Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại một số địa

Một phần của tài liệu Luanvan 1906185034-QLKTK1 (Trang 36)

6. Kết cấu luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại một số địa

địa phương

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Qua nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có thể rút ra một số kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều như sau:

Quyền lợi của cán bộ công đoàn đi học, về mặt thời gian không bị trừ vào thời gian làm việc, công tác, nếu học ngoài giờ thì phải được chăm lo về vật chất, tinh thần tùy theo điều kiện của thị xã.

Trong quá trình học tập của nhân viên, nếu đạt xuất sắc và giỏi, tiên tiến thì đưa vào quy chế khen thưởng để thưởng, kể cả thưởng đột xuất cho nhân viên học tập tốt.

Thường xuyên trợ cấp khó khăn cho cán bộ công đoàn đi học để tạo điều kiện cho họ tích cực học tập và học tập đạt yêu cầu và qua đó cũng nhằm động viên anh chị em nhân viên khác tham gia.

Đối với những trường hợp cán bộ công đoàn lười học hoặc vi phạm nội quy học tập thì tùy theo mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật, xong cái chính là giáo dục, động viên cán bộ công đoàn khắc phục mà phấn đấu trong học tập để vươn lên.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Qua nghiên cứu và tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn có thể rút một số bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn như sau:

Huyện Cao Lộc rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp, khuyến khích cán bộ công đoàn đi học tập nâng cao trình độ ngoài giờ hành chính như: Chương trình sau đại học, đại học, văn bằng hai, tin học, ngoại ngữ, các chương trình liên quan đến công tác chuyên môn ….

Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng thường xuyên chỉ đạo việc tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề để cùng trao đổi phương pháp cách thức làm việc chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo và những cán bộ công đoàn giỏi được cử đi học hỏi kinh nghiệm các đơn vị trong ngành để được hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp từ các đơn vị bạn. Hàng năm ngân sách trích 10% kinh phí tài chính cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, vì nguồn kinh phí ổn định nên ngân hàng thu hút nhiều cán bộ công đoàn tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với thị xã Đông Triều, Quảng Ninh

Trên cơ sở về kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại 02 đơn vị cùng lĩnh vực, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại thị xã Đông Triều như sau:

Coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thi xã.

Cần xác định được đúng đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng dựa trên yêu cầu của công việc để tránh lãng phí nguồn lực.

Cần xác định được đội ngũ giảng viên (cả nội bộ lẫn thuê ngoài) có chất lượng và phù hợp với tính chất của công việc.

Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho các bộ phận chủ chốt trong các doanh nghiệp, đặc biệt nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Sau khi đào tạo, bồi dưỡng nên sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn nhân lực đã tham gia đào tạo và có chế độ thưởng, phạt rõ ràng để khuyến khích cán bộ công đoàn phát huy khả năng, năng lực đã được học.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH

2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Đông Triều, Quảng Ninh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

Đông Triều là thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ 21o01’ đến 21o13’ vĩ độ bắc và từ 106o26’ đến 106o43’ kinh độ đông). Trung tâm thị xã cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 30km, cách Hà Nội 90km.

- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam tỉnh Bắc Giang bằng vòng cung núi Đông Triều; phía tây giáp Thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương, ranh giới là sông Vàng Chua; phía nam giáp thị xã Kinh Môn cũng thuộc Hải Dương bằng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc; phía đông nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới cũng là sông Đá Bạc và thị xã Kinh Môn tỉnh Hải Dương; phía đông giáp thành phố Uông Bí, ranh giới là sông Đá Bạc.

- Địa hình

+ Vùng đồi núi phía bắc: Gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, độ cao trung bình từ 300 - 400m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1.031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lương. Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc.

+ Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa.

+ Vùng đồng bằng phía nam: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng. Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

Đông Triều có cảnh quan đẹp với toàn khu vực là địa hình đồi núi. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Đông Triều là 39.658 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 69,6% (27.653 ha), diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 23,2% (9.199 ha) và diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 7,2% (2.806 ha). Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 67,2%. Tiếp đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 34%. Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn 2.806 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi núi không có rừng che phủ. Đông Triều có kế hoạch tăng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó sẽ sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, khoáng sản và du lịch. Để hỗ trợ sự gia tăng này, diện tích đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp sẽ giảm, đặc biệt đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản cũng như đất chưa sử dụng.

