi hổ, nhục nhã,… đã lột tả bi kịch tận cùng của sự cô đơn của người phụ nữ nơi đất khách quê người. Từ những trạng huống cụ thể như thế, khi thoát ra khỏi cái nhìn thiên kiến, cứng nhắc về quy chuẩn đạo đức, sự ràng buộc của bổn phận, trách nhiệm, những tầng vỉa ý nghĩa nhân văn đã phát lộ. Những khát thèm trong bi kịch cô đơn hoang hoải như thế đều là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Bích Ngân,…

Khi tính dục đã được xem xét như là một vấn đề chính yếu, một mắt khâu quan trọng của chiến lược tự sự, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã nhạy cảm nhận ra và lý giải những bi kịch của sự đổ vỡ của tình yêu - hôn nhân - gia đình, là nguồn cơn của khổ đau bất tận. Trong Tân cảng của Nguyễn Thị Thu Huệ, trong cuộc hôn nhân mười năm, hai vợ chồng đã cùng nhau vượt qua những ngày nghèo khó, thế nhưng khi người chồng ăn nên làm ra, lo toan đủ đầy cuộc sống vật chất cho vợ và hai đứa con trai thì cũng là lúc bi kịch bắt đầu. Việc người chồng đi sớm về khuya để kiếm tiền đã khiến cho: “Anh không nghe thấy tiếng thở dài tức ngực của người chưa đến bốn mươi tuổi, da thịt mát lạnh, thơm tho của sự đầy đủ, nhàn

hạ dần đang cần sự yêu chiều ve vuốt. Anh không kịp thấy chị đợi anh bằng chiếc váy sa tanh bóng mát lịm như miếng thạch mới mua. Anh cũng chẳng kịp thấy một lọ hoa chị cắm góc phòng đang dịu dàng tỏa hương. Tất cả. Tất cả đều đầy đủ và hoàn thiện. Chỉ đợi có anh”. Và cái khao khát ấy như khối nham thạch thôi thúc, cho đến một ngày, trong chuyến công tác Hà Nội, chị đã gặp người đàn ông Pháp và chính cuộc gặp ấy đã khơi bùng ngọn lửa khát khao trong chị: “Từ đâu nhỉ? Chắc là từ hôm chị bay ra Hà Nội họp. Một hợp đồng ký thành công với phía đối tác và chị là người đóng góp không nhỏ. Đêm liên hoan. Chị uống rượu. Ba ly rượu vang khai vị chua chua. Nhẹ nhàng say lúc nào không biết. Chị lâng lâng tỉnh và thấy mình đang ngồi ghế sau trong một chiếc ôtô sang trọng. Bên cạnh một chàng người Pháp đẹp trai, lịch lãm. Vô thức nói. Vô thức cười. Vô thức thấy lòng chộn rộn. Vô thức thấy rạo rực đôi môi. Và tim vô thức đập nhanh. Mọi thứ đều vô thức. Chắc tại một thứ không vô thức là bản năng đàn bà khao khát trỗi dậy bên trong. Gặp rượu vô thức. Gặp trời Hà Nội se lạnh vô thức. Gặp những động chạm thân xác vô thức. Nó bỗng thành ý thức đánh thức chị dậy. Đến khi chỉ còn chị và người đàn ông đó, mọi thứ như nổ tung ra” [206; 5-17]. Và gia đình đã vượt qua thách thức của nghèo khó đã không thể trụ vững trước những khoảng cách tưởng chừng như rất nhỏ bé ấy. Người vợ đã quyết định sang Pháp với người chồng mới cùng cậu con trai lớn, để lại “cung điện” hào nhoáng, đủ đầy vật chất và sự đổ vỡ của hôn nhân, gia đình. Những đam mê thân xác dẫn đến những mối quan hệ ngoài luồng để rồi đổ vỡ và đắm chìm vào cô đơn cùng cực cũng được đặt ra trong Kẻ tống tình của Bích Ngân,

Một nửa cuộc đời Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhân tình của Y Ban, Cánh cửa thứ chín

của Trần Thùy Mai, Cơn mưa cuối mùa của Lê Minh Khuê,... Có thể nói, đặt khát khao dục tình trong quan hệ với tình yêu - hôn nhân - gia đình, các nhà văn nữ đã có những phát hiện và lý giải sâu sắc về không ít vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống con người đương đại.

