6. Cấu trúc của luận văn:
3.1. Định hướng hoạtđộng của Côngty thời gian tới
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
Năm 2020 là quãng thời gian với nhiều nốt trầm của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thị trường được dự báo sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo nhờ những chuyển biến tích cực đến từ loạt chính sách gỡ khó.
- Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Luật đầu tư sửa đổi
Từ ngày 1/1/2021, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực thi hành, nhiều công trình sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Theo đó, sẽ có 10 trường hợp được miễn phép xây dựng theo Luật Xây dựng 2020 và một số những quy định hoàn toàn mới của Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã bổ sung thêm các trường hợp công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng. Đối với các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ không thuộc các trường hợp kể trên phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
- Nghị quyết 164 tháo gỡ vướng mắc đầu tư trong khu đô thị
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164 tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11 về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị đang gặp khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục đầu tư của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị; đồng thời do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường xây dựng trầm lắng.
- Nghị định số 25/2020/NĐ-CP về lựa chọn nhà đầu tư
Theo yêu cầu thực tiễn và khung pháp lý hiện hành có liên quan, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã được ban hành thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP. Ra đời
trong bối cảnh nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất tại địa phương vướng mắc liên quan đến pháp luật về đất đai; các dự án PPP chưa rõ về quy trình đấu thầu, NĐ 25 có nhiều điểm mới tháo gỡ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020 và sẽ tiếp tục là "chìa khóa" để tháo gỡ cho các dự án bất động sản có vướng mắc liên quan trong năm 2021.
Bộ Tài chính và Chính phủ đang xem xét thêm về hiệu lực của Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2021 để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm ứng phó với tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Tất cả những điều chỉnh trên được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, "thổi làn gió mới" vào thị trường bất động sản.
Thuận lợi:
-Các dự án do C.E.O đầu tư đều nắm đúng phân khúc của thị trường nên các sản phẩm do C.E.O cung cấp đều được thị trường đón nhận.
-Thị trường Bất động sản còn tiếp tục khó khăn trong năm 2021, Tuy nhiên, cũng đã có những cơ sở để dự báo một triển vọng tốt hơn cho thời gian những tháng cuối năm.
- Khi vấn đề cơ cấu thị trường Bất động sản được giải quyết, cùng với các điều kiện kinh tế vĩ mô tốt lên thì thị trường Bất động sản sẽ ấm lên và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp về Bất động sản nói chung cũng như C.E.O nói riêng.
-Sự đoàn kết nhất trí, tâm huyết của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Công ty cùng với việc tổ chức ổn định bộ máy quản lý điều hành của Công ty sẽ đảm bảo cho việc điều hành hoạt động hiệu quả và chủ động sáng tạo trong công việc.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như:
- Ngành Xây dựng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, giá cả nguyên
vật liệu tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao…đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành Xây dựng.
- Lĩnh vực xây dựng, kinh doanh, hàng loạt dự án ngưng trệ do thiếu vốn. Lãi suất tín dụng như vật tư, vật liệu xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn là do sự ảm đạm của thị trường xây dựng và bất động sản khiến nhu cầu sụt giảm, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như nguyên liệu đầu vào và chi phí lãi vay.
3.1.2. Định hướng phát triển
Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O với với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, giữ vững tốc độ tăng trưởng, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước vươn lên chiếm lĩnh và mở rộng thị trường và trở thành một trong những tổ chức đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam. Công ty đảm bảo tăng trưởng ổn định, gia tăng lợi ích cho cổ đông và các nhà đầu tư dựa trên sự tiện nghi, thoải mái và sự hài lòng của khách hàng đối với những sản phẩm mà Công ty cung cấp.
Chính sách đối với người lao động : Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Công ty, vì vậy Công ty luônđặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Xây dựng đội ngũ; luôn cải thiện môi trường làm việc, quy tụ, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết; có trìnhđộ nhiệt tình; làm việc có hiệu quả; tạo dựng được văn hóa mang bản sắc C.E.O và ngày càng chuyên nghiệp, chính sách đối với người lao động nhằm thu hút nguồn lao động có chất lượng đến làm việc và gắn bó với C.E.O.
