CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (Trang 37 - 41)

7. Quản lý thời gian theo công thức 5 chữA

CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC

Cuộc sống luôn bị chi phối bởi nhiều khía cạnh từ tài chính, gia đình, bạn bè, xã hội….dẫn đến mức độ động lực của chúng ta thường xuyên lên xuống như một nhịp điệu tự nhiên. Có những ngày chúng ta tràn trề động lực khi bắt đầu một ngày mới nhưng cũng không ít ngày chúng ta cảm thấy vật vã, mệt mỏi đến mức không muốn bước ra khỏi giường. Chính điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý phải thường xuyên tìm ra các cách thức tạo động lực cho nhân viên để tạo thành một thói quen tích cực trong tổ chức, giúp mỗi cá nhân luôn giữ được sự chủ động mà không bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố xung quanh.

Kỹ năng tạo động lực là một kỹ năng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mỗi người, đặc biệt là những người làm công tác quản lý, lãnh đạo vì phải luôn tìm ra cách để giúp cho các nhân viên có thêm những động lực để vượt qua những khó khăn, áp lực của công việc, cuộc sống để hướng đến với mục tiêu với một nỗ lực cao nhất.

1. Khái niệm động lực

- Là lực thúc đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa thỏa mãn

- Là yếu tố giúp con người đi đến hành động hay lựa chọn

- Là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay kết quả cụ thể

- Bao gồm tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu

2. Vai trò của động lực

- Định hướng cá nhân hoạt động để đạt được mục tiêu

- Tăng cường ý chí, duy trì sức lao động

- Quy định cường độ hoạt động của cá nhân

- Một người không có động lực vẫn có thể hoàn thành công việc. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực

Về nhân viên

- Mục tiêu, thái độ, quan điểm cá nhân về công việc

- Năng lực nhận thức và năng lực lao động

- Đặc điểm tính cách

Về công việc

- Công việc phù hợp khả năng, sở trường

- Mức độ chuyên môn hóa của công việc

- Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc

- Mức độ hao phí về trí lực

Tổ chức

- Mục tiêu, văn hóa của tổ chức

- Người lãnh đạo: quan điểm, phong cách, phương pháp quản lý NV

- Môi trường của nhóm làm việc

- Lương và Phúc lợi

4. Các cấp bậc tạo động lực

- Cam kết: Tôn trọng, danh dự, niềm tin

- Cam kết: Thuyết phục, cổ vũ, tán thưởng

- Phục tùng: Động cơ, lợi ích, phần thưởng

- Ép buộc: Áp dụng, lôi kéo, dọa dẫm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm soát: Sức mạnh, sợ hãi, đe dọa 5. Các loại động lực phổ biến

Động lực tích cực

Động lực tích cực hoặc động lực khuyến khích dựa trên phần thưởng. Người lao động được khuyến khích để đạt được các mục tiêu mong muốn. Các hình thức khuyến khích có thể là trả lương cao hơn, thăng chức, ghi nhận công việc… Nhân viên được cung cấp các ưu đãi và cố gắng cải thiện hiệu suất của họ một cách tự nguyện.

Động lực tiêu cực

- Động cơ tiêu cực dựa trên sự sợ hãi. Nỗi sợ hãi khiến nhân viên hành động theo một cách nhất định. Trong trường hợp họ không hành động phù hợp thì họ có thể bị phạt cách chức hoặc sa thải. Sự sợ hãi hoạt động như một cơ chế thúc đẩy. Các nhân viên không sẵn sàng hợp tác, mà họ làm tốt vì muốn tránh bị trừng phạt.

- Kiểu động lực này sẽ gây ra sự tức giận và thất vọng, là một nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn trong công nghiệp. Bất chấp những hạn chế của động lực tiêu cực, phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến để đạt được kết quả mong muốn.

- Động lực rất quan trọng để quản lý và lãnh đạo hiệu quả. Năng suất của doanh nghiệp giảm khi nhân viên không có động lực để hoàn thành các mục tiêu.