Cùng là khao khát bản năng đầy tính người, nhưng cũng có những trường hợp nhận được sự cảm thông, đồng thuận nhưng cũng có những trường hợp là phê phán, lên án nghiêm khắc. Đó là hệ quả của sự nuông chiều cái phần bản năng thực dụng trong con người, dẫn đến những bị kịch đau thương. Có thể kể đến My trong Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, người đã đang tâm chiếm chồng của chị gái của mình chỉ vì đam mê nhục dục tầm thường, để rồi hệ quả là sinh ra đứa con chỉ có một tay, một mắt, để rồi đẩy chị mình về quê chết trong đơn độc vì đau buồn

và bệnh tật. Còn trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, trong bầu khí quyển của sự đói nghèo, tăm tối, câu chuyện xác thân đã trở thành nguồn cơn của sự tan nát đớn đau. Sau khi vợ bỏ đi theo người trai trẻ, Út Vũ đã dùng chính dục tình để trả thù đời, “tính toán rất vừa vặn, sao cho vừa đủ yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẽ bàng, và bỏ rơi họ đúng lúc”: “Có người vừa bán xong cái quán nhỏ của mình. Có người vừa nói xong những lời dứt tình với chồng con. Có người vừa phũ phàng chia xong gia sản, có cô gái sắp về nhà chồng, củi to củi nhỏ chất thành giàn ngoài chái... Hết thảy đều cun cút tin và yêu. Cha mang họ đi một quãng đường vừa đủ để người ở lại nhìn rõ chân dung của sự phản bội, sau đó người đàn bà bị hắt lên bờ. Con đường quay về bị bịt kín” [231; 189-190]. Chiều theo dục vọng tầm thường thực chất là hiện thân của sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Sau những phút giây thỏa mãn dục tình ấy, họ luôn đắm chìm vào nỗi khổ đau dằn vặt, để nhận ra đâu là hạnh phúc thực sự thì đã muộn màng. Các nhà văn nữ đã khéo léo khai thác vấn đề này để vừa khẳng định cái nhìn nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn khi khám phá và biểu hiện con người cá nhân trong tình yêu - hôn nhân - gia đình thời đương đại vốn dĩ có quá nhiều bất toàn, dang dở.

Cũng cần được nói thêm, một số truyện ngắn viết về chiến tranh có đặt ra vấn đề bản năng tính dục ở hai khía cạnh: tính dục như một nhu cầu nhưng bị kìm nén, bị bệnh tật ảnh hưởng (do chiến tranh) và nhu cầu tính dục đòi hỏi phải được giải phóng, được thỏa mãn. Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo là truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc nhất viết về vấn đề này. Vấn đề bản năng tính dục trong chiến tranh ở Người sót lại của rừng cười được Võ Thị Hảo thể hiện một cách sâu sắc, đau đớn theo một logic như là tất yếu “phải chịu”, phải đến của đời sống. Có thể thấy cái nhìn thương cảm, xót xa của Võ Thị Hảo thực sự như là cái nhìn của người trong cuộc. Cũng viết về vấn đề này (bản năng tính dục ở người phụ nữ trong chiến tranh), nhưng ở nhà văn nam, họ có cái nhìn khác. Rất đáng nói là trường hợp Phạm Ngọc Tiến với truyện ngắn Họ đã trở thành đàn ông. Truyện ngắn Họ đã trở thành đàn ông được viết theo hướng dường như ngược lại với

Người sót lại của rừng cười. Ở Họ đã trở thành đàn ông, không còn là vấn đề của bản năng mà vấn đề của ý thức, ý thức lại theo hướng mang tính áp đặt, theo một logic khó chấp nhận (Nhân vật nữ thanh niên xung phong từ chỗ ý thức giữ tiết, không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi chàng trai ra trận vì để bảo vệ một tình yêu đẹp… đến sẵn sàng “hy sinh”, hiến mình cho các chàng

trai trẻ (bậc em mình) trước khi các chàng trai trẻ đi ra chiến trường do thương cảm họ, vì muốn họ trở thành đàn ông... Các ý kiến trái chiều, đặc biệt là chiều không chấp nhận, theo chúng tôi là hoàn toàn có cơ sở.

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w