Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Nguyễn thị thủy -1906030280 - TCNH 26A (Trang 89 - 92)

- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống dịch vụ NHĐT. Đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức không phải ngân hàng, tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng các dịch vụ NHĐT.

- NHNN cần có chỉ đạo kịp thời, hỗ trợ hoạt động của NHTM đi đúng định hướng và đảm bảo phát triển bền vững. NHNN phải thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến về chuyên đề NHĐT để các NHTM có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ưu tiên huy động nhiều nguồn lực cho triển khai nhóm các giải pháp, đề án nhằm thúc đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ động nâng cao năng lực quản lý, giám sát, theo dõi, phát hiện và điều chỉnh hệ thống dịch vụ NHĐT liên ngân hàng.

- Tăng cường công tác chỉ đạo đối với các NHTM trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát đặc biệt là xử lý các vụ việc có tính chất nghiêm trọng, sự cố gây mất an toàn hoạt động.

- Ngân hàng Nhà nước thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để cảnh báo các đơn vị trong ngành kịp thời phòng chống, xử lý các rủi ro, lỗ hổng bảo mật kịp thời. Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng. Tăng cường các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật. Phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực NHĐT.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, có nhiều cơ hội bên cạnh nhiều thách thức được tạo ra ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đầu tư phát triển dịch vụ NHĐT là định hướng và xu thế phát triển tất yếu của các NHTM hiện nay nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

Trong thời gian qua, dịch vụ NHĐT của ngân hàng Vietcombank đã đạt được những thành quả nhất định, tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng.Tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ NHĐT vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày một tăng về số lượng và chất lượng của khách hàng. Để phát triển dịch vụ NHĐT, mở rộng phát triển mảng kinh doanh này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực không chỉ của Vietcombank mà còn đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước và các cơ quan chức năng như ngân hàng nhà nước. Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động NHĐT tại Vietcombank, qua đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phát triển kinh doanh dịch vụ NHĐT trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực phức tạp, đồng thời với sự hiểu biết và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khuyết điểm. Luận văn chỉ mới nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu thực tế tại ngân hàng Vietcombank nên các đề xuất mới chỉ mang tính chủ quan. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành sâu hơn thông qua điều tra khảo sát nhân viên và khách hàng của Vietcombank để có nhận định mang tính khách quan hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hùng Cường (2015), Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;

2. Hoàng Thị Thùy Dung (2017), “Marketing cho dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại thành phố Hà Nội”;

3. Bùi Thị Thùy Dương (2013), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 188 (II);

4. Nguyễn Phan Yến Dương, Dịch vụ ngân hàng điện tử xu hướng thanh toán trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 16 tháng 8/2016

5. Ngô Minh Hải(2004),Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 169;

6. Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây

7. Lê Văn Hiếu (2016), Phát triển dịch vụ E- Banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Kon Tum”, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng;

8. Nguyễn Quang Hưng (2020), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long”;

9. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – NXB Thống kê, Hà Nội;

10. Bùi Thị Ánh Nguyệt (2018),“Nâng cao chất lượng dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Trị”;

11. Đặng Mạnh Phổ (2007), Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Tạp chí Ngân hàng, số 20;

12. Nguyễn Thị Quy (2008),Dịch vụ ngân hàng hiện đại – NXB Khoa học xã hội;

13. Phạm Đức Tài, Triển vọng thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính tháng 6/2014;

14. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2018-2020, Báo cáo thường niên;

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010;

17. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

18. Cox, David (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội;

19. C K Sunith (2018), “Customer Satisfaction in E-Banking Services”;

20. Gladmore Chindudzi & cộng sự (2020), “The impact of digital banking on the perfomance of commercial banks in Zimbabwe”;

21. Heydar Moghni & cộng sự (2020) , “Designing model for quality servicesin digital banking”;

22. Kariuki John Gikonyo (2014), “Factors Influencing the Adoption of Internet Banking In Kenya”; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Yong Hoe Hong & cộng sự (2013), “Investigating the Factors Influence Adoption of Internet Banking in Malaysia: Adopters Perspective

24. Surapong Prompattanapakdee (2013), “The Adoption and Use of Personal Internet Banking Services in ThaiLand”;

25. http://www.portalvietcombank.com.vn/Personal/OnlineBanking/Pages/Home. aspx?

26. http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet

Một phần của tài liệu Nguyễn thị thủy -1906030280 - TCNH 26A (Trang 89 - 92)