Những tiêu chí phát triển cảng thông minh

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LOAN - 1906012015 - KDTMK26 (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Những tiêu chí phát triển cảng thông minh

Hiện nay xu hướng phát triển các cảng biển trên thế giới đó là phát triển theo hướng cảng thông minh nhằm kết hợp các kỹ thuật số vào các công cụ khai thác vận hành cảng truyền thống và năng lực kinh nghiệm của các nhà khai thác cảng biển. Cho phép tối ưu hóa hoạt động của cảng gấp nhiều lần mà vẫn cắt giảm được chi phí trong khai thác cảng kiểm soát các tác nhân gây ô nhiễm, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng ngừa tốt các sự cố, rủi ro môi trường, hạn chế phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu.

Những tiêu chí phát triển theo hướng cảng thông minh được xây dựng trên 4 nhóm chính đó là cơ sở hạ tầng, công nghệ, quản lý, và môi trường

1.2.2.1. Về cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ sẽ giúp xếp dỡ hàng hóa, giải phóng tàu hàng nhanh chóng, nâng cao hiệu quả hoạt động các dịch vụ cảng biển. Góp phần quan trọng trong xu thế phát triển cảng biển thông minh.

Cơ sở hạ tầng thông minh (cả phần cứng và phần mềm) trong các cảng có thể tăng hiệu quả và tính bền vững bằng cách thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực. Thông tin về lưu lượng giao thông của cả tàu thuyền và các phương tiện vận chuyển trong cảng, tình hình tại các bến container và các hoạt động chính khác (ví dụ: các kho container trống) và các bãi đậu xe được cung cấp cho quản lý cảng, người sử dụng dịch vụ cảng. Luồng thông tin này nhanh chóng và dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định sáng suốt và đầy đủ thông tin của chính quyền

cảng và khách hàng của cảng. Làm tăng năng suất, ít chi phí hơn, khả năng cạnh tranh thị trường cao cho cảng, ít xả thải ra môi trường hơn, tiết kiệm năng lượng.

1.2.2.2. Tiêu chí phát triển thông minh theo hướng công nghệ

Tiêu chí về phát triển thông minh theo hướng công nghệ là các công nghệ và phần mềm được sử dụng trong hoạt động khai thác quản lý cảng, chất lượng đường truyền và tỷ lệ áp dụng phần mềm. Những dịch vụ cảng điện tử được áp dụng tại cảng.

Cách mạng công nghệ trong hàng hải hiện nay như cần cẩu điều kiển từ xa, xe tải tự lái và các hệ thống sáng tạo khác để tăng khả năng dỡ tàu. Thật vậy ở cảng Shanghai, China đã phát triển những con tàu được tự động nạp nhiên liệu và được xếp dỡ bằng cần cẩu tự động và các container được đưa ra khỏi bãi bằng xe tải tự lái, tất cả được phối hợp với nhau từ một trung tâm điều khiển từ xa.

Ở cảng Rotterdam, Hà Lan chính quyền cảng đã tạo ra một bảng điều khiển kỹ thuât số mới để thay thế các đài phát thanh truyền thống và radar giữa các thuyền trưởng và các nhà điều hành thiết bị đầu cuối. Hệ thống sẽ sử dụng một loạt các cảm biến Internet vạn vật (IoT) để thu thập dữ liệu xung quanh các luồng thủy triều, độ bền và khả năng hiển thị của gió, giúp giảm thời gian chờ tàu và tự động hướng dẫn hướng đi của tàu.

Sử dụng công nghệ Blockchain để cải thiện kết nối cảng.Với Blockchain, có thể kết nối tất cả các hệ thống khác nhau từ chủ hàng, nhà khai thác cảng và bên vận chuyển để ghi lại và theo dõi hàng hóa, đảm bảo dữ liệu chính xác và nhanh chóng được chia sẻ, giúp tăng tốc và đơn giản hóa luồng đi của hàng hóa.

1.2.2.3. Tiêu chí phát triển thông minh về quản lý

Tiêu chí về quản lý đó là mức độ áp dụng quản lý tự động, tỷ lệ đầu tư về hạ tầng cảng biển. Những chính sách hỗ trợ của chính phủ cho các hoạt động ở bến cảng.

Cảng biển thường là cửa khẩu quốc tế quan trọng của hầu hết các quốc gia. Chúng thường được tập trung phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao. Vì vậy chính sách của chính quyền, các cơ quan quản lý góp phần không nhỏ đối đối với sự phát triển của cảng biển.

