Khi phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô của một quốc gia nói chung hay tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, một số biến số khác cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng. Vì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng lớn từ nhiều yếu tố quyết định, nên để có thể hiểu đầy đủ về những nhân tố tác động tới việc đưa ra quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh tỷ giá hối đoái, các tác giả cũng đưa thêm các biến độc lập khác giúp giải thích biến động của đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách đầy đủ và chính xác hơn.
Có thể nói, qua tổng quan tình hình nghiên cứu, tác động của tỷ giá tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia rất đa dạng về chiều và mức độ tác động. Bài nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên đây như sau:
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả tình hình nghiên cứu
Các biến độc lập Các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực tới FDI
Các nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực tới FDI
Tỷ giá hối đoái Bangyong Hu (2012); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019, trong dài hạn); Jin và Zang 2013, (giai đoạn trước 2005); Eregha, P. (2019).
Jinping Yu và Yao Cheng (2010); Takagi & Shi (2011); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019, trong ngắn hạn); Jin và Zang 2013 (giai đoạn sau 2005); Eleonora S., Ria A., Muhammad Zilal H. (2015); Vijayakumar N.; Sridharan P. và Rao K. (2010)
GDP Bangyong Hu (2012); Weifeng Jin và Qing Zang (2013); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019); Mugableh (2015); Brzozowski (2003); Trương An Bình (2015); Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017); Eleonora S., Ria A., Muhammad Zilal H. (2015); Eregha, P. (2019); Vijayakumar N.; Sridharan P. và Rao K. (2010)
Độ mở thương mại Furceri & Borelli (2008); Takagi & Shi (2011);
Các biến độc lập Các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực tới FDI
Các nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực tới FDI
Khraiche & Gaudette (2013); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019); Eleonora S., Ria A., Muhammad Zilal H. (2015); Eregha, P. (2019); Vijayakumar N.; Sridharan P. và Rao K. (2010)
FDI năm t-1 Michal Brzozowski (2003) Tăng trưởng GDP Furceri & Borelli (2008);
Takagi & Shi (2011); Khraiche&Gaudette(2013); Mugableh (2015)
Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019)
Tỷ lệ lạm phát Saleem (2013); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019 trong ngắn hạn)
Mugableh (2015); Michal Brzozowski (2003); Zeeshan Rasheed và Madiha Khan (2019, trong dài hạn); Vijayakumar N.; Sridharan P. và Rao K. (2010)
Chi phí lao động Jinping Yu và Yao Cheng (2010)
Bangyong Hu (2012), Jin và Zang (2013); Vijayakumar N.; Sridharan P. và Rao K. (2010)
Nguồn: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
Các nghiên cứu thường có xu hướng phân tích các khoảng không gian, thời gian nghiên cứu cụ thể: nền kinh tế cụ thể, đối với các ngành, các lĩnh vực cụ thể và trong
một giai đoạn cụ thể nào đó. Do đó, các nghiên cứu khác nhau về một số biến số hoặc phép đo, như quốc gia hoặc giai đoạn nghiên cứu sẽ không thể đưa ra kết quả hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu khác, mà chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ cho các nghiên cứu sau này.
Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu được đặt ra là chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị trường các nước Đông Nam Á.
Hơn nữa, đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng đáng kể tới dòng vốn FDI vào các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2020, mặc dù các nước Đông Nam Á vẫn đón dòng vốn đầu tư mới đạt 70 tỷ USD, tuy nhiên con số này giảm tới 14% so với năm 2019. Có thể nói, đây cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới dòng vốn FDI vào các nước Đông Nam Á, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của đại dịch Covid-19 tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á.
