Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP (Trang 27 - 29)

1.1. Tổng quan về vốn của vốn

1.1.4. Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp

1.1.4.1. Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu của vốn

Theo tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.

- Nguồn vốn chủ sở hữu:

Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, phần vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, các quỹ được hình thành từ lợi nhuận và nguồn kinh phí.

- Nợ phải trả: là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh tốn cho các thành phần kinh tế khác nhau bao gồm: nợ phải trả từ việc vay vốn, phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản phải thanh toán với người lao động trong doanh nghiệp…

Tùy thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp mà có sự kết hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trên cơ sở xem xét đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng và sự an toàn của doanh nghiệp.

1.1.4.2. Căn cứ vào thời gian huy động nguồn vốn

Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp được phân chia thành: nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn.

Đây là các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn (lớn hơn 1 năm) vào hoạt động kinh doanh.

Do tính chất ổn định trong thời gian dài nên nguồn vốn này thường sử dụng để hình thành tài sản dài hạn và một bộ phận tài sản ngắn hạn thường xuyên của doanh nghiệp.

- Nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời)

Đây là nguồn vốn có thời hạn trong vịng 1 năm, bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác phát sinh trong quá trình kinh doanh như nợ nhà cung cấp, nợ tiền lương người lao động,…

1.1.4.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn:

Phân chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn được huy động từ chính hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

Nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

Nguồn từ khấu hao TSCĐ chưa được sử dụng vào mục đích thay thế, đổi mới TSCĐ.

Nguồn khác: tiền từ nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ,…

Nguồn vốn bên trong thể hiện năng lực tự tài trợ của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn bên trong không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư, doanh nghiệp phải cần huy động thêm từ nguồn vốn bên ngoài.

- Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn doanh nghiệp huy động từ bên ngoài để phục vụ hoạt động SXKD, bao gồm các hình thức như: Vay tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác; tín dụng thương mại; liên doanh, liên kết với công ty khác; huy động vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu…

Việc phân loại theo các tiêu thức trên giúp cho người quản lý xem xét để huy động các nguồn vốn phù hợp với tính chất và thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w