Vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu hôn nhân gia đình thờ

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. (Trang 86)

6. Cấu trúc của luận án

3.2. Vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu hôn nhân gia đình thờ

kịch và sự tổn thương của người phụ nữ trong tình yêu - hôn nhân - gia đình. Họ mang trong mình những khát khao, mơ ước về tình yêu và hạnh phúc. Họ mạnh mẽ, dứt khoát và sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách trên hành trình đi tìm một tình yêu trọn vẹn, một mái nhà hạnh phúc. Thế nhưng, trong gia đình đã có những vết rạn, các mối quan hệ không giống như họ mong muốn. Người phụ nữ chịu nhiều giằng xé và tìm điểm tựa ở thế giới bên ngoài song họ cũng không tìm được sự bình yên. Thăm dò vào những mạch ngầm của con người cá nhân, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại có thể nói đã đi xa hơn các cây bút truyện ngắn nam trong khám phá và biểu hiện những vấn đề phức tạp của con người trong tình yêu - hôn nhân - gia đình.

3.2. Vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình thờiđương đại đương đại

3.2. Vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình thờiđương đại đương đại của con người trần thế, nhưng đâu là những giới hạn có thể và không thể? Trở về trước, hơn hai trăm năm, Nguyễn Du đã từng đặt ra vấn đề này trong Truyện Kiều, và ông đã cho dừng lại “đúng chỗ”, một mặt có thể do ràng buộc của thời đại ông, mặt khác - đây mới là lý do chính - do chủ kiến của Nguyễn Du muốn bảo vệ đến cùng một tình yêu chân chính, trong sáng trên con đường đi đến hôn nhân, gia đình. Thời đương đại, các nhà văn nữ nhìn nhận vấn đề này có gì mới, khác, và đặc biệt?

Con người cá nhân vốn dĩ là thế giới đầy bí ẩn, đầy sức hấp dẫn, được văn học từ cổ chí kim dụng công khám phá. Viết về vẻ đẹp thân thể, về khao khát dục tính của con người thực chất là viết về khát vọng vươn tới hạnh phúc, vươn tới cái đẹp thường hằng. Văn học trung đại Việt Nam trong sự cương tỏa của văn hóa Nho giáo vẫn không nguôi khát vọng ấy, nhưng phải tìm cách gói gém vẻ đẹp phồn thực, thân thể và bản năng tính dục của con người trong những diễn ngôn đậm chất ước lệ, gắn liền với vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ, hoặc có thể hiển lộ mạnh mẽ, táo bạo nhưng dưới dạng ẩn dụ hay cách nói nước đôi khôn khéo, tài hoa (như thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương). Trong tình thế ấy, vẻ đẹp bản năng của con người trong tình yêu - hôn nhân - gia đình có cơ hội trở thành dòng mạch đầy sức sống trong văn học dân gian. Bước sang đầu thế kỷ XX, cuộc tranh đấu giải phóng con người khỏi vòng kiềm tỏa

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. (Trang 86)

w