6. Vì sao động lực lại quan trọng?

Thay đổi thái độ tiêu cực sang thái độ tích cực

Nếu không có động lực, các nhân viên chỉ cố gắng thực hiện các hoạt động tối thiểu trong doanh nghiệp. Nhưng động lực sẽ thúc đẩy họ thực hiện ở mức tối đa. Tất cả các nguồn lực của công ty sẽ bị lãng phí trừ khi hoặc cho đến khi được nhân viên sử dụng. Các nhân viên có động lực sử dụng tốt nhất các nguồn lực.

7. Các động cơ/ cảm xúc nền tảng có thể tạo động lực cho bạn

- Ước muốn Tự vệ

- Cảm xúc Yêu thương

- Cảm giác Sợ hãi

- Ước muốn Chiến thắng

- Ước muốn Sống sau chết (bất tử)

- Ước muốn Tự do thể chất và tinh thần

- Cảm xúc Giận dữ

- Cảm xúc Căm ghét

- Ước muốn Được thừa nhận và tự thể hiện mình

- Ước muốn Được giàu có về mặt thể chất 8. Cách tạo động lực làm việc

Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

- Mục tiêu là đích đến mà ta muốn đạt được trong công việc. Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể, chúng ta càng dễ dàng thực hiện hơn. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về những điều mà mình muốn đạt được thì rất khó tạo động lực cho bản thân. Vì thế,

hãy xác định cho mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng và thực tế nhất.

- Thế nhưng, bạn cũng đừng để những mục tiêu này khiến mình quên đi những khía cạnh khác của cuộc sống nhé. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý, xác định rõ mình nên dành bao nhiêu thời gian và công sức để hoàn thành từng mục tiêu đã vạch sẵn.

Lên kế hoạch cụ thể cho công việc

- Khi đã xác định được mục tiêu trong công việc, điều cần bạn cần làm chính là lên kế hoạch để thực hiện. Bạn nên liệt kê những nhiệm vụ mình cần thực hiện, ưu tiên sắp xếp những công việc quan trọng nhất và phân bổ thời gian thực hiện hợp lý, khoa học. Như vậy, bạn vừa có thể xử lý công việc một cách dễ dàng, vừa có thể tiết kiệm thời gian của mình.

- Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch còn giúp chúng ta cảm thấy hào hứng hơn trong công việc. Thực tế, cả ngày làm việc sẽ khiến bạn nhanh chóng chán nản và mệt mỏi. Nhưng nếu bạn chia nhỏ thời gian trong ngày với những nhiệm vụ cụ thể, công việc của bạn sẽ dễ hoàn thiện hơn.

Tạo sự hứng thú trong công việc

Để có động lực làm việc, bạn cần phải tìm được cảm hứng, sự hứng thú trong công việc. Mỗi chúng ta đều rất ngại bắt tay thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó nếu nó làm bản thân lo lắng, thậm chí là khiếp sợ. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, cách tốt nhất là hãy tìm lý do để khiến công việc đó trở nên hứng thú hơn. Bạn có thể tìm những điều trong công việc khiến bạn cảm thấy vui vẻ và suy nghĩ đến nó, mời những người khác cùng tham gia hoặc thay đổi cách làm việc để tìm nguồn cảm hứng mới… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thưởng cho bản thân khi hoàn thành tốt công việc

Đây là cách để chúng ta động viên bản thân sau khi đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong công việc. Đôi khi chỉ cần những món quà nhỏ nhưng cũng đủ để trở thành động lực làm việc cho bạn. Bạn có thể

thưởng cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn, một buổi hẹn hò với bạn bè, một chuyến du lịch… Điều này sẽ giúp bạn hào hứng và có thêm động lực trong công việc.

Khi mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi

- Để tránh gặp phải tình trạng căng thẳng khi làm việc, chúng ta nên dành một chút thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Cách tốt nhất là chúng ta hãy sắp xếp thời gian giải lao trong ngày, mỗi khi làm xong một việc nào đó, bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi tầm 5 – 10 phút. Bạn cũng nên tận hưởng những kỳ nghỉ dài hơn để lấy lại sức và sự hào hứng trong công việc nhé!

- Tìm kiếm động lực làm việc không hề khó, quan trọng là bạn có nắm được bí quyết và thực hiện chúng hay không. Chúc các bạn luôn tràn đầy năng lượng trong công việc và cả cuộc sống

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (Trang 37 - 41)