7. Kết cấu của đề tài
3.2. Giải pháp phát triền cảng biển tại Hải Phòng theo hướng cảng thông
đến năm 2030
Thách thức từ dịch Covid-19 đang thúc đẩy quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics (vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải...) và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Các tác nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.
Giải pháp của các cảng biển lớn trên thế giới là sử dụng công nghệ hiện đại để kiểm tra tự động nhiều container trong thời gian ngắn, với chi phí hợp lý để phát hiện hàng nhập lậu và giải tỏa tắc nghẽn hàng hóa; trong khi đó vẫn bảo đảm về an ninh cảng và có hệ thống lưu trữ dữ liệu để truy xuất nguồn gốc.
3.2.1.Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh
Với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh đến năm 2030 cần xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin đồn bộ trong hoạt động cảng biển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ sẽ giúp xếp dỡ hàng hóa, giải phóng tàu hàng nhanh chóng…, nâng cao hiệu quả trong quá trình phát triển dịch vụ cảng biển.
Cảng cần tham khảo các phương pháp hay nhất của cảng thông minh hiện tại, các cơ sở hạ tầng thông minh được triển khai trong các cảng là: cảm biến, GPS / DGPS, RFID / OCR / LPR, GNSS, DGNSS, TOS, Bluetooth, WLAN, thiết bị di động, Đám mây, hệ thống giám sát cảng, hệ thống quản lý đường cảng, bảo trì thông minh, quản lý lưu lượng tàu, quản lý chỗ đậu xe và quản lý cảng.
3.2.1.1. Tăng cường kết nối với các đối tác
Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, cho phép khách hàng theo dõi và đặt dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, websites hoặc các phương tiện khác. Ứng dụng các giải pháp phần mềm kỹ thuật số sẽ tạo ra kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp cảng với khách hàng. Bên cạnh đó, việc tăng cường liên kết, phát triển mạng dịch vụ logistics với các tàu biển, các doanh nghiệp vận tải nội địa, các hãng hàng không, kho bãi, giao nhận trên bờ, các đối tác về giải pháp công nghệ, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty giám định… Việc kết nối được thực hiện ra ngoài phạm vi địa phương, bao gồm cả các cảng trong khu vực phía Bắc và hệ thống cảng biển trên cả nước, đồng thời liên kết với các trung tâm logistics vệ tinh Đông Bắc, trung tâm logistics vệ tinh Đông Nam, trung tâm logistics vệ tinh phía TâyCác kết nối thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp cảng xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh, nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.… Đồng thời các cảng biển tại Hải Phòng có thể ứng dụng được mô hình “một trạm – không dừng”.
3.2.1.2. Cảng Hải Phòng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu TRADELENS
TradeLens là một giải pháp vận chuyển theo chuỗi khối. Chuỗi cung ứng TradeLens làm cho thương mại toàn cầu trở nên an toàn và hiệu quả hơn và nó sẽ cho phép các bên khác nhau kết nối và chia sẻ thông tin một cách minh bạch. Theo Maersk và IBM, 94 tổ chức đã chấp thuận tham gia vào nền tảng TradeLens được xây dựng trên các tiêu chuẩn mở. Các tổ chức này là:
* Các nhà khai thác cảng và thiết bị đầu cuối toàn cầu như PSA Singapore, International Container Terminal Services Inc, Patrick Termaries, Modern Terminal ở Hồng Kông, Cảng Halifax, Cảng Rotterdam, Cảng Bilbao, PortConnect, PortBase và các nhà khai thác thiết bị đầu cuối Holt Logistics tại
Cảng Philadelphia, tham gia mạng lưới Thiết bị đầu cuối APM toàn cầu để thí điểm giải pháp. Điều này chiếm khoảng 234 cổng thông tin hàng hải trên toàn thế giới đã hoặc sẽ tích cực tham gia vào TradeLens.
* Các hãng vận tải container toàn cầu Pacific International Lines (PIL) cũng tham gia vào sự kiện này.
Đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy các cá thể trong chuỗi cung ứng toàn cầu tập trung phát triển thông qua việc số hóa - đặc biệt là công nghệ Blockchain.
Nền tảng mở rộng phạm vi địa lý và hỗ trợ cho các luồng tài liệu kỹ thuật số dựa trên Blockchain sẽ xuất hiện trong thời gian xảy ra đại dịch. Chuỗi giá trị toàn cầu - nhiều trong số đó vẫn phụ thuộc một phần vào các quy trình trên giấy tờ - đã trở nên rất căng thẳng do cung cầu không ổn định, trở ngại trong vận tải và thiếu hụt lao động. Một tầm nhìn tốt hơn để giảm thiểu các trở ngại trong hoạt động sẽ là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu, các chuyên gia chuỗi cung ứng đã nhấn mạnh. Tình hình dịch bệnh có thể là một chất xúc tác tốt để mọi người trong chuỗi cung ứng bắt đầu giao tiếp với nhau bằng kỹ thuật số.
