Các phương pháp quản lý xung đột

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (Trang 44 - 45)

- Khả năng quản lý thành công của các nhà quản lý dự án thường phụ thuộc vào khả năng giải quyết xung đột của họ. Các nhà quản lý dự án khác nhau có thể sử dụng các phương pháp quản lý xung đột khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp giải quyết xung đột bao gồm:

• Tầm quan trọng và cường độ xung đột • Áp lực cần giải quyết xung đột sớm

• Quyền hạn của những người liên quan đến xung đột • Tầm quan trọng cần duy trì mối quan hệ

• Động lực giúp giải quyết xung đột trong ngắn hạn hay dài hạn

- Có 5 phương pháp quản lý xung đột và mỗi phương pháp sẽ hiệu quả trong các tình huống khác nhau:

Rút lui/Tránh xung đột

+ Rút lui khỏi các tình huống xung đột đang xảy ra hoặc xung đột tiềm tàng

+ Hoãn lại vấn đề để chuẩn bị tốt hơn hoặc để cho người khác xử lý • Hòa giải/Dàn xếp

+ Nhấn vào các khía cạnh đồng thuận thay vì các khía cạnh khác biệt

+ Nhượng bộ quan điểm theo nhu cầu của những người khác để duy trì sự hài hòa và các mối quan hệ

• Thỏa hiệp/Hòa giải

+ Tìm kiếm giải pháp phần nào thỏa mãn tất cả các bên

+ Giải quyết tạm thời hoặc một phần xung đột thông qua thỏa hiệp + Phương pháp này thường dẫn đến hai bên cùng thua (lose/lose)

• Ép buộc/ Chỉ đạo

+ Theo đuổi quan điểm của bạn và hi sinh ý kiến của những người khác

+ Chỉ mang đến giải pháp một bên thắng, một bên thua (win/lose), và thường ép buộc thông qua người có quyền để giải quyết tình huống khẩn cấp.

• Cộng tác/Giải quyết vấn đề

+ Kết hợp nhiều quan điểm và ý kiến chuyên sâu khác nhau

+ Cho phép hợp tác và đàm thoại cởi mở để đạt được sự đồng thuận và cam kết.

+ Phương pháp này mang đến giải pháp hai bên cùng chiến thắng (win/win)

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (Trang 44 - 45)