6. Kết cấu luận văn
2.2.1. Thiết lập bối cảnh quản trị rủi ro
Dựa trên Quy chế QTRRDN của Tập đoàn, Công ty đã ban hành văn bản số 523/VNPTI-THNS-KHKT ngày 04/03/2018 về việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro của Công ty. Nguyên tắc thực hiện hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp của Công ty được tổ chức theo quy trình thống nhất của Tập đoàn, đồng thời tối ưu hóa việc bố trí nhân sự đảm nhận công việc trong hoạt động QTRRDN của từng cấp những vẫn đảm bảo tính độc lập, khách quan của bộ phận QTRRDN. Công ty đã thực hiện tổ chức bộ máy QTRR theo các hàng phòng vệ số 1 và 2, tương ứng với đơn vị cấp 3 và 2.
Chức năng nhiệm vụ của các cấp trong hoạt động QTRRDN tại Công ty được quy định như sau:
a) Giám đốc Công ty
Chịu trách nhiệm chung về tổ chức thực hiện chính sách và quy trình QTRRDN tại Công ty, đảm bảo tất cả các kế hoạch hành động khi đã được thống nhất đều được triển khai thực hiện và nghiêm túc tuân thủ.
Chỉ định các điều phối viên rủi ro Công ty/Đơn vị (Điều phối viên rủi ro là các nhân sự trong Công ty được giao kiêm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về QTRRDN của Công ty).
Phê duyệt và đánh giá Hồ sơ rủi ro của Công ty.
b) Phó Giám đốc Công ty
Thực hiện chỉ đạo, kiếm tra việc thực hiện các nội dung, quy định, quy trình theo từng mảng công việc dựa trên phân công của Giám đốc Công ty.
c) Phòng kế hoạch kế toán
Hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc áp dụng khung QTRRDN của TCT phù hợp với quy mô, hoạt động của Công ty bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: Cơ cấu tổ chức vận hành hệ thống, quy trình, chính sách, biểu mẫu QTRRDN, hệ thống các chỉ số cảnh báo rủi ro.
Đưa ra các khuyến nghị thay đổi cần thiết cho khung QTRR của Công ty dựa trên các thông lệ tốt nhất về QTRR và cập nhật chính sách và quy trình QTRRDN tương ứng.
Hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sở rủi ro doanh nghiệp; giám sát và rà soát rủi ro của doanh nghiệp.
Điều phối rủi ro Công ty, làm đầu mối thu thập hồ sơ rủi ro từ các đơn vị và thực hiện tổng hợp toàn Công ty, từ đó hỗ trợ lập các báo cáo QTRRDN phục vụ mục đích rà soát, kiểm tra của Ban Giám đốc theo định kỳ.
Thực hiện rà soát, xây dựng và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao làm cơ sở để tin học hóa các quy trình phục vụ công tác quản lý, giảm thiểu rủi ro. Trường hợp chưa có quy trình thì thực hiện xây dựng, trường hợp đã có quy trình nhưng chưa phù hợp với yêu cầu quản lý thì sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và trình Giám đốc ban hành theo thẩm quyền.