Đồng thời, các nghiên cứu chủ yếu lấy dữ liệu dựa trên giá trị tuyệt đối của lượng FDI ròng chảy vào quốc gia nghiên cứu (FDI inflow), mà không xem xét đến quy mô nền kinh tế của quốc gia đó. Điều này dẫn đến sự không tương quan giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển trong khu vực. Do đó, thay vì nghiên cứu sự thu hút về mặt số tuyệt đối (sử dụng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuyệt đối theo đơn vị USD), bài nghiên cứu sẽ tính toán 𝐺𝐷𝑃𝐹𝐷𝐼 nhằm thể hiện lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài có tính đến quy mô, so sánh với độ lớn của nền kinh tế. Cụ thể, GDP có điều chỉnh bởi yếu tố lạm phát sẽ giúp nghiên cứu vừa thể hiện được sự tương quan giữa các quốc gia trong Đông Nam Á, từ đó giúp kiểm soát cả quy mô và lạm phát của từng nền kinh tế và mô hình có thể giúp kiểm soát những thay đổi trong từng nền kinh tế nghiên cứu mà không được kiểm soát bởi tập hợp các biến độc lập trong mô hình.
Có thể nói, một số quốc gia Đông Nam Á như: Indonesia, Myanma, Thái Lan, Việt Nam.. được biết đến là những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là điểm đến hấp dẫn của những nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm nguồn tài
nguyên. Theo báo cáo đầu tư ASEAN 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ASEAN ở các lĩnh vực khai thác đạt 2 tỷ USD năm 2017 trong đó Indonesia, Myanmar, Việt Nam là một trong những điểm đến chủ yếu của dòng vốn này. Với Indoneisa, dòng vốn FDI vào Indonesia năm 2018 tăng 7,8 tỷ USD so với mức trung bình hàng năm trong giai đoạn 2008-2016 trong đó 5 lĩnh vực hút FDI hàng đầu ở Indonesia là năng lượng tái tạo, khai thác, hóa chất, bất động sản và kim loại. Tại Myanma, FDI vào các ngành khai thác chiếm 645 triệu USD vào 2017 và 333 triệu USD vào 2018, chiếm trên 10% FDI vào quốc gia này. Mặc dù FDI vào ngành khai thác giảm đi, nhưng nhưng các công ty đa quốc gia từ châu Á, EU và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tích cực trong các hoạt động khai thác. Năm 2018, một loạt các dự án khai thác được triển khai tại Myanma của các tập đoàn đa quốc gia: McDermott International và Baker Hughes (cả Hoa Kỳ) ; Coens (Hàn Quốc); Pacific Hunt Energy (Úc); Total (Pháp;ZhenHua Oil (Trung Quốc) ; Rotary Engineering (Singapore)... FDI trong ngành công nghiệp khai thác dự kiến của quốc gia này sẽ tăng lên khi các cơ quan chức năng mở các vòng đấu thầu cho các lô dầu khí ngoài khơi và trên đất liền.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ Cục đầu tư nước ngoài, FDI vào các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên tính tới tháng 04/2020 lũy kế đạt 243 dự án với trị giá 32,4 triệu USD chiếm khoảng 10% tổng FDI trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, nếu phân tích về quy mô dự án theo ngành, các dự án khai khoáng có quy mô vốn bình quân lớn thứ 3 với 45,3 triệu USD/dự án, sau quy mô dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và lĩnh vực bất động sản.
Vì vậy, nhằm đánh giá sự thu hút của tài nguyên thiên nhiên vói các nhà đầu tư nước ngoài, khi nghiên cứu với đối tượng là các quốc gia Đông Nam Á, bài nghiên cứu đã đưa thêm hai biến độc lập NR đại diện cho yếu tố tài nguyên thiên nhiên và biến Wage đại diện cho yếu tố chi phí lao động của các quốc gia nhận đầu tư. Các nghiên cứu trước đó cũng chưa đưa biến FDI t-1 như một nhân tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư. Do đó, luận văn đã đưa biến FDIt-1 để phân tích nhằm trả lời cho câu hỏi liệu sự hiện diện trước đó của các nhà đầu tư nước ngoài có tác động lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào các nước này hay không.
Tóm lại, dựa trên bảng tổng hợp tổng quan tình hình các nghiên cứu trong và