Mưu kế nhỏ làm đối phương mệt mỏ

Một phần của tài liệu Bí quyết kinh doanh - Làm giàu không khó pps (Trang 104 - 105)

Vào tháng 9 năm 1979, Cater – giám đốc điều hành của một công ty tại Irarel được giao nhiệm vụ đàm phán với một công ty của Ai Cập về một hợp đồng buôn bán dầu mỏ.

Bởi vì hợp đồng dầu mỏ này rất quan trọng và đối tác Ai Cập kia hết sức cứng rắn trong đàm phán nên để đảm bảo quyền lợi cho mình, Cater đã nghĩ ra một kế .Ông cho đặt địa điểm đàm phán ở một nơi vắng vẻ, không có những đường phố náo nhiệt, rạp chiếu phim, quán bar, hộp đêm. Những người bình thường ít khi đến đó nghỉ ngơi nên khung cảnh càng vắng vẻ. Buổi tối cũng chẳng có thêm địa chỉ vui chơi nào khác ngoài mấy bộ phim tẻ nhạt. Mấy người trong đoàn đàm phán không biết làm gì để tiêu khiển, mấy bộ phim xem mãi đến thuộc lòng.

Vào mỗi buổi sáng, cứ đến đúng 8 giờ, Cater gõ cửa và nói “ xin chào, chúng ta lại tiếp tục thảo luận về vấn đề hợp đồng một lần nữa”. Thế nhưng bên Isarel luôn đưa ra những điều khoản quá thiệt cho đối tác nên bao giờ cuộc đàm phán cũng đi vào bế tắc phải dừng lại. Ngày hôm sau những buổi thảo luận cũng rơi vào tình trạng như vậy. Đoàn khách lúc đầu đều nghĩ tình trạng này sẽ kéo dài không lâu nên vẫn còn kiên quyết không chịu chấp nhận một số điều khoản trong hợp đồng. Một tuần trôi qua, sắp tới ngày kết thúc chuyến công tác mà tình hình vẫn chưa có tiến triển gì cả. Đoàn Ai Cập vừa cảm thấy nhàn chán, mệt mỏi lại vừa lo lắng không hoàn thành được nhiệm vụ để trở về nước. Cuối cùng họ phải yêu cầu phía Isarel kết thúc sớm việc này. Cater nói rằng cần xin ý kiến của cấp trên rồi đồng ý lùi một bước mang tính ước lệ, coi đó là thành ý của mình. Phía Ai Cập đành phải ký vào bản hợp đồng có chút quyền lợi nghiêng về phái Isarel.

*Cách thức áp dụng kế sách:

Cater đã tự tạo ra thế nhàn của mình khi khiến đối phương mệt mỏi về tâm lý. Sự mệt mỏi này là do đàm phàn luôn kéo dài và đi vào bế tắc. Hơn nữa, khu vực sinh sống tẻ nhạt vừa lạ lẫm vừa không có thú vui nào làm cho tâm lý của họ càng bị mệt mỏi. Ngoài ra họ còn bị một áp lực lớn về việc không hoàn thành công việc trong khi thời hạn kết thúc chuyến công tác ngày càng gần kề. Như vậy, với trường hợp của Cater, dù bản thân không hề có bất cứ một lợi thế sẵn có nào nhưng vẫn giành được thắng lợi trong cuộc đàm phán với đối tác Ai Cập. Cách làm này phản ánh một phương pháp vận dụng khác của kế sách “lấy nhàn thắng mệt”, linh hoạt và sáng tạo hơn, đó là: nếu bản thân không có thế nhàn để tận dụng thì phải biết đưa đối thủ vào thế mệt mỏi để giành được lợi thế

Một phần của tài liệu Bí quyết kinh doanh - Làm giàu không khó pps (Trang 104 - 105)