Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP (Trang 33 - 43)

1.2. Năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực sử dụng vốn

1.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài chính

Phân tích cơ cấu tài chính là việc xem xét cả cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn; mối quan hệ giữa vốn với nguồn vốn bởi cơ cấu vốn phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động, sử dụng vốn một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, mặt khác có quan hệ trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp từ đó phản ánh năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt hay còn hạn chế.

Phương pháp phân tích cơ cấu tài chính là phương pháp so sánh: so sánh ngang và so sánh dọc giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về cả tỉ trọng lẫn mức độ biến động của từng nguồn vốn cũng như tổng nguồn vốn.

Việc phân tích cơ cấu tài chính giúp chúng ta thấy được những đặc trưng trong cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó xác định được tính hợp lý của việc

sử dụng vốn đồng thời có thể đánh giá mức độ tự chủ về tài sản của doanh nghiệp. Nó cho thấy mối quan hệ giữa nguồn lực tài chính đóng góp cho doanh nghiệp từ chủ sở hữu với nguồn lực tài chính đóng góp từ các đối tượng bên ngồi dưới dạng vốn vay, từ đó có thể đánh giá doanh nghiệp có đang duy trì một cơ cấu vốn rủi ro, mạo hiểm hay khơng.

Để đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, ta có các chỉ tiêu sau đây:

- Hệ số nợ:

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản

=1- Hệ số vốn chủ sở hữu

Tỉ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay, qua đó cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỉ số này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, hay nói cách khác là ít phụ thuộc vào chủ nợ, cho thấy mức độ tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên, nếu q nhỏ, nó cũng cho thấy doanh nghiệp chưa biết cách khai thác địn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu tỉ số này quá cao chứng tỏ thực lực tài chính của doanh nghiệp kém, chủ yếu huy động vốn từ đi vay. Điều này cho thấy ban quản trị doanh nghiệp đang duy trì một cơ cấu vốn khá rủi ro và mạo hiểm.

Khi sử dụng tỉ số này, khơng nên áp dụng riêng lẻ một mình mà cần phải so sánh với tỷ số bình qn tồn ngành. Hệ số này khơng nên vượt quá 1.

- Hệ số vốn chủ sở hữu (VCSH)

Hệ số VCSH = VCSH

Tổng tài sản

=1- Hệ số nợ

Hệ số vốn chủ sở hữu hay tỉ suất tự tài trợ càng cao càng thể hiện mức độ tự chủ tài chính tốt và ngược lại.

- Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn: phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn

Tỉ số này lớn hơn 1 thể hiện tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bởi vốn chủ sở hữu, đây là một cơ cấu đem đến sự an toàn cho doanh nghiệp. Ngược lại, nhỏ hơn 1 có nghĩa là một phần tài sản dài hạn được tài trợ từ nguồn vốn vay. Nếu nguồn vốn vay đó là vốn ngắn hạn thì càng cho thấy doanh nghiệp đang duy trì một cơ cấu vốn mạo hiểm.

Hệ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả nợ tiền vay bằng các khoản lợi nhuận từ tất cả các hoạt động trong kỳ (hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động khác).

- Vốn lưu động rịng (VLĐR)

VLĐR là sự chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động (TSNH) với các khoản nợ ngắn hạn.

Việc tính tốn VLĐR có ý nghĩa cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn khơng hay nói cách khác, TSNH có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn khơng. TSDH có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn khơng. Xét về góc độ kinh tế, VLĐR dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp.

VLĐR = TSNH - Nợ ngắn hạn

VLĐR > 0 nghĩa là nguồn vốn dài hạn khơng chỉ có đủ khả năng tài trợ cho TSCĐ và TSDH khác mà một phần còn đủ để tài trợ cho TSNH. Đây cho thấy cơ cấu tài chính rất vững mạnh của doanh nghiệp.

VLĐR < 0 nghĩa là một phần TSDH được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy sự mất cân đối tài chính, dẫn đến sử dụng nguồn vốn sai, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu điều này diễn ra trong

một thời gian dài, doanh nghiệp có nguy cơ phải bán các TSDH để trả nợ, nếu khơng thể khắc phục có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.

