Đánh giá thực trạng phát triển cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LOAN - 1906012015 - KDTMK26 (Trang 59 - 61)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Đánh giá thực trạng phát triển cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông

minh

2.2.1. Đánh giá cơ sở hạ tầng tại cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh

Về cơ bản các cảng trong những năm qua đều hoạt động đạt và vượt công suất thiết kế; một số cảng có cơ sở hạ tầng tốt, phương tiện trang thiết bị nâng hạ hiện đại; năng suất và chất lượng dịch vụ đáp ứng được yêu cầu khách hàng luôn đạt hiệu suất khai thác cao như cảng cổ phần Đình Vũ, cảng Nam Hải cũ và Đoạn Xá. Đang từng bước xây dựng theo hướng cảng thông minh

Năm 2020 đã đẩy nhanh công tác ứng dụng Công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý như: Nâng cấp phần mềm kết nối Hải quan tự động; Triển khai cung cấp dịch vụ Cảng điện tử (ePort); Kết nối dữ liệu điện tử với hãng tàu; Phần mềm quản

lý văn bản và điều hành công việc (Cloud Office); Tiếp tục triển khai giải pháp tổng thể nâng cấp hệ thống camera tại Cảng Hải Phòng.

Năm 2021, Cảng Hải Phòng đứng trước nhiều thách thức lớn về thị trường, ảnh hưởng kéo dài khó lường của dịch bệnh Covid-19, cạnh tranh khốc liệt về giá cước dịch vụ, thị phần hàng hóa. Tuy nhiên, Cảng Hải Phòng quyết tâm tập trung các giải pháp trong công tác thị trường, tăng cường chỉ đạo đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng, bảo toàn và phát triển vốn để đầu tư mở rộng Cảng tại Lạch Huyện, cụ thể: Phấn đấu sản lượng hàng hóa thông qua trên 37,5 triệu tấn, trong đó hàng container thực hiện trên 1.925.000 teu. Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các thủ tục pháp lý để khởi công dự án đầu tư xây dựng bến 3, 4 Lạch Huyện trong thời gian sớm nhất.

2.2.1.1. Đánh giá cơ sở hạ tầng tại cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các thành phố cảng và là “chìa khóa” xây dựng thành phố thông minh. Thế mạnh của Hải Phòng là hệ thống giao thông tích hợp với đầy đủ các phương thức vận tải từ đường bộ, đường biển, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Do vậy, Hải Phòng có tiềm năng lớn đối với phát triển các loại hình vận tải đa phương thức, ví dụ gắn kết cảng biển với hệ thống đường sắt và mạng lưới đường bộ vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, tính kết nối giữa các phương thức vận tải này ở Hải Phòng rất thấp, gánh nặng vận tải đang chủ yếu dồn lên đường bộ khiến phí vận tải bình quân cao. Ngoài ra, hệ thống giao thông của Hải Phòng đang trong tình trạng quá tải khi mạng lưới giao thông của thành phố khá phức tạp - vừa kết nối trung tâm thành phố với các quận, huyện và các tỉnh, thành phố khác, vừa phục vụ nhu cầu đi lại nội đô.

Trong thời gian qua, cảng biển Hải Phòng đã luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng hệ thống cảng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tối ưu hóa bến bãi nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, hãng tàu và giúp giảm thiểu các chi phí, rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa và thời gian tàu nằm tại cảng.

Tuy nhiên, hiện nay năng suất bình quân giải phóng tàu của cảng biển Hải Phòng nhìn chung đạt thấp so với yêu cầu và mặt bằng chung của khu vực, thậm trí rất thấp so với đơn vị dẫn đầu về khải thác cảng biển của Việt Nam là Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn. Năng suất giải phóng tàu trung bình đạt 71 container/h tại Cát Lái còn tại Chùa Vẽ, Hải Phòng năng suất giải phóng tàu trung bình chỉ đạt 41 container/h.

Qua đây có thể thấy trang thiết bị xếp dỡ của hệ thống cảng biển Hải Phòng còn hạn chế chưa đáp ứng được phát triển thông minh, nhất là hệ thống trang thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương, năng suất đạt được thấp điều này đã ảnh hướng lớn đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh khai thác cảng cũng như việc gia tăng các chi phí cho các hãng tàu, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu do thời gian tàu phải nằm cảng kéo dài.

Theo anh Nguyễn Viết Tiến, công ty ADP Loxson Logistics đã đánh giá vấn đề khai thác container hiện nay nhanh hơn so với ngày trước rất nhiều, tuy nhiên đôi khi điều độ vẫn nhầm và không xác định đc vị trí container là điều vẫn xảy ra ( mặc dù ít nhưng vẫn có) cảng thường xuyên tắc cả về giao thông và khâu thủ tục vì kinh tế ngày càng phát triển thì hàng hóa về ngày càng nhiều dẫn đến các khâu dịch vụ sẽ bị chậm tiến độ vì đông, xếp slot,

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LOAN - 1906012015 - KDTMK26 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w