Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Mai_1906030246_TCNH26A (Trang 96 - 103)

Nghiên cứu lựa chọn các mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng bao gồm: Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effect model - FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model – REM) với 225 quan sát của 9 quốc gia tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.

Trên thực tế, mô hình OLS lại xem xét các quốc gia là đồng nhất, tất cả các quan sát được nhóm chung lại bất kể có sự khác biệt giữa các nước nghiên cứu hay không. Điều này thường không phản ánh đúng thực tế vì mỗi đất nước có những đặc thù riêng có thể ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI nằm ngoài các biến đưa vào mô hình nghiên cứu (như yếu tố độ ổn định chính trị, an toàn đầu tư...). Như vậy mô hình OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi không xét đến các tác động riêng biệt này. Với mô hình REM và FEM, ta có thể kiểm soát được các tác động riêng biệt này, trong khi OLS không xem xét yếu tố này thì REM và FEM cho phép và kiểm soát sự tồn tại của nó.

Bảng 4.5 dưới đâу thể hiện kết quả mô hình hồi quу FEM và REM về tác động củа tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Đông Nam Á.

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu FEM và REM

Kết quả mô hình REM Kết quả mô hình FEM

Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp trong hai mô hình REM, FEM, thu được kết quả p-value <0,05 cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM. Qua đó, mô hình tác động cố định FEM là mô hình phù hợp nhất trong số các mô hình trên với giả định cho phép tương quan giữa thành phần nhiễu (chuyên biệt quốc gia) với các biến giải thích trong mô hình.

Tác giả tiếp tục kiểm định khuyết tật tự tương quan của mô hình FEM với kiểm định Wooldridge thu được kết quả như sau:

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan

Kết quả cho thấy mô hình mắc khuyết tật tự tương quan. Tác giả tiếp tục kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Wald thu được kết quả như sau:

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kết quả cũng cho thấy mô hình FEM mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi. Do đó, tác giả sử dụng mô hình FEM robust, và thu được kết quả hồi quy như sau:

Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu

Trong mô hình FEM, hệ số hồi quy của các biến LnRER có p_value nhỏ hơn 0,05 do đó hệ số hồi quy của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả hồi quy mô hình chỉ ra tỷ giá hối đoái có tác động ngược chiều đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á. Cụ thể, biến LnRER có hệ số hồi quy bằng (-0,5822964) nhỏ hơn 0 cho thấy tác động ngược chiều của tỷ giá hối đoái đến sức thu hút FDI của các nước Đông Nam Á, cụ thể khi tỷ giá giảm 1% thì tỷ lệ FDI/GDP tăng 0.58%. Kết quả này giống với các nghiên cứu đi trước của các tác giả Jinping Yu và Yao Cheng (2010); Takagi & Shi (2011); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019, trong ngắn hạn); Jin và Zang 2013 (giai đoạn sau 2005) và nghiên cứu Muhammad Zilal H. (2015) về ASEAN-6 khi cho rằng khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng quy mô vốn FDI

vào các nước sở tại, tuy nhiên cũng trái chiều với rất nhiều kết quả nghiên cứu trước đó.

Khi xét đến yếu tố độ lớn, mức ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới FDI tương đối đáng kể, điều này do mỗi nhà đầu tư có các mục đích đầu tư FDI khác nhau nên sẽ có các quyết định đầu tư khác nhau trước sự giảm giá của đồng tiền nước nhận đầu tư. Ví dụ như các yếu tố đầu vào (công nghệ, lao động, nguyên vật liệu...) được nhập khẩu từ thị trường nước chủ đầu tư hoặc thị trường nước thứ ba: khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá khiến hàng hóa nhập khẩu, cũng chính là chi phí đầu vào trở nên đắt đỏ hơn. Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp này định hướng tới thị trường nội địa, trong trường hợp này, lợi nhuận giảm đi do chi phí đầu vào tăng, và doanh thu tiêu thụ khi chuyển lợi nhuận về nước giảm. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng thu hẹp quy mô hoặc chuyển hướng đầu tư, dẫn tới dòng vốn FDI rót vào nước nhận đầu giảm.

Dựa vào kết quả hồi quy ta thấy hệ số LnFDIt-1, LnOPEN; LnRGDP; và LnNR trong mô hình hầu hết có p_value nhỏ hơn 0,05 suy ra hệ số của LnFDIt-1, LnOPEN và LnNR đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và hệ số của LnGRW có p_value <1 nên LnGRW có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% .Hơn nữa, hệ số hồi quy của các biến này trong mô hình đều là dương, điều này chỉ ra rằng thu hút vốn FDI vào các quốc gia Đông Nam Á chịu tác động tích cực của quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài năm trước đó và của độ mở thương mại nước sở tại, GDP thực, tốc độ tăng trưởng và nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia nhận đầu tư.

Cụ thể, nếu quy mô FDI năm trước đó tăng 1% thì các nhà đầu tư có xu hướng sẽ tiếp tục tăng quy mô đầu tư vào năm tiếp theo và tăng ở mức 0,25%; hay nếu các nhân tố khác không đổi, độ mở thương mại của quốc gia tăng 1% sẽ giúp thúc đẩy vốn FDI tới 0,5%, mức tác động cao hơn FDIt-1. Kết quả nghiên cứu mô hình về tác động của FDIt-1 của luận văn phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Michal Brzozowski (2003). Các nghiên cứu của Furceri & Borelli (2008); Takagi & Shi (2011); Khraiche & Gaudette (2013); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019) cũng đưa ra kết quả cùng chiều tương tự về tác động của độ mở thương mại tới FDI. Kết quả nghiên cứu mô hình phù hợp với cơ sở lý luận khi cho rằng nền kinh tế càng mở cửa càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bởi một quốc gia càng mở cửa kinh tế,

càng giảm thiểu các rào cản thương mại thuế quan, phi thuế quan thì càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt với các nhà đầu tư tìm cách chuyển các hệ thống lắp ráp sử dụng nhiều lao động sang các công ty con nước ngoài của họ, nhập khẩu đầu vào và tư liệu sản xuất, sau đó xuất khẩu thành phẩm sang các nước khác hoặc trở lại công ty mẹ.