- Khí hậu

Khí hậu Đông Triều tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 23o4, độ ẩm 81%, lượng mưa trong năm là 1809 mm, thấp hơn nhiều huyện, thị trong tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Năm 2017: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao (đạt 15,8%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm 62,9%, dịch vụ 28,2%, nông- lâm- ngư nghiệp 8,9%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn ước đạt 3.500 USD; Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 875,5 tỷ đồng. Ước giải quyết việc làm cho 2.600 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,25%. Có 84/86 trường học đạt chuẩn quốc gia.

Năm 2018: Hoàn thành toàn diện nhiệm vụ và chủ đề công tác năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,7%; cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; tỷ trọng công nghiệ- xây dựng- dịch vụ chiếm 92%; nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 8%. Trong năm thu hút được 1,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 150 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4.100 USD/người/năm, tăng 17% so với năm trước. Tổng thu ngân sách ước đạt 1.465 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn đạt 480,6 tỷ đồng. Trong năm, giải quyết việc làm cho 2.500 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 76%; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,71%. Toàn thị xã có 84/86 trường học đạt chuẩn quốc gia.

Theo thống kê của thị xã, giai đoạn từ năm 2015-2020 tổng nguồn vốn đầu tư công là trên 1.879 tỷ đồng (tăng 54% so với giai đoạn 2011-2015). Ngoài ra,

thị xã đã huy động 2.000 tỷ đồng vốn doanh nghiệp thực hiện các dự án hạ tầng giao thông. Việc triển khai các quy hoạch chiến lược gắn với huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả nhiều dự án, công trình trọng điểm, động lực thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, nhất là các dự án hạ tầng giao thông đã, đang và tiếp tục được đầu tư xây dựng giúp cho Đông Triều khẳng định được vai trò quan trọng trong kết nối giao thông của tỉnh trong khu vực phía Bắc, tạo lực hút mới để tăng sức hấp dẫn thu hút nhà đầu tư trong, ngoài nước vào các địa phương của tỉnh mà đặc biệt là Đông Triều.

Với việc cùng cả nước thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Đông Triều của hiện tại đã ngày một thay da đổi thịt ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình theo hướng “Đường có hoa, nhà có số, ngõ có tên”. Trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và cả nước là kết quả tiêu biểu nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã Việt Dân nhiệm kỳ 2015-2020. Trong 5 năm qua, xã đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới đạt 242 tỷ đồng.

2.2. Thực trạng cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp của thị xã Đông Triều, Quảng Ninh

2.2.1. Về số lượng

Số lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nói chung cũng như số lượng cán bộ công đoàn nói riêng được đảm bảo là một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả và chất lượng việc của các doannh nghiệp trên địa bàn thị xã Đồng Triều, Quảng Ninh. Để thấy rõ hơn về số lượng cán bộ công đoàn tại thị xã Đồng Triều, Quảng Ninh, ta có hình vẽ dưới đây:

Bảng 2. 1. Thống kê số lượng doanh nghiệp và cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu ĐVT Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020

Só sánh năm 2020/2016 Số lượng Tỷ lệ(%) Số doanh nghiệp hoạt động DN 59 60 63 65 69 10 16,9 Số lượng cán bộ

Công đoàn Người 194 197 206 224 236 42 21,6

Từ bảng số liệu thống kê về số lượng doanh nghiệp và số lượng cán bộ công đoàn cơ sở của thị xã Đông Triều qua các năm cho thấy: giai đoạn từ năm 2016-2020 số lượng các doanh nghiệp cũng như cán bộ công đoàn tăng, nhưng không đáng kể, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn năm 2016 có 59 doanh nghiệp, đến năm 2017 có 60 doanh nghiệp, tăng dần đến năm 2020 trên địa bàn thị xã có 69 doanh nghiệp hoạt động, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2016, tỷ lệ tăng đạt 16,9%.

Song song với số lượng doanh nghiệp tăng, số lượng cán bộ công đoàn trên địa bàn thị xã cũng tăng qua các năm, năm 2016 có tổng cộng là 194 cán bộ công đoàn, tăng dần đến năm 2020 toàn thị xã Đông Triều có 236 cán bộ công đoàn, tăng 42 người, tỷ lệ tăng đạt 21,6% so với năm 2016.

