2.3. Nhận xét, đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacer a-
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được kể trên, năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP vẫn tồn tại những hạn chế sau:
Doanh thu tăng nhưng chưa bền vững, đặc biệt Tổng công ty kinh doanh trong lĩnh vực VLXD và BĐS có chu kỳ kinh doanh dài.
Cơ cấu tài chính chưa bền vững, hệ số nợ khá cao trong khi hệ số VCSH có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Thêm vào đó, một phần TSDH được tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn, điều này còn được thể hiện ở tỉ suất tự tài trợ TSDH và TSCĐ ngày càng giảm cho thấy đây là một cơ cấu vốn tiềm ẩn rủi ro rất cao, đặc biệt nếu gặp tình hình tài chính, kinh tế biến động như năm 2019 - 2020.
Qua hệ số thanh tốn có thể thấy doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả khá thấp và giảm qua 3 năm liên tiếp. Điều này là do doanh nghiệp bị đọng vốn chủ yếu ở khoản mục hàng tồn kho mà cao nhất ở chi phí SXKD dở dang làm giảm khả năng thanh tốn của Tổng cơng ty.
Công tác quản lý chi phí vẫn chưa tốt, cụ thể chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng, năm 2019 chi phí bán hàng tăng 18,9% so với năm 2018 trong đó doanh thu thuần chỉ tăng 15,13%; năm 2020 chi phí bán hàng tăng 0,77% trong đó doanh thu thuần giảm 7,02% so với năm 2019. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 tăng 6,32% trong đó doanh thu thuần giảm 7,02% so với năm 2019.
Các hệ số thể hiện tình hình quản lý và sử dụng tài sản năm 2020 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản (cả ngắn hạn lẫn dài hạn) năm 2020 giảm so với các năm trước. Máy móc, trang thiết bị, … có hệ số khấu hao cao. Tổng công ty cần đầu tư đổi mới ngay để nâng cao năng lực sử dụng TSCĐ. Mặt khác, mặc dù được đầu tư tương đối mạnh, BĐS đầu tư ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu TSDH nhưng hiệu quả sử dụng BĐS đầu tư vẫn chưa cao thậm chí cịn giảm dần qua 3 năm. Mặt khác, năm 2020 tuy CPxây dựng cơ bản dở dang gia tăng nhưng tốc độ tăng của BĐS đầu tư lại thấp hơn, điều này cho thấy Tổng cơng ty vẫn cịn phải bỏ ra rất nhiều chi phí liên quan đến việc đầu tư và khai thác các dự án khu cơng nghiệp hiện có để đưa vào cho th. Tổng cơng ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp để gia tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất sẵn có, góp phần tạo ra doanh thu, lợi nhuận.
Tình hình quản lý KPT vẫn chưa tốt, nợ khó địi ngày càng tăng. Chỉ số liên quan đến vòng quay KPT còn thấp hơn một số các doanh nghiệp trong ngành như HT1, CVT, BCC, BTS, tương ứng với số ngày thu hồi KPT cao.
Hàng tồn kho của công ty chiếm tỉ trọng cao trong vốn ngắn hạn và ngày một gia tăng trong khi doanh thu lại giảm, chứng tỏ cơng ty cịn tồn đọng nhiều sản phẩm dở dang, tồn đọng nguyên vật liệu trong kho nhưng cũng là các chi phí đang đầu tư cho các dự án khu cơng nghiệp cịn chưa cho th. Thêm vào đó, vịng quay hàng tồn kho cịn thấp cho thấy cơng ty bị ứ đọng vốn khá nhiều ở khoản mục hàng tồn kho dẫn đến khả năng thanh tốn ngắn hạn của Tổng cơng ty giảm sút, giảm số vòng quay TSNH làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. Tổng cơng ty cần có chính sách quản lý và sử dụng hàng tồn kho nhanh chóng, hợp lý, tránh làm tăng chi phí kho bãi và bảo quản hàng tồn kho.