-Tiếp tục duy trì sự phát triển bền vững trên lĩnh vực đầu tư kinh doanh cũng như đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực của Công ty. Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng hướng tới khách hàng với mục tiêu duy trì và xây dựng phát triển hình ảnh của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O.
- Triển khai đầu tư có trọng điểm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả gắn với kinh doanh, thu hồi vốn: Duy trì ổn định hoạt động và phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã đề ra. Giữ gìn hình ảnh tốt, uy tín của Công
ty niêm yết. Có thể nghiên cứu thêm hướng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tạikhu đô thị phù hợp và có hiệu quả để tạo thêm nguồn thu.
-Đối với các dự án mới: Tập trung vào công tác chuẩn bị đầu tư; phân tích, đánh giá kỹ thị trường để lựa chọn dự án khả thi trên cơ sở khả năng thu hồi vốn của các dự án.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công tyCổ phần tập đoàn C.E.O. Cổ phần tập đoàn C.E.O.
3.2.1. Giảm chi phí để tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp
- Cơ sở thực hiện giải pháp
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, mặc dù công tác triển khai đầu tư xây lắp các dự án đều thông qua các nhà thầu, tuy nhiên sự biến động về giá cả vật liệu xây dựng chủ yếu là sắt, thép, xi măng, nhiên liệu, đều có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh và tiến độ của các dự án… Sự biếnđộng giá cả nguyên vật liệu theo chiều hướng gia tăng trong thời gian ngắn, sẽ làm cho kinh phí đầu tư của các chủ đầu tư tăng theo.
-Mục tiêu của giải pháp:
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí đầu vào và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của mỗi dự án nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh củ Công ty. Với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, giữ vững tốc độ tăng trưởng, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước vươn lên chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố then chốt trong sự thành công của Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O.
Nội dung của giải pháp
-Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, bởi vì chi phí nguyên vật liệu trong ngành xây dựng bất động sản thường chiếm tỷ trọng rất lớn vì thế Công ty có thể hạ giá thành, tiết kiệm chi phí bằng cách tiền hành chọn lọc các nhà thầu, nhà cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng phù hợp và giá rẻ hơn để phục vụ sản xuất đảm bảo được thời gian và tiến độ của các công trình.
dự án bắt đầu triển khai, lập ban điều hành riêng đối với dự án lớn đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu các chi phí phát sinh.
-Xây dựng định mức nội bộ của các khoản mục chi phí dựa trên định mức nhà nước và hồ sơ thầu , hạn chế hao hụt vật tư trong qua trình thi công dự án, thực hiện các chế độ vật chất đi đôi với trách nhiệm đối với cán bộ quản lý vật tư.
3.2.2. Tăng cường công tác thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụnhằm tăng doanh thu cho Công ty nhằm tăng doanh thu cho Công ty
- Cơ sở thực hiện giải pháp
Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố then chốt trong sự thành công của Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O. Do đó, Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O cung cấp dịch vụ cho khách hàngvới chất lượng tốt nhất.
Mục tiêu của giải pháp:
Tập trung xây dựng và triển khai chiến lược, phương án và kế hoạch kinh doanh linh hoạt, phù hợp với với diễn biến của thị trường nhằm nhanh chóng thu hồi và bảo toàn vốn đầu tư; chú trọng công tác tiếp thị cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới khách hàng với mục tiêu duy trì và xây dựng hình ảnh của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O.
Nội dung của giải pháp:
-Nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công đến khi triển khai ngoài hiện trường. Công ty luôn chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, xem xét những nhu cầu của khách hàng để mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất phù hợp với đa số nhu cầu về nhà ở của khách hàng.
+ Duy trì và phát triển thương hiệu: tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xã hội, lập bộ phận phòng ban chuyên về quản trị thương hiệu, quảng bá hình ảnh công ty, sử dụng sức mạnh truyền thông.
