Luận văn nhằm phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2019. Mối quan hệ này được nghiên cứu trong mô hình thực nghiệm cùng với các biến độc lập khác mà theo cơ sở lý luận là có tác động đến FDI nói chung và được thực hiện trên cơ sở dữ liệu từ năm 1995 đến năm 2019, và trong phạm vi 9 quốc gia Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá có tác động ngược chiều tới thu hút FDI vào các nước đông Nam Á. Bên cạnh đó, các yếu tố như: quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng, độ mở thương mại, tài nguyên thiên nhiên có tác động tích cực tới thu hút FDI vào các quốc gia này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá có tác động ngược chiều và tương đối mạnh tới FDI từ nước ngoài đổ vào các nước Đông Nam Á. Nếu tỷ giá tăng, nội tệ giảm giá khiến hàng hóa nhập khẩu, cũng chính là chi phí đầu vào trở nên đắt đỏ hơn, hơn nữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm khi chuyển về nước chủ đầu tư sẽ giảm do tỷ giá tăng (lượng USD quy đổi được sẽ nhỏ hơn). Như vậy, lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI sẽ giảm do chi phí đầu vào đắt đỏ hơn, doanh thu chuyển về nước lại giảm đi. Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng thu hẹp quy mô hoặc chuyển hướng đầu tư, dẫn tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào nước nhận đầu giảm.
Các yếu tố khác có tác động tích cực tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Á, đặc biệt là GDP quốc gia, đại diện cho quy mô thị trường, và GRW đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng của quốc gia nhận đầu tư giúp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á. Quy mô thị trường càng lớn, tiềm năng phát triển càng cao đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngoài càng có cơ hội tận dụng được lợi thế thị trường lớn và nguồn cầu tiềm năng của nước sở tại, do đó càng hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Độ mở thương mại cũng thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước sở tại và độ tác động cũng tương đối lớn khi độ mở thương mại càng cao chứng tỏ chính phủ quốc gia đó đang khuyến khích hợp tác với các quốc gia khác, khi đó thuế quan, hạn ngạch và một số các chính sách khác được thiết lập để tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp ngoại quốc và doanh nghiệp nội địa. Đây chính là lợi thế để các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng, phát huy hết thế mạnh của mình, cạnh tranh trên thương trường mới tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản phong phú có xu hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nước ngoài hơn. Tuy nhiên, tác động của yếu tố này nhỏ bởi một số quốc gia trong khu vực không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và hơn nữa, các quốc gia cũng đang có xu hướng thu hút nguồn FDI xanh, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia.
Có thể nói, nghiên cứu đã đánh giá được tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Đông Nam Á, bên cạnh đó cũng cho thấy được tác động của một số yếu tố vĩ mô, yếu tố tài nguyên thiên nhiên, yếu tố lao động của các quốc gia này tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là chưa chứng minh được tác động của yếu tố chi phí lao động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nước ngoài vào Đông Nam Á, do đó chưa thể chứng minh được các quốc gia có nguồn lao động giá rẻ có còn hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài hay không. Hơn nữa, có một số quan điểm cho rằng yếu tố nhân công giá rẻ không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, mà thay vì đó là nhân lực chất lượng cao, có trình độ, tay nghề cao, đón đầu làn sóng công nghệ 4.0. Do đó, trong các nghiên cứu tương lai liên quan đến chủ đề này, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu yếu tố trình độ nguồn lao động thay vì chi phí lao động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á.