Công tác đầu tư vốn vẫn chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn nhiều khoản đầu tư tại các công ty con, công ty liên doanh, liên kết bị lỗ trong đó một số khoản đầu tư bị giảm giá trị sâu so với giá trị đầu tư ban đầu, tức là khơng bảo tồn được số vốn đầu tư khiến cho năng lực sử dụng vốn bị giảm sút.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan:
Một là, hoạt động kinh doanh chính của Tổng cơng ty là VLXD và BĐS nên
phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của nhà nước, nhất là những thay đổi của nhà nước về đơn giá đền bù đất, lãi suất ngân hàng, giá nguyên vật liệu xây dựng, giá xăng dầu,… Bên cạnh đó, ngành thị trường ngành xây dựng và ngành BĐS biến động khơn lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro đã có những tác động lớn đến hoạt động đầu tư kinh doanh của Tổng công ty.
Hai là, hoạt động của Tổng công ty phụ thuộc vào các yếu tố thay đổi của môi
trường kinh tế đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid - 19 diễn ra vào cuối năm 2019 kéo theo nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề, hoạt động SXKD của Viglacera từ đó cũng ảnh hưởng theo. Cụ thể, dịch bệnh khiến cho việc đi lại khó khăn, các chuyến bay quốc tế đến và đi khỏi Việt Nam bị hạn chế đối với hầu hết các hoạt động kinh doanh, trong nước thì giãn cách kéo dài đã gây áp lực đáng kể, ảnh hưởng đến việc xúc tiến đầu tư và tiến độ bàn giao hạ tầng, mặt bằng tại một số đơn vị của Tổng công ty. Điều này khiến doanh thu, lợi nhuận của các công ty thuộc Tổng công ty kinh doanh lĩnh vực VLXD và bất động sản bị sụt giảm.
Ba là, quá trình hội nhập sâu rộng trên tất cả mọi mặt của Việt Nam với các
nền kinh tế trên thế giới đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng gây nên khơng ít những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực VLXD đặc biệt với các nhóm sản phẩm kính, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, … rất gay gắt dẫn tới các doanh nghiệp khác đều thực hiện chính sách xả HTK, thu hồi vốn khiến giá bán giảm sâu, các đơn vị SXKD VLXD trong Tổng công ty đồng loạt phải điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất, duy trì sản xuất tối thiểu, chỉ tập trung vào các sản phẩm có hiệu quả, khả năng tiêu thụ tốt để hạn chế tăng HTK, ứ đọng vốn. Đối
với lĩnh vực BĐS, với mảng KĐT và nhà ở, dù công tác quảng bá và bán hàng vẫn đang được đẩy mạnh nhưng khả năng tiếp cận với những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội còn thấp, các KĐT khác cũng chưa tạo được sự thu hút với người tiêu dùng trong khi ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp các dự án mới hơn, tiện lợi hơn.
b. Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý và thu hồi vốn ngắn hạn có hiệu quả chưa cao dẫn tới nợ phải thu tăng dần, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thanh tốn, vịng quay vốn thấp, mặt khác, nợ phải thu khó địi thường xảy ra tại các cơng ty con, điều này tác động lên kết quả SXKD chung của Tổng công ty dẫn đến năng lực sử dụng vốn kém hiệu quả.
Công tác làm thủ tục pháp lý đầu tư dự án BĐS, phương án kinh doanh, phương án xây dựng trong quá trình làm việc với các cơ quan, ban ngành cịn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, thời gian hồn thiện thủ tục pháp lý các dự án đầu tư vẫn còn nhiều phức tạp, nhiều quy định và thủ tục rắc rối, ảnh hưởng tới thời gian đầu tư xây dựng dự án, giải phóng mặt bằng, …
Cơng tác quảng bá, bán hàng, phát triển thị trường vẫn đang được đẩy mạnh nhưng chưa đem lại hiệu quả cao, khả năng tiếp cận với những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cịn thấp, các khu đơ thị khác cũng chưa tạo được sự thu hút với người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty.
