6. Cấu trúc của luận văn:
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của C.E.O
Hiện tại, Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O đang áp dụng theo mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần. Mô hình quản trị này được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển chiến lược kinh doanh của Công ty, tuân thủ theo các quy định của Pháp luật Việt Nam và các quy định tại Điều lệ Công ty. Đứng đầu Công ty là Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Giúp việc cho hội đồng quản trị là Ban Tổng giám đốc và ban kiểm soát. Các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn có nhiệm vụ chuyên trách riêng, chịu sự quản lý, điều hành của Ban Tổng giám đốc . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được trình bày theo sơ đồ sau: (Hình 2.1)
35
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có thẩm quyền quyết định các vấn đề: Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần thông qua các báo cáo hàng năm; Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị; Bầu,bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành; Bổ sung và sửa đổi điều lệ Côngty; Các thẩm quyền khác theo Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm; Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ; Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc điều hành hay cán bộ quản lýhoặc người đại diện của Công ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty; Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức; Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty.
Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQTvà Ban Tổng giám đốc .Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau: Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui haybãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán; Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết; Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản
trị; Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc; Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty.
Ban Tổng giám đốc : Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hànhvà quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc có các quyềnvà nhiệm vụ sau: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồngcổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty; Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Tổng giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp; Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đôngvà Hội đồng quản trị thông qua; Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động vàquản lý của Công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty.
Các phòng ban chức năng, nghiệp vụ là bộ phận tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty có nhiệm vụ nghiên cứu, tuân thủ các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Hộiđồng quản trị phê chuẩn:
Phòng R&D:
Phòng R&D có chức năng, tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Công ty trong công tác xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển và thực hiệncác công tác đầu tư dự án theo từng giai đoạn phù hợp với thực tế và thình hình phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể:
-Công tác xây dựng kế hoạch: Nghiên cứu xà xây dựng dựng chiến lược đầu tư phát triển của Công ty phù hợp với định hướng phát triển và tình hình thực tế;
loại vật tư sử dụng tại các dự án.
Công tác chuẩn bị đầu tư: Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô phải đầu tư là lập hiệu quả đầu tư đề xuất lãnh đạo công ty việc tham gia các dự án đầu tư mới; Thực hiện các thủ tục về đầu tư: Xin đầu tư, giao đất, thuê đất và xin chuyển giao dự án...Tổ chức và đề xuất lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư: Thiết kế quy hoạch, khảo sát đại hình, địa chất; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường....
-Công tác thực hiện đầu tư: Kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán theo từng giai đoạn thực hiện đầu tư; Phối hợp kiểm tra tiến độ, chất lượng thi công và hồ sơ liên quan công tác thực hiện đầu tư và tổng hợp báo cáo lãnh đạo công ty;
-Công tác thẩm định: Thực hiện công tác thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu.
-Thực hiện các công việc khác.
Ban quản lý dự án:
Ban quản lý dự án có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty và trực tiếp thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, quản lý đầu tư, khai thác và bàn giao các dự án do công ty làm chủ đầu tư hoặc được ủyquyền thực hiện đầu tư.
-Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và tổ chức công tác thuộc hội đồng; Phối hợp với Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và tổ công tác tổ chức đo đạc, thống kê diện tích đất đai, nhà cửa, cống trình kiến trúc, các công trình chìm và nổi, cây cối hoa màu; Lập kế hoạch, tiến độ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng các dự án; Lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng trình Hội đồng đền bù thông qua và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phối hợp với các đơn vị chức năng, các phòng, ban trong công ty, trả tiền đền bù; Phối hợp với chính quyền địa phương vàcác cơ quan quản lý nhà nước nhận bàn giao mặt bằng; Bàn giao mốc giới đã giải phóng mặt bằng cho các phòng ban liên quan để phối hợp quản lý; Cập nhật các chế độ, chính sách lien quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho tổ chức phổ
biến tuyên truyền đến các đối tượng trong diện đền bù giải phóng mặt bằng; Lập hợp đồng, giám sát, nghiêm thu việc rà phá bom mìn trong phạm vi dự án; Lập hợp đồng đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa đất,bẩn đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; Lập hợp đồng trích lục bản đồ, cắm mốc giao đất của cả dự án saukhi giải phóng mặt bằng.