Một điểm hạn chế khác của nghiên cứu là chưa lượng hóa tác động của sự ổn định môi trường chính trị tới sức hấp dẫn của quốc gia Đông Nam Á với doanh nghiệp FDI. Điểm hạn chế này mở ra hướng nghiên cứu phân tích thêm tác động của yếu tố ổn định chính trị, không chỉ dừng lại ở các yếu tố kinh tế vĩ mô khi phân tích biến động của dòng vốn FDI vào các quốc gia Đông Nam Á.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nội dung Chương 4 làm rõ ba vấn đề chính: (1), tổng quan tình hình tỷ giá các nước Đông Nam Á; (2), tình hình thu hút FDI của quốc gia Đông Nam Á và (3), phân tích kết quả nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á và (4) đưa ra những đánh giá chung về tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á và đánh giá những điểm đạt được và điểm còn hạn chế của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá có tác động ngược chiều tới thu hút FDI vào các nước đông Nam Á . Các yếu tố như: quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng, độ mở thương mại, tài nguyên thiên nhiên có tác động tích cực tới thu hút FDI vào các quốc gia này. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Đông Nam Á còn gặp phải một số trở ngại do một số nước có môi trường chính trị không ổn định (như Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Campuchia), hệ thống pháp luật một số quốc gia còn phức tạp (như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia) hay trình độ lao động còn chưa cao (như ở Indonesia, Việt Nam, Thái Lan). Trên cơ sở những kết luận từ nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong chương tiếp theo, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài vào Đông Nam Á phù hợp với bối cảnh và định hướng của các nước trong khu vực.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GÓP PHẦN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. 5.1 Bối cảnh và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Đông Nam Á
5.1.1 Bối cảnh
Không thể phủ nhận rằng, những năm gần đây với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ và sự bùng phát của dịch Covid-19 tại các quốc gia trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng đã gánh chịu ảnh hưởng không hề nhỏ từ sự chững lại của nền kinh tế.
Theo báo cáo mới nhất UNCTAD, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đã giảm khoảng 35% trong năm 2020, đặc biệt FDI giảm mạnh tại các nền kinh tế phát triển ở mức 58%. Đại dịch Covid-19 đã làm chậm lại tiến độ các dự án đầu tư đang thực hiện và làm thay đổi các quyết định đầu tư của nhiều tập đoàn đa quốc gia khi triển vọng kinh tế đi xuống.
Năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu, ASEAN vẫn đón dòng vốn đầu tư mới đạt 70 tỷ USD. Mặc dù con số này giảm 14% so với năm 2019, nhưng đây là dòng vốn FDI lớn nhất mà một khu vực thị trường mới nổi có thể đạt được, theo Báo cáo giám sát xu hướng đầu tư 2020 của UNCTAD.
Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN được thúc đẩy bởi những luồng đầu tư mạnh mẽ vào Singapore, Indonesia, và Việt Nam, khi ba quốc gia này chiếm hơn 80% dòng vốn vào khu vực trong năm 2019 (theo UNCTAD). Trong đó, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có kết quả kinh tế khả quan trong năm 2020 với GDP tăng 2,91% và tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD. Không chỉ vậy, Philippines, quốc gia thường đón nhận lượng vốn FDI nhỏ hơn so với các thành viên khác, đã chứng kiến dòng vốn đầu tư tăng vọt gần 30% từ các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, và Singapore.
Trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (bản cập nhật vào tháng 7/2021), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã dự báo Đông Nam Á sẽ tăng trưởng khoảng
4,0% trong năm 2021 từ mức suy giảm 4,0% trong năm 2020. Còn vào năm 2022, tăng trưởng của Đông Nam Á ước đạt 5,2%.
Báo cáo triển vọng phát triển châu Á cũng nhận định, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại Đông Nam Á vẫn rất phức tạp, tuy nhiên có thể nói sức hút đầu tư của các nước Đông Nam Á vẫn tăng lên nhờ triển vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong dài hạn với việc tăng tốc triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19 và dần mở cửa nền kinh tế.
5.1.2 Định hướng
Để đối phó với đại dịch và đạt được phát triển bền vững, thay vì áp dụng những chính sách thuế chỉ có lợi cho các công ty lớn của nước ngoài, các nước Đông Nam Á cần chú trọng vào yếu tố chủ chốt trong việc quyết định khu vực đầu tư FDI là xây dựng môi trường kinh doanh vốn đã được chứng minh là yếu tố then chốt, cần tránh rơi vào bẫy của cuộc đua không cần thiết (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); Hội thảo “Hướng tới thu hút FDI bền vững tại ASEAN: Môi trường kinh doanh là động lực chính”; ngày 11/11/2020). Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chỉ số về môi trường kinh doanh mới là các nhân tố quyết định trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư FDI, cụ thể là ổn định kinh tế, ổn định chính trị, thị trường nội địa, khung pháp lý minh bạch, chất lượng lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng, công nghệ… Do đó, các nước cần có các biện pháp chú trọng nâng cao, hoàn thiện các nhân tố môi trường kinh doanh này nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần phát triển bền vững khu vực Đông Nam Á.