VLĐR = 0 nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn vừa đủ để tài trợ TSNH và cho thấy sự cân bằng trong cơ cấu tài chính. Tuy vậy, doanh nghiệp cần cải thiện hơn nữa việc sử dụng tài sản để tạo ra tính ổn định trong hoạt động kinh doanh, nhất là với những ngành có vịng quay vốn chậm.

1.2.3.2. Phân tích năng lực sử dụng vốn tổng hợp

Đây là nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số khả năng sinh lời bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

- Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE =Lợi nhuận sau thuế * 100 Vốn chủ sở hữu bq

Chỉ số này chỉ ra mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA =Lợi nhuận sau thuế * 100 Tổng tài sản bq

Tỉ số này cho biết cứ 100 đồng tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Tỉ suất lợi nhuận doanh thu (ROS):

ROS =Lợi nhuận sau thuế * 100 Doanh thu thuần bq

Chỉ số này xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, cho thấy cứ 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2.3.3. Phân tích năng lực sử dụng vốn

Phân tích năng lực sử dụng vốn dài hạn

Như đã trình bày ở trên, vốn dài hạn là biểu hiện bằng tiền giá trị TSDH, sự vận động của nó ln gắn liền với sự vận hành và chu chuyển của TSDH. Do đó, để phân tích năng lực sử dụng vốn dài hạn, ta sẽ tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình sử dụng TSDH.

TSDH của doanh nghiệp gồm: TSCĐ (hữu hình, vơ hình); TSCĐ th tài chính, BĐS đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào cơng ty liên kết, …

-Hệ số hao mịn (H_hm)

TSDH tham gia nhiều chu trình SXKD nên sau mỗi chu kỳ TSDH bị hao mịn dần, chi phí hao mịn TSDH được chuyển vào giá trị sản phẩm, khi đó TSDH càng tham gia nhiều vào chu kỳ SXKD thì càng cũ và đã được trích khấu hao càng lớn. Do đó, để đánh giá tình hình sử dụng TSDH ta căn cứ vào hệ số hao mịn TSDH. Ta có thể sử dụng hệ số hao mịn để đánh giá từng loại tài sản (TSCĐ, BĐS đầu tư, …) trong TSDH.

KHLK * 100 H_hm =

Nguyên giá TSDH

Hệ số hao mòn (H_hm) càng tiến đến 100% thì TSDH càng bị cũ và lạc hậu. Ta so sánh H_hm giữa các kỳ phân tích để đánh giá sự biến động về tình trạng kĩ thuật của TSDH. Để giảm hệ số hao mịn, ta cần tích cực đổi mới TSDH cũ và đã đến hạn thanh lý, trang bị thêm TSDH mới, sửa chữa lớn kết hợp với hiện đại hóa TSDH cũ.

Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH

-Hiệu suất sử dụng TSDH: phản ánh khả năng thu hồi vốn đầu tư vào TSDH trong

kỳ của doanh nghiệp. Tỉ số này phản ánh một đồng TSDH đưa vào SXKD sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. TSDH được sử dụng càng nhiều thì vịng quay càng cao.

HsTSDH = Dth TSDHbq

-Tỉ suất sinh lợi của TSDH: cho

biết trong 100 đồng TSDH đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỉ suất sinh lợi càng cao thì hiệu quả sử dụng TSDH càng cao và ngược lại. Tỉ suất sinh lợi TSD H L N S T * 1 0 0 T S D H b q  Phân tích năng lực sử dụng vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn hay cách gọi khác là vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị TSNH, sự vận động của nó ln gắn liền với sự vận hành và chu chuyển của TSNH. Do đó, việc phân tích năng lực sử dụng vốn ngắn hạn cũng đồng nghĩa với việc tính tốn các chỉ số vịng quay TSNH, thời gian 1 vòng luân

chuyển TSNH, tỉ suất sinh lợi TSNH, hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn. -Vòng quay TSNH: Vòng quay TSNH = D t h T S N H b q Đây là chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển TSNH trong kỳ. Hiệu suất này càng lớn chứng tỏ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt.