Cảng Hải Phòng đang bắt đầu tham gia vào Tradelens với mục tiêu tăng thêm một nền tảng số mới nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. TradeLens là một nền tảng công nghệ blockchain mở và trung lập đang số hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển đổi hoạt động thương mại. Nền tảng này tập hợp tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng – bao gồm các chủ hàng, các công ty giao nhận, vận tải nội địa bao gồm đường bộ và đường sắt, các cảng, hãng tàu, cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng khác vào cùng một nền tảng cộng tác và chia sẻ dữ liệu an toàn. Được phát triển từ sự hợp tác giữa Maersk và IBM, TradeLens hiện đang được sự ủng hộ và tham gia của trên 100 tổ chức lớn trong ngành công nghiệp như các hãng tàu Maersk, MSC, CMA CGM, ONE, Hapag Lloyd; các chủ hàng lớn như Procter & Gamble,…; các nhà khai thác cảng hàng đầu như APM Terminals, PSA,…và các cơ quan Hải quan của Mỹ, Hà Lan,…
Hình 3.1. Mô hình tổng thể chuỗi cung ứng toàn cầu Tradelens
Nguồn: cảng Hải Phòng
Việc tham gia kết nối Tradelens giúp Cảng Hải Phòng là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp ứng dụng nền tảng công nghệ số mới, điện tử hóa quy trình, giảm thủ tục giấy tờ nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến khách hàng và tạo lợi thế cạnh cho Cảng Hải Phòng
Hiện tại Trung tâm CNTT tiếp tục cùng hãng tàu Mearsk kiểm tra chất lượng dữ liệu cung cấp cho hệ thống Tradelens.
3.2.2.Giải pháp phát triển công nghệ cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, tại Singapore họ đã chủ động ứng dụng triệt để thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong quá trình vận hành khai thác cảng biển. Do đó chất lượng và thời gian thực hiện các dịch vụ của Singapore khó có đối tác sánh kịp.
Vì vậy áp dụng thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào cảng Hải Phòng là cơ hội và thách thức đối với cảng Hải Phòng để phát triển cảng biển, làm giảm khoảng cách đối với các cảng tiên tiến trên thế giới
Cần tăng cường trao đổi dữ liệu, số hóa các quy trình và nền tảng thông minh giữa các bên liên quan trong cộng đồng hệ thống logistics, trong đó khuyến khích tích hợp kỹ thuật số thông minh (các công nghệ thông tin trên nền tảng blockchain) giữa hệ thống logistics với các ngành khác, làm tăng tính tin cậy và tính minh bạch trong các hoạt động.
Theo chị Phạm Thị Thùy Linh, công ty Hateco Logistics nhận xét rằng việc áp dụng công nghệ vào khai thác tuy đã tăng hiệu quả công việc nhưng chưa chuyên sâu, chưa áp dụng vào tất cả mọi mặt của việc khai thác. Việc sử dụng phần mềm vẫn cần nhiều nhân lực để kiểm soát công việc. Khả năng tự động hóa cũng như hỗ trợ công việc giữa các bộ phận chưa cao từ đó kiến nghị tiếp tục cải thiện hiệu năng và tính năng của phần mềm, từng bước áp dụng vào tất cả các khâu khai thác và sử dụng dịch vụ cảng. Nâng cao chất lượng nhân lực khai thác.
Hay như ý kiến của a Hoàng Mạnh Phong, Công Ty TNHH Thương Mại An Minh Hải Phòng về áp dụng phần mềm Eport vào vận hành cảng tại Hải Phòng hện nay chưa được đồng bộ. Hiện chỉ có cảng Vip Green Port, cảng Lạch Huyện là ứng dụng Eport thành công và nhanh chóng. Cảng Nam Hải và Germandept áp dụng cũng nhanh như khi tiếp nhận dưới cảng thương vụ vẫn còn lâu. Cảng Tân Vũ mặc dù lượng hàng qua cảng rất nhiều nhưng vẫn chưa thực hiện triển khai Eport trong giao nhận hàng hóa, làm giảm năng xuất hoạt động của cảng. Còn lại các cảng như: Nam Hải Đình Vũ, Đình Vũ, Tân Vũ, Hải An… chưa thực sự triển khai Eport. Từ đây anh Phong có kiến nghị đó là hệ thống cảng Hải Phòng cần triển khai triệt để Eport trên toàn hộ hệ thống cảng, để làm giảm thời gian lấy hàng qua cảng.