Trước tiên phải nói tới chính sách mô hình chính quyền cảng tại Đức. Theo đó, mô hình hoạt động của chính quyền cảng theo kiểu chủ cảng (Landlord Ports): Nhà nước sở hữu, đầu tư xây dựng cảng và các công trình hạ tầng phục vụ cảng (luồng hàng hải và hệ thống VTS, đường vào cảng,…); các công ty tư nhân đấu thầu khai thác quản lý cảng và đầu tư các công trình trên cảng (nhà văn phòng, kho bãi, thiết bị bốc xếp tại bến và bãi, các thiết bị khác phục vụ cho hoạt động của cảng).

Ở đây, chính quyền cảng là tổ chức nhà nước, thuộc chính quyền thành phố, có vai trò như một cơ quan dịch vụ công, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, dưới sự giám sát của Ban giám sát. Chính quyền thành phố rót kinh phí cho chính quyền cảng hoạt động, nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải trong vùng nước; duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cảng biển và các chi phí hoạt động khác. Chính quyền cảng chịu trách nhiệm toàn bộ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật trong vùng cảng (cả ở trên bờ và ở dưới nước) bảo đảm cho hoạt động tiếp nhận tàu và vận chuyển hàng hóa; kết nối với mạng giao thông quốc gia và mạng hạ tầng kỹ thuật (do Chính quyền trung ương đầu tư); bảo đảm mọi vấn đề liên quan đến môi trường. Đối với một số kế hoạch phát triển mở rộng, cải tạo lớn đều do chính quyền địa phương quyết định và Chính quyền cảng thực thi kế hoạch đó. Một số kế hoạch đầu tư, cải tạo vừa và nhỏ do chính quyền cảng tự thực hiện.

Chính quyền cảng ngoài việc lập kế hoạch thống nhất đầu tư hạ tầng để cho thuê khai thác, sẽ lập kế hoạch đầu tư hệ thống bến cảng một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường. Qua đó, các nguồn lực xã hội sẽ được tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối sau cảng, luồng vào cảng,… để toàn hệ thống hoạt động một cách đồng bộ.

Hay như ở Trung Quốc tất cả các cảng biển của Trung Quốc do Chính phủ Trung ương sở hữu và quản lý. Bộ Giao thông vận tải quản lý tất cả các cảng biển trong nước. Ở cấp địa phương, các chính quyền cảng ở mỗi tỉnh thành liên quan chịu trách nhiệm về các chức năng hàng hải như cảng vụ, hoa tiêu, kiểm soát giao thông của tất cả các loại và kiểu tàu biển. Trung Quốc có kinh nghiệm trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và thu hút các nhà đầu tư rất hiệu quả, thông qua việc thực hiện chính sách mở cửa trong đầu tư xây dựng phát triển cảng, khuyến khích và ưu đãi nước ngoài đầu tư, cho phép tư nhân xây dựng, kinh doanh khai thác cảng.

1.2.2.4. Môi trường

Tiêu chí về môi trường là một phần trong phát triển cảng thông minh gắn liền với phát triển bền vững. Hoạt động khai thác cảng biển trên thế giới đang được "xanh hóa" theo mô hình cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế. Đây là xu hướng chiến lược trong sự phát triển cảng biển trên thế giới nhằm kiểm soát các tác nhân gây ô nhiễm, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng ngừa tốt các sự cố, rủi ro môi trường, hạn chế phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu.

Các cảng có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường thông qua giao thông đường bộ và đường biển và các hoạt động tại cảng. Các hoạt động cảng làm thay đổi môi trường như : khí thải, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước, và tạo ra chất thải. Những vấn đề môi trường này làm giảm phúc lợi xã hội và đặt ra một mối đe dọa đối với sự sống còn của các sinh vật sống. Do đó, chúng gây ra những thách thức quan trọng đối với cảng và đe dọa sự cạnh tranh của các cảng trong tương lai. Cảng thông minh tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề môi trường hiện có. Các giải pháp như Hệ thống quản lý môi trường ( Environmental Management Systems (EMS)), kiểm soát khí thải, quản lý nguồn nước.

1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển cảng thông minh từ một số cảng trên thế giới

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LOAN - 1906012015 - KDTMK26 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w