Tỷ giá hối đoái tác động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia được tiếp cận dưới hai góc độ vi mô và vĩ mô.
2.2.3.1 Tác động tỷ giá hối đoái tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài tiếp cận dưới góc độ vĩ mô
Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng trong vĩ mô nhằm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là sự ổn định môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô ổn định, ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường, do đó yếu tố này rất quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họ phải đem nguồn vốn bằng đồng tiền của nước họ và chuyển qua đồng nội tệ của nước nhận đầu tư, và khi nền kinh tế không ổn định vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn.
Vì vậy, một quốc gia có tỷ giá ổn định, biến động không lớn sẽ góp phần vào sự ổn định môi trường vĩ mô và sự định giá cao hoặc định giá thấp ảnh hưởng đến đường đi bền vững của tỷ giá đều có thể là nguồn gốc sinh ra sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô và khiến môi trường đầu tư trở nên bất ổn. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư
tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở các thị trường khác, dẫn đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia đó giảm đi.
Sự biến động của tỷ giá hiện hành có thể ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ vọng của các nhà đầu tư, từ đó làm thay đổi quyết định của họ. Theo kết quả nghiên cứu của Takagi (1991), sự phá giá đồng tiền dẫn đến xu hướng kỳ vọng về sự mất giá lớn hơn của đồng tiền trong ngắn hạn nhưng ngược lại, trong dài hạn lại dẫn đến xu hướng kỳ vọng nâng giá trở lại. Sự thay đổi tỷ giá kỳ vọng dẫn đến sự thay đổi quyết định của các nhà đầu tư FDI, tuy nhiên, tác động thuận hay ngược chiều này còn có các kết quả nghiên cứu trái chiều: ví dụ như các nhà đầu tư Hoa Kỳ giảm đầu tư FDI khi kỳ vọng USD tăng giá (nghiên cứu của nghiên cứu của Chakrabarti và Scholnick (2002) và Schmidt và Broll (2009)), tuy nhiên, Udomkerdmongkol và cộng sự (2009) lại khẳng định sự kỳ vọng USD mất giá đã dẫn đến Hoa Kỳ trì hoãn thực hiện FDI tại các nền kinh tế mới nổi.
Sự biến động của tỷ giá kỳ vọng dẫn còn đến sự điều chỉnh loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các công ty đa quốc gia tiến hành FDI định hướng xuất khẩu: khi kỳ vọng đồng tiền nước tiếp nhận vốn sẽ định giá cao giá trị, hàng hóa đầu ra của doanh nghiệp FDI sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với thế giới, dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh quốc tế, xuất khẩu giảm trong khi chi phí sản xuất và tài sản tại quốc gia đó trở nên đắt đỏ. Vì vậy, nếu các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng tỷ giá tăng, họ sẽ có xu hướng quyết định giảm quy mô dẫn tới giảm FDI hoặc xu hướng cấu trúc lại thị trường đầu tư hoặc thị trường tiêu thụ phù hợp hơn. Nếu các công ty đa quốc gia thành lập doanh nghiệp FDI sản xuất ở nước ngoài với mục đích chính là phục vụ thị trường tiếp nhận vốn, hàng hóa đầu ra của các doanh nghiệp FDI và sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa có tính chất thay thế nhau. Kỳ vọng về sự tăng giá đồng nội tệ, tăng sức mua trong nước tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào nền kinh tế thu hút FDI thay thế nhập khẩu hoặc vào nền kinh tế vẫn duy trì các rào cản nhập khẩu
Như vậy, sự biến động của tỷ giá thể hiện được khả năng chịu đựng của nền kinh tế với những tác động bên ngoài, điều đó làm ảnh hưởng tới lòng tin của các nhà đầu tư, dẫn tới thay đổi trong vốn FDI rót vào quốc gia đó. Hơn nữa, sự biến động
của tỷ giá còn có thể gây ảnh hưởng tới tỷ giá kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng dẫn đến quyết định tăng/ giảm vốn FDI hoặc thay đổi loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia nhận đầu tư.
2.2.3.2 Tác động tỷ giá hối đoái tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài tiếp cận dưới góc độ vi mô
Có thể nói, bất cứ doanh nghiệp nào đều hoạt động và sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hỏa tỷ suất sinh lời. Trên phương diện tài chính, Chakrabarti và Scholnick (2002) đã đưa ra công thức tính toán lợi nhuận các doanh nghiệp FDI như sau:
𝜋 = 𝑛[𝑅(𝑛) .𝑒~
1+𝑟 − 𝐶(𝑛) . 𝑒0] Trong đó: 𝜋 là thu nhập của dự án.
n là quy mô của dự án
C(n) là chi phí của dự án ứng với quy mô n. R(n) là thu nhập
𝑒0 là tỷ giá hiện hành
𝑒~ là tỷ giá kỳ vọng
r là chi phí cơ hội của vốn (tỷ suất chiếu khấu).