-Thời gian một vòng luân chuyển vốn ngắn hạn: Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn ngắn hạn = Số ngày trong kỳ Vòng quay vốn ngắn hạn

Chỉ số này cho biết thời gian bình qn của 1 vịng quay vốn ngắn hạn trong kỳ. Thời gian một vòng luân chuyển vốn ngắn hạn

càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn nhanh, thời gian luân chuyển được rút ngắn. -Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn: Tỉ suất sinh lợi TSN H L N S T * 1 0 0 T S N H b q

Hệ số này có ý nghĩa là một trăm đồng vốn ngắn hạn đầu tư vào SXKD sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỉ suất sinh lợi của vốn ngắn hạn càng cao càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn có hiệu quả, khả năng sinh lời của vốn ngắn hạn cao.

-Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn

Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn =

Vốn ngắn hạnbq Dth

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn ngắn hạn. Hệ số này càng nhỏ càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.

-Vòng quay hàng tồn kho (hàng tồn kho) phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho

luân chuyển trong một chu kỳ và được xác định bằng:

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho

Muốn biết thời gian luân chuyển của một vòng quay hàng tồn kho có thể xác định bằng:

Số ngày vịng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bq * 365 Giá vốn hàng bán

Số ngày một vòng hàng tồn kho là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian hàng lưu kho.

Thông thường, so với kỳ trước, doanh nghiệp thích vịng quay hàng tồn kho tăng tương đương với số ngày vòng quay hàng tồn kho giảm, cho thấy tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho nhanh, tương ứng với thời gian hàng tồn kho tồn đọng trong kho giảm xuống, giảm được chi phí cơ hội vốn cũng như khơng làm chất lượng hàng hóa trong kho giảm sút. Tuy nhiên, nếu số ngày vòng quay hàng tồn kho quá thấp hay vòng quay hàng tồn kho quá lớn có thể dẫn tới doanh nghiệp bị thiếu hụt hàng hóa.

-Vịng quay khoản phải thu: thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với

Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu =

Khoản phải thu bq

Vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của chính sách tín dụng doanh nghiệp. Nếu vòng quay khoản phải thu cao cho thấy doanh nghiệp đang quản lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn.

-Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ số này cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi

doanh nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền về.

Khoản phải thu bq * 365 Thời gian thu hồi các khoản phải thu

= Doanh thu thuần

Thông thường, thời gian thu hồi các khoản phải thu nhỏ hay vòng quay khoản phải thu lớn cho thấy vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng bởi bên thứ 3, hạn chế đọng vốn. Đây có thể là cơng tác quản lý khoản phải thu tốt nhưng cũng có thể cho thấy doanh nghiệp đang duy trì chính sách thắt chặt tín dụng hoặc khả năng mức độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp khơng tốt. Ngược lại, vòng quay khoản phải thu thấp hay thời gian thu hồi các khoản phải thu cao cho thấy chính sách quản lý nợ phải thu kém hiệu quả hoặc nới lỏng chính sách tín dụng với bạn hàng nhằm gia tăng doanh số bán hàng.

-Thời gian trung bình các khoản phải trả:

Khoản phải trả bq * 365 Thời gian thu hồi các khoản phải trả

= Giá vốn hàng bán

Chỉ số này cho thấy trong bao lâu trung bình doanh nghiệp phải thanh tốn các khoản nợ cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ. Chỉ số này càng lớn cho thấy doanh nghiệp kéo dài được thời gian trả nợ cho nhà cung cấp, hay nói cách khác doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của bên thứ 3, tuy nhiên, nếu kéo dài các khoản phải trả cũng có thể ảnh hưởng khơng tốt tới xếp hạng tín dụng về việc trả nợ với nhà cung cấp.

1.2.3.4. Phân tích khả năng thanh tốn

Khả năng thanh tốn là một chỉ số tài chính rất quan trọng. Nhóm hệ số này bao gồm:

- Khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Giá trị kỳ vọng chuẩn của hệ số này thay đổi theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), ta có kỳ vọng chung cụ thể về hệ số này như sau:

≥ 2: Đối với các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng ≥ 1: Đối với các ngành dịch vụ và thương mại

- Khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số thanh tốn nhanh =

Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh cho thấy khi loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn thì cứ một đồng nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tàn sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Theo VCCI, các doanh nghiệp nên duy trì hệ số này tối thiểu bằng 1.

- Khả năng thanh tốn tức thì (tiền mặt)

Hệ số thanh tốn tức thời =

Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn) thành tiền. Hệ số này nên duy trì ở mức tối thiểu là 0,5. (TS. Lê Thị Xuân 2013, tr. 204).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w