Độ mở thương mại, biến OPEN cũng tác động tích cực tới FDI vào các nước Đông Nam Á với hệ số hồi quy 0,5 >0 mang ý nghĩa một quốc gia sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn nếu quốc gia đó mở cửa thương mại. Điều này phù hợp với thực tiễn và kỳ vọng dấu của tác giả bởi việc mở cửa thuơng mại, mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thuế và các rào cản phi thuế quan khác sẽ giúp tạo môi trường sản xuất cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài, hơn thế giúp các công ty đa quốc gia có thể dễ dàng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu đầu vào, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thành phẩm ra các nước khác. Furceri & Borelli (2008); Takagi & Shi (2011); Khraiche & Gaudette (2013); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019) cũng đưa ra các kết quả tương tự khi đánh giá tác động của độ mở thương mại tới thu hút FDI vào các quốc gia khác.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu GDP của một nước tăng 1% sẽ có tác động tích cực tới thu hút FDI, khi đó quy mô FDI vào quốc gia đó sẽ tăng 0.43%, tác động tích cực và đáng kể. Kết quả mô hình phù hợp với lý thuyết và phù hợp với kỳ vọng dấu của luận văn bởi GDP đại diện cho quy mô thị trường nước nhận đầu tư, nó thể hiện khả năng mua hàng. Các quốc gia nhận đầu tư cũng là một thị trường tiêu thụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là với hình thức FDI tìm kiếm thị trường thì quốc gia có quy mô thị trường càng lớn càng hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư FDI tìm kiếm thị trường. Do đó mà GDP càng tăng thì quốc gia đó càng trở nên hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, luận văn cũng có kết luận phù hợp với các nghiên cứu trước đó khi đưa GDP như một biến giải thích vào mô hình FDI như: Bangyong Hu (2012); Weifeng Jin và Qing Zang (2013); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019); Mugableh (2015); Brzozowski (2003); Trương An Bình (2015); Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017)...

Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nước nhận đầu tư có tác động tích cực tới thu hút FDI vào quốc gia đó. Cụ thể đối với các nước Đông Nam Á, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng, tỷ lệ tăng trưởng quốc gia tăng 1% sẽ dẫn theo 0,035% tăng trưởng quy mô FDI. Tuy rằng tác động của GRW tới FDI là không lớn tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế và phù hợp với kỳ vọng dấu của nghiên cứu. Một quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng tăng thể hiện tiềm năng tăng trưởng, khả năng sinh lợi của môi trường đầu tư và vì vậy, hứa hẹn khả năng sinh lợi cao cho dòng vốn đầu tư, do đó mà khả năng tiếp nhận của thị trường đối với FDI càng lớn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của quốc gia đều và ổn định qua các năm sẽ là dấu hiệu tích cực phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, sự an toàn cho vận động của các hoạt động vốn đầu tư. Do đó tăng trưởng GDP dự kiến có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI từ nước ngoài vào các nước Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng tương đồng với kết quả của phần lớn các nhà nghiên cứu trước đó như: Furceri & Borelli (2008);Takagi & Shi (2011); Khraiche&Gaudette(2013);Mugableh (2015).

Kết quả hồi quy mô hình cũng chỉ ra biến LnNR có hệ số hồi quy bằng 0,013 lớn hơn 0 cho thấy quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên càng dồi dào thì càng hấp dẫn nguồn vốn FDI vào quốc gia đó, hay nói cách khác, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vào các nước có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên để tận dụng được lợi thế này. Kết luận của mô hình hoàn toàn phù hợp với lý luận thực tế và phù hợp với kỳ vọng dấu của tác giả, đặc biệt là với các dòng FDI tìm kiếm nguồn lực nhằm tận dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động giá rẻ tại nước nhận đầu tư. Kết quả của luận văn cùng trùng khớp với nghiên cứu của Ramasamy, Yeung và Laforet (2012) phân tích trong giai đoạn 2006-2008 và cho thấy các doanh nghiệp FDI đã bị thu hút bởi các điểm đến giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, tác động của tài nguyên tới thu hút FDI vào khu vực là tương đối nhỏ, hệ số hồi quy của biến LnNR trong mô hình chỉ đạt 0,013 cho thấy ở mức ý nghĩa thống kê 5%, nếu tài nguyên thiên nhiên quốc gia tăng 1% thì FDI từ nước ngoài vào quốc gia đó sẽ tăng lên, và tăng khoảng 0,013%.

Tuy nhiên đối với hai yếu tố còn lại trong mô hình, hệ số hồi quy của biến LnINF và LnWage có p_value lần lượt là 0,788 và 0,315 đều lớn hơn 0,05, chứng tỏ

trong mô hình này mà tác giả chưa tìm ra được bằng chứng cụ thể để kiểm tra tác động của tỷ lệ lạm phát và chi phí lao động tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các nước Đông Nam Á.

4.4 Đánh giá chung về tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút FDI vào các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Mai_1906030246_TCNH26A (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)