Về cơng tác nghiệm thu, bàn giao quyết tốn, hoạt động xây lắp và hoạt động đầu tư xây dựng BĐS có đặc thù là thời gian kinh doanh dài, khối lượng lớn, do vậy vốn ngắn hạn nằm ở các khâu này rất lớn. Tuy vậy, công tác nghiệm thu, thanh tốn tiến hành cịn chậm, chưa dứt điểm, chất lượng và tiến độ thẩm tra trong việc triển khai dự án đầu tư cịn chưa tốt, cơng tác tổng hợp, theo dõi, đánh giá hiệu quả sau đầu tư trong cả hai lĩnh vực chính vẫn cịn nhiều hạn chế. Điều này dẫn tới chi phí SXKD dở dang của Tổng công ty lớn và các khoản vốn trong khâu thanh toán chậm luân chuyển.
Trong cơ cấu vốn của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP, có thể thấy, nợ phải trả ngày càng tăng lên, trong khi đó VCSH có xu hướng giảm dần từ năm 2018 - 2020. Năm 2020, TSDH được tài trợ từ một phần nợ ngắn hạn. Với một tỉ lệ nợ gia tăng mà
lợi nhuận giảm, điều này dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn thấp. Thêm vào đó, ngành sản xuất VLXD và nhất là ngành kinh doanh BĐS là ngành yêu cầu có vốn lớn, chi phí cho xử lý mơi trường với các khu cơng nghiệp, chi phí giải phóng mặt bằng… rất cao đồng thời quy trình xử lý giải phóng mặt bằng rất phức tạp, thời gian thu hồi vốn đầu tư lâu. Trong khi đó, nguồn vốn tự có khơng cao, ngành nghề của Tổng công ty đang hoạt động không thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn theo chủ trương của Chính phủ (theo Quyết định số 55/2007/QĐ- TTg ngày 23/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ), vì vậy cũng khơng nhận được sự ưu tiên vay vốn, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ để triển khai các dự án lớn mặc dù đã có chủ trương đầu tư. Điều này gây ra khó khăn trong việc huy động vốn và áp lực trả nợ vốn cao, các dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn sẽ gây nên mất cân đối tài chính và tỉ suất lợi nhuận thấp.
Với lĩnh vực kinh doanh BĐS, chu kỳ kinh doanh dài, ngồi ra cịn phụ thuộc vào thị trường và nền kinh tế. Hiện tại, doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu đến từ lĩnh vực sản xuất vật liệu và kinh doanh BĐS, và có thể thấy, chu kỳ kinh doanh BĐS rất dài. Điều này dẫn tới kỳ thu tiền, vòng quay vốn dài, thời gian thu hồi vốn chậm, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
Về công nghệ sản xuất, hiện tại hầu hết máy móc thiết bị vẫn cịn khá lạc hậu (hệ số hao mòn cao), lĩnh vực vật liệu xây dựng là mảng đem lại doanh thu chủ yếu cho Tổng cơng ty song tình trạng máy móc thiết bị đã rất cũ, cơng nghệ lạc hậu so với thế giới, Tổng cơng ty chưa có đủ nguồn lực đủ lớn để thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ, do đó quy mơ và năng suất sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm không tốt, giá thành sản phẩm bị nâng lên làm giảm sức cạnh tranh với các sản phẩm khác, nhất là với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngồi. Thêm vào đó, Tổng cơng ty có nhiều dự án đầu tư nâng cấp nhà máy, dây chuyền công nghiệp, dự án BĐS tuy nhiên mức độ ứng dụng các cơng nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại cịn bị triển khai chậm, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty trong giai đoạn 2018
- 2020 cũng như trong thời gian tới. Do vậy, hiệu quả SXKD nói chung cũng như năng lực sử dụng vốn của Tổng công ty Viglacera - CTCP vẫn chưa cao.
Cũng giống nhiều doanh nghiệp khác, Tổng cơng ty gặp khó khăn khơng những về vốn mà cịn về tổ chức điều hành quản lý và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.
Những nguyên nhân trên là một trong những lý do ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực sử dụng vốn của Tổng công ty Viglacera - CTCP.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN NĂNG LỰC SỬ DỤNG VỐN