Qua bài phỏng vấn sâu doanh nghiệp dịch vụ cảng, có thể thấy “khi ứng dụng lệnh EDO đó là ứng dụng lệnh điện tử rất tiện cho người sử dụng dịch vụ đặc biệt đối với đơn vị logistics vì làm đơn giản hóa quy trình chứng từ khi đổi lệnh dưới cảng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp EDO gây bất lợi khi hãng tàu yêu cầu cược cont mới phát EDO thì bản thân đơn vị logistics phải ứng tiền cược thay cho khách hàng
trực tiếp mới có lệnh để phát cho khách hàng.” (Ý kiến của công ty ADP Loxson Logistics)
3.2.2.1. Tích hợp công nghệ trong vận hành và khai thác cảng
Các cảng biển tại Hải Phòng cần tích hợp công nghệ trong vận hành và khai thác cảng. Các quy trình xử lý hàng hoá trong cảng biển tạo ra phạm vi rộng lớn cho sự đổi mới và tiềm năng tối ưu hóa có thể được khai thác với các dịch vụ kỹ thuật số mới và sự kết hợp thông minh của chúng. Các giải pháp thông minh trong đóng gói, xếp hàng, xếp tàu, điều tàu, tiếp nhiên liệu tự động… có thể cho phép làm giảm thời gian làm hàng tại cảng biển. Bên cạnh đó, việc cần ứng dụng các công nghệ an ninh để bảo mật các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhất là các thông tin về khách hàng. Điều này là vô cùng cần thiết khi các doanh nghiệp cảng ứng dụng các công nghệ số hóa trong quản lý cảng biển
3.2.3.Giải pháp về chính sách quản lý cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh
Có thể nói, mỗi quốc gia có vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế- xã hội khác nhau sẽ lựa chọn cho mình những mô hình quản lý, những ưu tiên đầu tư khác nhau trong quá trình phát triển dịch vụ cảng biển.
Tại Việt Nam cần có cơ chế quản lý phù hợp, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý, khai thác dịch vụ cảng biển. Để xóa bỏ thực trạng những điểm yếu, hạn chế trong cách thức quản lý, điều phối hoạt động cảng biển, tiến tới điều phối một cách hiệu quả, đồng bộ các dự án cơ sở hạ tầng cảng biển và mạng lưới hạ tầng kết nối với cảng, rất cần vai trò điều tiết của Nhà nước, thông qua cơ chế chính quyền cảng mới có đủ tư cách và thẩm quyền giải quyết dứt điểm những bất cập trong phát triển cảng biển hiện nay.
Thực tế này đặt ra yêu cầu chính quyền thành phố cần tập trung nguồn lực cải tạo, nâng cấp và phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, nhất là khi cảng Lạch Huyện đi vào hoạt động. Đồng thời, thành phố cần khẩn trương giải quyết những vấn đề liên quan tới các loại phí; phí cầu đường, phí BOT, phí cơ sở hạ tầng tại cảng Hải Phòng hiện còn cao
Cảng biển là trung tâm cho các hoạt động kinh tế nhưng cũng là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm. Tàu đến cảng với các động cơ lớn sử dụng nhiên liệu nặng, hàng ngàn xe tải đến cảng trong ngày sử dụng động cơ diesel, tàu hỏa đến cảng sử dụng các đầu kéo chạy động cơ diesel, các hoạt động và các thiết bị ở cảng gây ra hàng loạt các tác động ô nhiễm đối với dân cư trong vùng và môi trường xung quanh.
Để phát triển cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh. Cảng Hải Phòng cần ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong công tác quản lý, vận hành và cân bằng được mục tiêu phát triển kinh tế và BVMT, tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi hiện có nhằm phát triển kinh tế, duy trì phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sống cho người dân trong khu vực. Để xây dựng thương hiệu cảng thông minh bảo vệ môi trường, Hải phòng cần xây dựng các tiêu chí về cảng sinh thái, với các tiêu chí như tuân thủ các quy định về BVMT và sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm hướng tới phát triển cảng thông minh. Ngoài ra, cần kiểm soát về khói, bụi tại cảng bằng việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Quản lý nguồn nước cũng là việc cần chú ý vì cảng biển sẽ sử dụng một khối lượng lớn nước ngọt phục vụ trong hoạt động sản xuất. Do đó, phải xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nước tổng thể tại cảng, sử dụng hệ thống giám sát nguồn nước tự động. Đặc biệt, phải kiểm soát nước thải, xây dựng các cơ sở tiếp nhận rác thải, tổ chức thu dọn rác thải hàng ngày trên các tàu tại cảng…
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, giám sát luồng hàng hải. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cần triển khai lắp đặt và vận hành có hiệu quả các hệ thống trợ giúp giám sát hoạt động hàng hải trong khu vực quản lý như hệ thống nhận dạng tự động AIS, trạm Radar bờ, hộp đen VDR, máy thu, phát vô tuyến điện tại trụ sở Cảng vụ và tại Đại diện Cảng vụ hàng hải Hải Phòng tại Cát Hải nhằm tăng cường quản lý an toàn hàng hải, đặc biệt là quản lý an toàn trong luồng hẹp, khu vực có mật độ tàu, thuyền ra vào, neo đậu lớn. Qua đó, nâng cao năng lực trong công tác quản lý lưu thông hàng hải, an toàn hàng hải cũng như công tác quản lý tàu thuyền ra, vào cảng biển, đồng thời phục vụ tốt hoạt động tìm kiếm cứu nạn của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.