Xây dựng và áp dụng Chỉ số cảnh báo rủi ro chủ chốt (KRIs)

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ - VNPT-I (Trang 83 - 85)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Xây dựng và áp dụng Chỉ số cảnh báo rủi ro chủ chốt (KRIs)

Như đã trình bày bên trên, hiện Công ty đang chưa áp dụng các công cụ, kỹ thuật vào hoạt động quản trị rủi ro, do vậy nhằm hoàn thiện công tác QTRR công ty

cần xem xét chủ động áp dụng các công cụ quản trị rủi ro thích hợp chứ không nên áp dụng một cách máy móc các tiêu chí sẵn có của Tập đoàn hoặc Tổng Công ty để thực hiện QTRR. Để có thể đồng nhất dữ liệu với hệ thống QTRR chung của Tập đoàn, Công ty có thể áp dụng Chỉ số cảnh báo rủi ro chủ chốt (KRIs) vào hoạt động QTRR tại Công ty.

Chỉ số cảnh báo rủi ro chủ chốt (KRIs – Key Risk Indicators) là công cụ nhằm cảnh báo các dấu hiệu của rủi ro trước khi rủi ro hình thành và xảy ra gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu chiến lược và SXKD của doanh nghiệp. KRIs hỗ trợ cảnh báo kịp thời các rủi ro, từ đó đưa ra các quyết định, hành động xử lý phù hợp trước khi rủi ro xảy ra vượt ngoài khả năng chấp nhận.

Có 2 nhóm KRIs chính:

- KRIs trực tiếp/kết quả (Lagging KRIs): được xây dựng dựa trên việc ươc lượng các hậu quả ảnh hưởng từ rủi ro nhằm đưa ra cảnh báo sớm trước khi rủi ro vượt ngưỡng chấp nhận.

- KRIs gián tiếp/nguyên nhân (Leading KRIs): được xây dựng dựa trên các dấu hiệu có thể hình thành nên rủi ro trước khi rủi ro thực sự xảy ra.

❖ Cách xây dựng KRIs:

- Xác định KRIs: Việc xác định KRIs dựa trên hai thông tin tiêu biểu là Nguyên nhân phát sinh rủi ro (KRIs gián tiếp) và Hậu quả ảnh hưởng từ rủi ro (KRIs trực tiếp). Khi xác định KRIs cần đảm bảo các yếu tố sau:

+ Có thể đo lường, định lượng và so sánh được qua từng thời điểm hoặc giữa các phòng với nhau.

+ Đơn giản, dễ hiểu và gắn kết mật thiết với hoạt động tác nghiệp.

+ Tận dụng triệt để các thông tin, dữ liệu sẵn có trong hoạt động tác nghiệp thường ngày.

+ Thể hiện đầy đủ các KRIs trực tiếp và gián tiếp.

+ Một KRIs có thế áp dụng chi nhiều rủi ro. Và ngược lại, một rủi ro có thể áp dụng cho nhiều KRIs.

- Thu thập thông tin đo lường: việc thu thập thông tin để xây dựng KRIs phụ thuộc và cách thức phát triển của KRIs. Từ đó tận dụng các thông tin có sẵn hoặc đề xuất thu thập và xây dựng them để hoàn thiện bộ danh mục KRIs. - Thiết lập ngưỡng cảnh báo: ngưỡng cảnh báo được xem xét trong quá trình

thiết lập mục tiêu (KPOs, KPIs) hàng năm, theo đó lợi ích mong muốn đạt được từ mục tiêu phải tương thích với mức độ chấp nhận cảnh báo rủi ro từ các phòng. Mỗi ngưỡng cảnh báo sẽ gắn với kế hoạch hành động tương ứng. - Báo cáo KRIs

- Cập nhật KRIs: Cập nhật hàng quý.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ - VNPT-I (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)