Hình 2. 1. Số lượng doanh nghiệp và cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: Thống kê của Công đoàn thị xã Đông Triều)

2.2.2. Về cơ cấu

2.2.2.1. Theo giới tính

Giới tính của người lao động nói chung cũng như giới tính của cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã, bởi cán bộ công đoàn nữ thường hay bị chi phối bởi những công việc như nghỉ chế độ thai sản, chăm con ốm, việc nhà… trong nam giới không bị ảnh hưởng bởi những công việc đó. Tuy nhiên, đặc thù một số công việc, trong đó có ngành may thì yêu cầu chủ yếu hiện nay lại là nữ giới, bởi nữ giới thường chịu khó hơn, khéo léo và tỉ mỉ hơn so với nam giới. Dưới đây là bảng thống kê về số lượng CBCĐ các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, Quảng Ninh như sau:

Bảng 2. 2. Giới tính cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Người

Giới tính Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020

So sánh năm 2020/2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 64 66 69 76 79 15 23,4 Nữ 130 131 137 148 157 27 20,8 Tổng cộng 194 197 206 224 236 42 21,6

(Nguồn: Thống kê của Công đoàn thị xã Đông Triều)

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng CBCĐ có giới tính nữ chiếm số lượng nhiều hơn là CBCĐ có giới tính nam, cụ thể:

Trong năm 2016, CBCĐ có giới tính nữ là 130 người, chiếm tỷ lệ 67,0%, năm 2017 là 131 người, chiếm tỷ lệ 66,5% đến năm 2020 có tổng cộng là 157CBCĐ có giới tính nữ, chiếm tỷ lệ 66,5%, tăng 27 người với tỷ lệ tăng đạt 20,8% so với năm 2016.

Trong khi đó, CBCĐ có giới tính nam chiếm số lượng khá thấp, năm 2016 chỉ có 64 người, chiếm tỷ lệ 33,0%, đến năm 2018 CBCĐ nam giới là 69 người, chiếm tỷ lệ 33,5% và trong năm 2020 có 79 CBCĐ là nam giới, chiếm tỷ lệ 33,5%, tăng 15 người với tỷ lệ tăng đạt 23,4% so với năm 2016.

Hình 2. 2. Tỷ lệ giới tính cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

2.2.2.2. Theo độ tuổi

Độ tuổi của người lao động nói chung cũng như của CBCĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều nói riêng luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả và tính chất công việc của các doanh nghiệp. Đối với những người có tuổi đời lớn, thường thiếu sự nhanh nhạy, nhưng bù lại họ có khá nhiều kinh nghiệm trong công việc. Ngược lại, đối với những CBCĐ trẻ tuổi họ hăng hái, nhiệt tình, có trình độ nhưng trong công việc lại thiếu kinh nghiệm.

Bảng 2. 3. Độ tuổi cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Người

Độ tuổi Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020

So sánh năm 2020/2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 48 50 52 63 66 18 37,5 Từ 30-50 tuổi 138 139 145 155 158 20 14,5 Trên 50 tuổi 8 8 9 26 12 4 50,0 Tổng cộng 194 197 206 244 236 42 21,6

(Nguồn: Thống kê của Công đoàn thị xã Đông Triều)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng CBCĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều chủ yếu ở độ tuổi từ 30-50 tuổi, đây cũng chính là nhóm tuổi chủ lực chính của các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể:

Ơ nhóm tuổi từ 30-50 tuổi trong năm 2016 có 138 người, chiếm tỷ lệ 24,7%, tăng dần đến năm 2018 độ tuổi này có 145 người, chiếm tỷ lệ 70,4%, đến năm 2020 có tổng cộng là 158 người, chiếm tỷ lệ 66,9%, tăng 20 người so với năm 2016, ứng với tỷ lệ tăng là 14,5%.

Đối với những người ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi là những cán bộ trẻ, mới được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc, năm 2016 có 48 người, chiếm tỷ lệ 24,7%, năm 2018 có 52 người, chiếm tỷ lệ 25,2% và đạt 66 người trong năm 2020 chiếm tỷ lệ 28,0% tăng 37,55 so với năm 2016.

Thấp nhất là những CBCĐ có độ tuổi trên 50 tuổi, chủ yếu là những người nắm các vị trí lãnh đạo quan trọng trong các doanh nghiệp trên địa bàn, năm

Một phần của tài liệu Luanvan 1906185034-QLKTK1 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w