Khi công ty Sony mới ra đời, nước Nhật còn đang ở vào thời kỳ khó khăn. Lúc đó các bậc cha mẹ muốn mua cho con một cái cặp cũng khó. Một hôm, giám đốc công ty ngẫu nhiên nghe thấy có người công nhân của mình hỏi mượn đồng nghiệp cặp sách cho con đi học. Ông bèn lặng lẽ tìm hiểu tình hình sinh sống của công nhân viên, biết được họ vô cùng khó khăn. Ông đã thân chinh đi mua một lô cặp sách về tặng cho các công nhân viên có con mới đi học và khiến họ rất cảm động.
Ông giám đốc nhận ngay ra sức mạnh gắn bó con người tiềm ẩn trong mỗi chiếc cặp. Để công nhân viên có tình cảm đậm đà với công ty, hàng năm ông đều duy trì việc mời cả gia đình của nhân viên đến thăm công ty và tặng đồ dùng học tập cho các cháu mới đi học. Chính điều này đã làm cho toàn thể công nhân viên cảm thấy gắn bó với công ty, thêm trân trọng công việc và lao động có hiệu quả hơn rất nhiều, tạo ra lợi nhuận lớn, thúc đẩy năng suất lao động.
mức sống của người dân được nâng cao nhưng công ty Sony vẫn giữ nếp tặng cặp sách và còn lập riêng quỹ thưởng cho thành tích học tập của cho các cháu nhỏ.
Số tiền bỏ ra để mua hàng nghìn chiếc cặp sách tặng cho con cái của toàn thể công nhân viên là không hề nhỏ nhưng giám đốc của công ty Sony đã không ngần ngại chi tiền. Và cái mà ông thu được chính là sự gắn bó, tâm huyết của nhân viên đối với công việc, là hiệu quả lao động. Đối với một doanh nghiệp thì có gì quý hơn thế! Điều này còn giá trị gấp ngàn lần số tiền mua một chiếc cặp, thậm chí còn quý hơn cả 'ngọc' nữa.
4.Quảng cáo sống
Một xưởng kẹo cao su ở New York (Mỹ) tuy chất lượng tốt, bao gói đẹp, giá rẻ nhưng lại không bán chạy trên thị trường. Nguyên nhân chính là do nhãn hiệu mới, nhiều người chưa quen. Để thúc đẩy việc tiêu thụ, chủ xưởng quyết định áp dụng phương pháp 'nếm trước mua sau'.
Mỗi ngày, ông gửi tặng 4 chiếc kẹo cao su cho tất cả các hộ cư dân ở New York qua đường bưu điện. Như vậy, cứ một ngày, chủ xưởng lại vui vẻ bù lỗ cho 6 triệu chiếc kẹo cao su nhằm mục đích tạo ấn tượng sâu sắc cho người dân về sản phẩm của mình.
Vài lần phát không như vậy, kẹo cao su trở nên thân thiết với bọn trẻ. Lúc này, chủ xưởng quyết định ngừng gửi quà, và bọn trẻ theo thói quen đã tự đến cửa hàng mua thứ kẹo mà mình yêu thích.