-Công tác quản lý đầu tư, khai thác và bàn giao dự án: Quản lý việc xây dựng các công trình trong khu vực dự án theo chỉ giới, bản vẽ thiết kế và các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt; Bàn giao mặt bằng, mốc giới cho các đơn vị thi công các công trình thuộc dự án; Là đơn vị đầu mối chủ trì trong công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu các công trình và hạng mục công trình thược dự án của công ty; Tham gia thành phần tổ chuyên gia lựa chọn thầu,chỉ định thầu,xét chọn các đơn vị thi công công trình, hạng mục công trình trong các dự án; Tổ chức quản lý chất lượng công trình,giám sát kỹ thuật đơn vị thi công đúng biện pháp và tiến độ thi công được duyệt,chủ động đề xuất các biện pháp xử lý kỹ thuật tại hiện trường; tổ chức nghiệm thu khối lượng,chất lượng công tác xây lắp,nghiệm thu từng phân,nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng; Kiểm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công,dự toán thi công, kiểm tra hồ sơ hoàn công,xác nhận khối lượng và thanh quyết toán công trình theo quy định; Triển khai công tác khảo sát địa chất phục vụ thiết kế; Chịu trách nhiệm tổ chức,lập phương án kiểm tra,đôn đốc công tác an toàn lao động,phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường của dự án.
Phòng Hành chính nhân sự:
Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, Xây dựng kế hoạch tiền lương, thưởng, kế hoạch đào tạo, bảo hộ lao động, y tế chế độ lương, thưởng, BHXH, BHYT.. an toàn lao động; tham mưu công tác đào tạo, đề bạt, điều động, tuyển dụng…Đề xuất sử dụng, bố trị và tổ chức các kế hoạch đào tạo trong toàn bộ Công ty.
Quản lý và lưu giữ hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên chức Công ty, soạn thảo triển khai quy chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty,
quản lý nhân sự cho toàn Công ty. Bình chọn thi đua, báo cáo thành tích khen thưởng cho cá nhân, tập thể. Thực hiện công tác hành chính, tiếp khách, hội thảo. Phụ trách quản lý con dấu của đơn vị, tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu đúng chế độ quy định.
Quản lý tài sản, phương tiện làm việc; Văn phòng làm việc, xe con và các trang thiết bị, dụng cụ làm việc trong khối văn phòng ban nghiệp vụ Công ty, định kỳ kiểm kê để bổ sung, sửa chữa…
Phòng Tài chính – Kế toán:
Phòng Tài chính Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính và kế toán, cụ thể như sau:
-Công tác tài chính: Tổ chức thực hiện, chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty theo chế độ chính sách,pháp luật của Nhà nước; Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trình Hội đồng quản trị công ty; Đề xuất các phương án huy động vốn theokế hoạch ,tiến độ đầu tư cho các dự án công trình của Công ty.
-Công tác kế toán: Mở sổ sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật, phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chuẩn mực kế toán .luật kế toán và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty bao gôm: Chứng từ phát sinh về thu, chi tiền mặt, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý doanh nghiệp v.v…Các hợp đồng, khế ước vay, trả nợ Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và đối chiếu thanh toán tiền vay, tiền gửi; Hàng tháng kê khai thuế khấu trừđầu vào, kê khai thuế đầu ra đối chiếu và quyết toán thuế; Hàng quý, năm với cáccơ quan thuế về thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác cho ngân sách nhà nước theo luật thuế quy định. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhànước theo quyết định. Thực hiện kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các chính sách về tài chính đối với nhà nước và công ty góp vốn cổ phẩn.