Doanh nghiệp sẽ thực hiện đầu tư vốn khi 𝜋 đạt tối đa. Các khoản chi phí được bỏ ra tại thời điểm đầu tư nên xác định theo tỷ giá hiện hành, nhưng các dòng thu nhập (xác định theo tỷ giá kỳ hạn) xảy ra ở các kỳ sau đó nên khi quy về giá trị hiện tại (NPV – Net Present Value) phải lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng với chi phí ứng ra ban đầu.
Tỷ giá danh nghĩa 𝑒0 tăng (giảm giá đồng nội tệ) dẫn tới sự thay đổi về chi phí đầu vào 𝐶(𝑛) . 𝑒0 và giá trị đầu ra thu được theo các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào hai trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất, các yếu tố đầu vào (công nghệ, lao động, nguyên vật liệu...) được nhập khẩu từ thị trường nước chủ đầu tư hoặc thị trường nước thứ ba: khi nội tệ giảm giá khiến hàng hóa nhập khẩu, cũng chính là chi phí đầu vào trở nên đắt đỏ hơn. Nếu doanh nghiệp FDI định hướng xuất khẩu hàng hóa đầu ra (xuất khẩu về nước chủ đầu tư hoặc thị trường nước thứ ba), sự tăng lên của tỷ giá có thể không ảnh hưởng quá lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Trái lại, nếu các doanh nghiệp này định hướng tới thị trường nội địa, trong trường hợp này, lợi nhuận giảm đi do chi phí đầu vào tăng, và doanh thu tiêu thụ khi chuyển lợi nhuận về nước giảm. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng thu hẹp quy mô hoặc chuyển hướng đầu tư, dẫn tới dòng vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài rót vào nước nhận đầu giảm. Mức độ ảnh hưởng của giảm giá nội tệ đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trường hợp này phụ thuộc vào cấu trúc sản xuất, đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp FDI.
- Trường hợp thứ hai, các doanh nghiệp FDI sử dụng yếu tố đầu vào cung cấp bởi chính thị trường nước nhận đầu tư. Với các nhà đầu tư FDI theo động cơ nguồn lực (đầu tư vì mục tiêu khai thác nguồn lực của nước nhận đầu tư do nguồn lực quốc gia chủ đầu tư khan hiếm hoặc cạn kiệt) hoặc FDI theo động cơ gia tăng hiệu quả (thị trường sản phẩm trong nước chủ đầu tư đã bão hòa cần tìm kiếm thị trường mới) thì khi tỷ giá tăng (đồng tiền nước nhận đầu tư giảm giá) chính là cơ hội để giảm thiểu chi phí đầu vào (nếu quy giá trị về đồng tiền nước chủ đầu tư). Nếu doanh nghiệp FDI tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước nhận đầu tư, giá bán trên thị trường trong nước không đổi, lợi nhuận dự kiến tăng, sẽ kích thích nhà đầu tư tăng quy mô FDI. Ngược lại, nếu doanh nghiệp FDI xuất khẩu sản phẩm đầu ra, nếu giá bán trên thị trường nước ngoài không đổi, lượng ngoại tệ thu về không đổi khi so với vốn đầu tư bằng đồng tiền nước chủ đầu tư hoặc đồng tiền nước thứ ba thấp hơn, lợi nhuận tăng. Như vậy, sự giảm giá đồng tiền nước chủ đầu tư kích thích tăng FDI nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của nước nhận đầu tư.
Ở một khía cạnh khác, sự giảm giá đồng tiền nước tiếp nhận vốn khiến sức mua đồng tiền nước chủ đầu tư tăng tương đối, quy mô FDI có thể tăng lên bởi các tài sản nước sở tại trở nên rẻ hơn, các nhà đầu tư nước ngoài lúc này sẽ tăng cường các hoạt
động mua bán và sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp nội địa. Trong trường hợp này, thời gian đầu tư được rút ngắn và có thể tận dụng được ngay những lợi thế có của doanh nghiệp bị mua lại hoặc sáp nhập lại như dây chuyền công nghệ, nhân công, đặc quyền kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đất... Như vậy, sự giảm đi của đồng tiền nước tiếp nhận vốn tạo cơ hội giá rẻ tạm thời để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư trực tiếp thông qua con đường M&A (hiệu ứng tăng tài sản), kết quả dẫn tới sự gia tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn chung, Chương 2 đã đưa ra cái nhìn tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của tỷ giá đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Không chỉ cách tiếp cận phong phú, các kết quả mà các nhà nghiên cứu đưa ra cũng rất đa dạng về chiều tác động, điều này là do sự khác nhau giữa các thời gian, phạm vi nghiên cứu của các tác giả. Có thể nói, chủ đề về tác động của tỷ giá hối đoái tới vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài rất thu hút các nghiên cứu nước ngoài, tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước chưa thực sự nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ của tỷ giá đến thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài mà chỉ sử dụng tỷ giá là một biến độc lập giải thích trong mô hình xác định yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, luận văn tìm ra khoảng trống nghiên cứu và từ đó đưa ra hướng nghiên cứu cho bài.