Đại dịch Covid-19 làm tê liệt các chuỗi cung ứng thế giới, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp toàn cầu, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước Đông Nam Á giảm mạnh so với nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, dù giảm sút trong thu hút FDI 6 tháng đầu năm nay nhưng đây vẫn là một tín hiệu tích cực trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và vẫn còn diễn biến phức tạp. Bởi đại dịch đang khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự dịch chuyển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Xu thế dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối với các quốc gia Đông Nam Á, vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức trong việc thu hút dòng vốn này.
Về cơ hội, xuất phát từ những bất an về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch COVID-19 mà đến nay vẫn chưa kiểm soát được, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện di dời chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển. Trong đó, 80% doanh nghiệp ngoại rời Trung Quốc là vì cuộc chiến tranh thương mại và 20% còn lại đưa ra quyết định tương tự là do dịch COVID-19. Đây là cơ hội cho các nước Đông Nam Á để nắm bắt nguồn vốn dịch chuyển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài vào quốc gia đó.
Hơn nữa, chính phủ của các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng đã có những chính sách khuyến khích các nhà sản xuất trong nước hướng tới mở rộng tại thị trường Đông Nam Á. Cụ thể, Nhật Bản cũng có chính sách khuyến khích các nhà sản xuất trong nước hướng tới mở rộng tại thị trường Đông Nam Á, dự kiến khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 23,5 tỷ Yên (tương đương 220 triệu USD) nhằm hỗ trợ tài chính cho các công ty trong việc tài trợ xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước Đông Nam Á. Đây sẽ là cơ hội tăng quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài nếu các nước Đông Nam Á có thể nắm bắt và tích cực triển khai các chính sách nắm thời cơ.
Từ nhu cầu tìm kiếm thị trường mới để hoạt động, sản xuất của các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á với lợi thế về các chính sách thu hút đầu tư như hỗ trợ thuế, tiền thuê nhà xưởng, nhờ lợi thế lớn về lực lượng lao động, chi phí lao động, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với những quốc gia phát triển sẽ trở thành điểm thu hút hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Bên cạnh những cơ hội đó, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Đông Nam Á hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.
- Thứ nhất, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động kinh tế đầu tư của nhiều nước trên thế giới bị hạn chế, dẫn tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài vào Đông Nam Á sụt giảm mạnh. Do đó, kiểm soát dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để có thể đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài. Thách thức đặt ra cho các quốc gia Đông Nam Á là cần hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch COVID- 19, nhanh chóng ổn định và chuyển sang giai đoạn phục hồi nền kinh tế sau dịch, tạo
môi trường kinh doanh ổn định. Đây là nền tảng để củng cố và gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài khi đưa nguồn vốn vào các nước này.
- Thứ hai, các thị trường kinh tế trên thế giới như Ấn Độ, Hong Kong... cũng rất cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các quốc gia này đã có những động thái tích cực nhằm tăng tính cạnh tranh của nước nhà như: xây dựng khu công nghiệp với diện tích lớn, đảm bảo nhu cầu của nhà đầu tư; áp dụng giá cho thuế đất ưu đãi; áp dụng thuế suất ưu đãi... Đây sẽ là thách thức khiến các nước Đông Nam Á phải chú trọng hơn trong việc tăng tính cạnh tranh của mình nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài.
- Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường một số nước Đông Nam Á thường lo ngại vì thủ tục liên quan phức tạp, rườm rà. Việc các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong khi thực hiện các thủ tục pháp lý không chỉ khiến kéo dài thời gian thực hiện dự án mà còn tốn kém chi phí hoạt động của các doanh nghiệp, dẫn tới giảm lợi nhuận thực tế của dự án đầu tư. Việc giảm lợi nhuận dự án và giảm hiệu quả dòng vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc đưa ra quyết định đầu tư của các chủ thể nước ngoài. Dо đó thách thức đặt rа chо các nước Đông Nam Á là việc cải thiện các thể chế, quу định рháр luật, đảm bảо các chính sách kinh tế và đầu tư có tính thực thi cао và được đưа vàо thực hiện, từ đó đảm bảо môi trường đầu tư chо vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời giữ vững vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định và tăng trưởng .
- Thứ tư, nguồn nhân lực ở các nước Đông Nam Á nói chung cần cải thiện về kỹ năng và trình độ. Đặc biệt, nhằm thu hút được những dự án công nghệ cao thì nguồn nhân lực của quốc gia sở tại phải có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó thách thức của các nước Đông Nam Á là vấn đề đào tạo, nâng cao trình