2.2.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Trong thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phát sinh nghĩa vụ thanh toán với nhau, vấn đề cấp thiết là phải có sự trao đổi giữa hai đồng tiền theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Khái niệm tỷ giá đã được định nghĩa trong Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng của GS.TS. Nguyễn Văn Tiến như sau: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác hoặc số lượng một đồng tiền có thể đem ra trao đổi lấy một đơn vị đồng tiền khác” (Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng , NXB Thống Kê, 2012).
Điều 6, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 2010) định nghĩa: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.”. Như vậy, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền này tính bằng đồng tiền khác, hoặc số lượng một đồng tiền có thể đem ra đổi lấy một đơn vị đồng tiền khác.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết giá, và một đồng tiền còn lại đóng vai trò là đồng tiền định giá. Ở đó, đồng tiền yết giá có đơn vị cố định và bằng 1, trong khi đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Từ khái niệm hai đồng tiền trên, ta có khái niệm hai các yết tỷ giá hiện hành:
- Yết tỷ giá trực tiếp: Là phương pháp yết tỷ giá mà trong đó một đơn vị đồng ngoại tệ được biểu thị theo giá của một số lượng đơn vị nội tệ. Ngoại tệ là đồng tiền yết giá, và nội tệ là đồng tiền định giá.
- Yết tỷ giá gián tiếp: Là phương pháp yết tỷ giá mà trong đó một đơn vị đồng nội tệ được biểu thị theo giá của một số lượng đơn vị ngoại tệ. Khi đó nội tệ đóng vai trò là đồng yết giá, ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền định giá. (Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng , NXB Thống Kê, 2012)
2.2.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có thể được phân loại căn cứ vào các tiêu chí, tiêu thức phân loại khác nhau (Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng , NXB Thống Kê, 2012), cụ thể như sau:
- Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
+ Tỷ giá mua vào: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng niêm yết giá mua vào đồng tiền yết giá
+ Tỷ giá bán ra: là tỷ giá tại đó ngân hàng niêm yết giá bán ra đồng tiền yết giá - Căn cứ theo thời điểm giao nhận ngoại hối:
+ Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giả nhận chúng sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc
+ Tỷ giá kì hạn là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định (từ 3 ngày trở lên)
- Căn cứ vào mối quan hệ với lạm phát:
+ Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER): là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền + Tỷ giá thực song phương (RER): là mối quan hệ giữa giá cả nước ngoài với giá cả trong nước. Qua đó giá cả nước ngoài tính bằng ngoại tệ sẽ được chuyển đổi thành giá cả tính bằng nội tệ thông qua tỷ giá danh nghĩa theo công thức:
𝑅𝐸𝑅 = 𝑁𝐸𝑅. 𝑃∗
𝑃
NER: tỷ giá danh nghĩa P*: giá cả nước ngoài P: giá cả trong nước
+ Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER): phản ánh mối quan hệ bình quân giữa tỷ giá song phương của một một đồng tiền với các đồng tiền khác. NEER đo lường giá trị đối ngoại (sức mua đối ngoại) của một đồng tiền với các đồng tiền của các nước đối tác, với công thức tính như sau:
NEER = ∑ ej. wj
n
j=1
+ Tỷ giá thực đa phương (REER): là tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát, do đó, REER phản ánh tương quan sức mua đối ngoại của đồng nội tệ với các đồng tiền của các nước đối tác.
REER = NEER.𝐶𝑃𝐼𝑊
𝐶𝑃𝐼𝐷 = ∑ 𝐶𝑃𝐼𝑗. GDPj
n
j=1
2.2.1.3 Chế độ tỷ giá
Có thể nói, tỷ giá vừa đóng vai trò là một phạm trù kinh tế, vừa đóng vai trờ như một công cụ chính sách kinh tế của chính phủ. Do đó, tỷ giá chứa đựng những yếu tố chủ quan và các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá riêng từ đó hình thình chế độ tỷ giá riêng. Như vậy, chế độ tỷ giá của quốc gia là tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của quốc gia đó. Theo mức độ can thiệp tăng dần của chính phủ các quốc gia, chế độ tỷ giá được phân thành ba chế độ đặc trưng: chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết và chế độ tỷ giá cố định (GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng , NXB Thống Kê, 2012), cụ thể như sau:
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là chế độ tỷ giá mà theo đó, tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương (NHTW). Sự biến động của tỷ giá, trong chế độ này, là không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan
hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Vai trò của chính phủ khi tham gia thị trường ngoại hồi cũng như một thành viên bình thường, có thể mua hoặc bán đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích của mình, chứ không nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, ở chế độ này, NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhắm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, tuy nhiên NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ giao động hẹp nào quanh tỷ giá trung tâm. Như vậy, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
- Chế độ tỷ giá cố định: Là chế độ tỷ giá NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ hẹp đã được định trước. Vì vậy, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối để có thể duy trì tỷ giá trung tâm và duy trì mức biến độ đã định trước. Điều này đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dữ trữ ngoại hối nhất định.