Bên cạnh đó, trong chương này, tác giả cũng đã nêu ra cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái, về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước và lý thuуết các nhân tố tác động tới FDI, chương 3 củа luận văn sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm, mô tả các biến và giải thích kết quả mô hình nghiên cứu về tác động củа tỷ giá hối đoái tới thu hút FDI của các nước Đông Nam Á.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn có thể chia làm 07 bước chủ yếu như sau: (i) Xác định vấn đề nghiên cứu; (ii) Xác định giả thuyết nghiên cứu; (ii) Xác định giả thuyết nghiên cứu; (iii) Xác định phương pháp nghiên cứu, (iv) Lựa chọn mô hình nghiên cứu; (v) Thu thập và xử lý dữ liệu; (vi) Kiểm định và phân tích kết quả nghiên cứu; (vii) Kết luận và đưa ra khuyến nghị.
Quy trình nghiên cứu của luận văn được thể hiện tại hình 3.1 dưới đây:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút FDI, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trong nước là khá ít và đặc biệt là chưa có nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa hai nhân tố này tại thị trường đầu tư Đông Nam Á. Vì vậy, bài nghiên cứu xác định đối tượng nghiên cứu là tác động tỷ tỷ giá tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài tại các nước Đông Nam Á, đồng thời xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Cơ sở lý thuyết sự tác động của tỷ giá đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào?
- Biến động tỷ giá hối đoái đã tác động như thế nào đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2019?
- Để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài vào các nước Đông Nam Á trong giai đoạn tiếp theo, chính phủ các quốc gia có thể thực hiện các biện pháp như thế nào?
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Thu thập và xử lý dữ liệu
Kiểm định và phân tích kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị Xác định phương pháp
Bước 2: Xác định giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu mà từ đó, luận văn có định hướng đi tìm và sử dụng những phương pháp cụ thể nhằm chứng minh cho giả thuyết đó.
Bước 3: Xác định phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu, tác giả xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp cho luận văn. Bài nghiên cứu kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, phương pháp xác định mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu, Phương pháp phân tích: phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Bước 4: Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Dựa trên sự kế thừa từ các nghiên cứu trước đó và khoảng trống nghiên cứu mà tác giả nêu ra được, dựa trên cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á, tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu, các biến phụ thuộc và biến độc lập phù hợp.
Bước 5: Thu thập và xử lý dữ liệu
Tác giả tiến hành thu thập các các tài liệu thứ cấp, các công trình nghiên cứu liên quan tới tỷ giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài và tác động của tỷ giá tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài. Các tài liệu thứ cấp thu thập bao gồm: các giáo trình, các công trình nghiên cứu, tài liệu trên các báo, tạp chí, các văn bản, chính sách của chính phủ các quốc gia liên quan tới thu hút đầu tư FDI. Các số liệu thứ cấp được tổng hợp và công bố bởi: ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF, Báo cáo đầu tư ASEAN công bố bởi Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á...
Từ các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, kế thừa và tính toán các chỉ số thể hiện biến phụ thuộc là FDI và các biến độc lập: độ mở thương mại (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội GDP, tăng trưởng GDP quốc gia, GDP quốc gia nhận đầu tư, tỷ lệ lam phát, chi phí lao động (Wage),
tài nguyên thiên nhiên (NR). Sau đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài vào các nước Đông Nam Á với bộ dữ liệu đã tính toán, thông qua các mô hình nghiên cứu và với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.
Bước 6: Kiểm định mô hình và phân tích kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, tác giả trình bày tổng quan thực trạng tỷ giá hối đoái cũng như thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2019. Luận văn cũng đánh giá chung về tác động của tỷ giá tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày kết quả kiểm định tác động của tỷ giá tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài vào các nước Đông Nam Á, và tác động của các nhận tố vĩ mô khác đưa vào mô hình tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài