Thay áo mới, đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam khởi phát

Một phần của tài liệu Bí quyết kinh doanh - Làm giàu không khó pps (Trang 28 - 30)

Ở nước ta số làng nghề làm đồ gỗ có khoảng 200 với những cái tên như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội), Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), Trực Ninh (Nam Định)… từ bao đời nay đã quen thuộc với người dân các tỉnh phía Bắc, nhất là những người sành chơi đồ gỗ mỹ nghệ. Ở phía Nam, các làng nghề mộc nổi tiếng thuộc về các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai…

Trong thời kỳ bao cấp, các làng nghề này hầu như cung cấp sản phẩm cho những đơn hàng của nhà nước với mẫu mã đơn giản, cổ truyền. Nhưng đến những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, trước tình trạng thị trường Đông Âu bị mất, ngành đồ gỗ Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và bộc lộ những hạn chế. Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là một nghề tự do, thợ lành nghề tiếp thu kinh nghiệm qua phương thức “Cha truyền con nối” chứ không có trường lớp đào tạo cơ bản. Đồ gỗ mỹ nghệ của ta vì thế còn đơn điệu về kiểu dáng, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế. Ngay thị trường trong nước, cũng do mẫu mã đơn điệu mà đa số khách hàng chỉ đặt hàng theo sở thích riêng nên hình thức bán lẻ vẫn là chủ yếu.

Để tìm được thị trường của mình, ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồ gỗ Việt Nam còn cần phải tăng cường đầu tư để đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để làm vừa lòng các thị trường mà tại đó khách hàng sẵn sàng trả giá cao gấp 3 lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp với chất lượng bằng các sản phẩm khác cùng loại.

Tìm ra hướng đi đúng, tập trung vào việc cải tiến mẫu mã, đồ gỗ Việt Nam hiện nay đã được đánh giá là mẫu mã đa dạng, phong phú, tinh xảo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ có tên tuổi trong khu vực và đang nổi lên như một nước xuất khẩu đồ gỗ đầy tiềm năng của thế giới. Bốn thị trường quan trọng của đồ gỗ Việt Nam là châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và lãnh thổ Đài Loan, trong đó Hoa Kỳ là thị trường có tốc độ phát triển cao nhất: 128% trong năm 2003 và dự kiến 150% trong năm 2004.

BÍ MẬT NỎ THẦN

(3/3/2007 3:28:26 PM)

(MFONews) - "Bí mật nỏ thần" là kế sách thứ

nhất trong nhóm kế sách "Bảo toàn kinh doanh"

KẾ 01:BÍ MẬT NỎ THẦN

1. Câu chuyện xuất xứ: Chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy

Vào năm 257 trước Công Nguyên, Thục Phán An Dương Vương lên ngôi, đổi tên nước thành Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê và cho xây Loa Thành. Nhờ thần Kim Quy cho cái móng để chế thành cái lẫy nỏ, biến nỏ thành nỏ thần, chỉ cần bắn một mũi tên cũng giết được cả ngàn quân địch nên khi Triệu Ðà, một quan úy ở quận Nam Hải muốn kéo sang định thôn tính Âu Lạc, An Dương Vương đều chiến thắng. Triệu Ðà bèn giả kế kết thân, cưới con gái của An Dương vương là Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy để nhờ đó mà do thám tình hình. Sau khi đã thành vợ chồng, Trọng Thủy dò hỏi vợ nguyên do nhờ đâu mà nước Âu Lạc không ai đánh được. Mỵ Châu vì tin chồng nên thật tình đem chuyện nỏ thần ra kể và còn lén chỉ cho Trọng Thủy xem chiếc nỏ. Trọng Thủy biết được điều bí mật này liền làm một cái lẫy nỏ giả tráo vào nỏ thần. Sau đó Trọng Thủy viện cớ về thăm nhà để trở về Nam Hải báo cáo sự tình với cha mình.

Triệu Ðà sau khi được Trọng Thủy về báo, cả mừng, bèn khởi binh sang đánh Âu Lạc. An Dương vương cậy có nỏ thần nên không phòng bị gì cả, đợi giặc đến chân thành mới đem nỏ thần ra bắn thì thấy không còn linh nghiệm nữa. Giặc tràn vào thành. An Dương Vương vội kéo Mỵ Châu lên ngựa chạy trốn. Mỵ Châu nhớ lời hẹn với chồng khi chia tay nên lén rắc những chiếc lông ngỗng trên đường. Chạy đến bờ biển thì cùng đường, An Dương Vương bèn khấn thần Kim Quy đến cứu. Thần Kim Quy hiện lên, bảo An Dương Vương rằng 'Giặc ở đằng sau lưng nhà vua đấy! '. An Dương Vương hiểu ra sự tình, tức giận rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biển tự vẫn.

Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng tìm đến chỗ Mỵ Châu nằm chết. Trọng Thủy chỉ còn biết đem xác vợ về an táng, sau đó vì đau buồn nhảy xuống cái giếng ở trong Loa Thành tự tử. Thế là chỉ vì cả tin mà An Dương Vương mất nước vào tay Triệu Đà.

2. Cốt lõi kế sách

Chuyện nỏ thần là một bài học đắt giá cho sự mất cảnh giác để lộ và bị mất đi bí quyết sức mạnh riêng dẫn đến thất bại thảm hại của một triều đại vốn một thời oai hùng.

Một phần của tài liệu Bí quyết kinh doanh - Làm giàu không khó pps (Trang 28 - 30)