3.2.3. Huy động vốn để nâng cao tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp,
-Trong bối cảnh kinh tế gần đây, các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và nan giải. BĐS là một lĩnh vực đầu tư đòi hỏi phải có nguồn vốn trung, dài hạn vững mạnh, một kế hoạch tài chính ổn định. Cần phải Xây dựng cơ cấu tài chính lành mạnh và phù hợp là yếu tố quantrọng để giảm rủi ro tài chính cho Công ty cũng như đảm bảo được đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu của giải pháp:
Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng và tìm kiếm được nguồn vốn dài hạn ổn định hơn cho doanh nghiệp.
Nội dung của giải pháp:
-Đa dạng hóa kênh huy động vốn thông qua hình thức: mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài nước; các quỹ đầu tư nước ngoài và trong nước, tìm kiếm các đối tác chiến lược… Đối với các doanh nghiệp BĐS khi cần thực hiện các dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn có thể liên kết nhiều công ty lại nhằm củng cố sức mạnh tài chính và tận dụng thế mạnh lẫn nhau để phát triển dự án.
-Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ tài chính: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-Tăng cường quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn, để tránh lãng phí và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
-Cơ cấu lại sản phẩm đầu ra cho phù hợp với tình hình mới, cần nghiên cứu và đánh giá lại nhu cầu thị hiếu của thị trường trong giai đoạn khủng hoảng từ đó đưa ra chiến lược phát triển dòng sản phẩm cho phù hợp với hiện tại và trong thời gian sắp tới sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng nhanh và xoay vòng được vốn.
- Sử dụng nguồn vốn hiện có một cách có hiệu quả: Bên cạnh huy động nguồn vốn dài hạn Công ty cần sử dụng nguồn vốn hiện có một cách tiết kiệm hiệu quả trong đó quan trọng nhất là sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm triệt để bởi vì điều này sẽ giúp cho Công ty làm giảm các khoản nợ ngắn hạn.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những yêu cầu có tính sống còn để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có rất nhiều công cụ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu này trong đó có thể khẳng định phân tích tài chính là một trong những công cụ có ý nghĩa rất quan trọng giúp doanh nghiệp đề ra các biện pháp cụ thể và thiết thực.
Với những thông tin do phân tích tình hình tài chính cung cấp và nhu cầu được tiếp cận với những thông tin tài chính doanh nghiệp của các đối tượng có liên quan, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường đang có những thay đổi lớn để hội nhập kinh tế quốc tế thì đánh giá tài chính doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết và tất yếu giúp các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2020 khép lại bằng bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản đóng băng, hầu hết các phân khúc như căn hộ chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, đất nền biệt thự đều giảm giá, sức mua và lượng giao dịch, tồn kho lớn, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn gay gắt về tài chính.
Thị trường bất động sản năm 2021 vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hàng loạt các nghị định của chính phủ đưa ra vào cuối năm 2020, và đầu năm 2021, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường, giải quyết nợ xấu,Các NH đang vào cuộc hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn cho người có thu nhập thấp mua nhà là một tín hiệu đáng mừng và được mong đợi như một giải pháp dần hâm nóng thị trường BĐS năm 2021. Tuy nhiên, những chính sách này tức thời chưa phát huy tác dụng. Thị trường BĐS đầu năm vẫn chưa có tín hiệu khả quan, Giá hầu hết các phân khúc vẫn tiếp tục giảm, đặc biệt hoạt động M&A trong ngành này diễn ra khá sôi động trong đầu năm nay, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng luôn được nhà quản lý tài chính quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của Công ty. Qua kết quả phân tích tài chính nhà quản lý tài chính sẽ đánh giá và thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó
làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai.
Xuất phát từ mục đích học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm thực tế, vận dụng lý thuyết về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trong thực tiễn hoạt động của Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O luận văn đã trình bày những quan điểm, nhận xét của mình về tình hình tài chính của công ty. Qua đó cũng đưa ra một số biện pháp củng cố tình hình tài chính và nâng cao năng lực tài chính cho Công ty trong