Thực trạng các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng trong gia

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG-1906030257-TCNHK26A (Trang 55 - 74)

2008-2019

4.1.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô a. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam. Chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua các công cụ chính là lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn; nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt

buộc tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng do đó ảnh hưởng tới khả năng cho vay cũng như TTTD.

Giai đoạn 2008-2011 do tình hình biến động mạnh của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.

Trước năm 2011, mục tiêu hàng đầu của CSTT theo luật NHNN 1997 là “ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”. Đặc biệt trong giai đoạn này do lạm phát tăng cao, nền kinh tế bất ổn định nên CSTT vẫn ưu tiên tối cao nhiệm vụ là đưa lạm phát về trạng thái bình ổn nhất.

Năm 2008, NHNN áp dụng CSTT thắt chặt với hàng loạt các biện pháp mạnh như (i) tăng tỷ lệ DTBB từ 5% lên 10% đối với tiền gửi dưới 12 tháng và mở rộng thêm diện tiền gửi phải DTBB có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ quy định DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hút tiền về của NHNN; (ii) phát hành bắt buộc 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN và quy định các tín phiếu NHNN không được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN; (iii) điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%, hệ thống lãi suất điều hành gồm cặp lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh tăng lên 15%/năm và 13%/năm; (iv) khống chế hạn mức tín dụng và yêu cầu kiểm soát chặt những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, đặc biệt cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản... làm tình hình tín dụng tại Việt Nam chuyển sang một diện mạo mới, TTTD đạt 27.6, lượng tiền cung ứng cũng giảm mạnh, từ 48.19% (1/2008) xuống 25.83% (6/2008). Mức cung tiền M2 tăng 20.7% trong cả năm.

Bảng 4.1: Mức dự trữ bắt buộc điều chỉnh trong năm 2008

Văn bản quy định TG không kỳ hạn và dƣới 12 tháng (VNĐ) TG kỳ hạn từ 12 tháng trở lên QĐ 187/QĐ-NHNN/16/1/2008 11% 5% QĐ 2560/QĐ-NHNN/3/1/2008 10% 4% QĐ 2811/QĐ-NHNN/20/11/2008 8% 2% QĐ 2951/QĐ-NHNN/3/12/2008 6% 2% QĐ 3158/QĐ-NHNN/19/12/2008 5% 1%

Từ nửa cuối năm 2008 đến năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát trong nước có xu hướng giảm, Chính phủ đã linh hoạt chuyển hướng điều hành từ ưu tiên mục tiêu lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế. Vì vậy năm 2009 bước đầu ghi nhận sự nới lỏng của CSTT với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng cung tiền 2009 lần lượt 21-23% và 18-20%. NHNN đã sử dụng một loạt các công cụ điều tiết: (i) triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất mà thực chất là mở rộng cung tiền; (ii) hạ lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 8,5%/năm, LSTCK, LSTCV cũng giảm xuống còn 7,5%/năm và 9,5%/năm; (iii) tỷ lệ DTBB cũng giảm đối với tiền đồng là 5%/năm; (iv)Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền với khối lượng giao dịch năm 2008 đạt 1.036.066 tỷ đồng, tăng gần 150% so với khối lượng giao dịch năm 2007, trong đó mua kỳ hạn 2 năm 2008, 2009 lần lượt là 947.205; 971.772 tỷ đồng, chiếm 90% tổng khối lượng giao dịch; (v) Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong gần suốt năm 2009, tăng lên 8% vào tháng 11/2009 ... do vậy tình hình tín dụng có vẻ khả quan hơn so với 2008. Trong đó, tổng phương tiện thanh toán tăng 29%, tín dụng cho nền kinh tế tăng 37,5% so với 2008, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp, góp phần duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức 5,3%.

Biểu đồ 4.6: Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2008 - 2011

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Năm 2010, Nghị quyết số 18/NQ-CP 4/2010 của Chính phủ được ban hành đã xác định cả hai mục tiêu cho năm 2010: kiềm chế lạm phát khoảng 7% và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Thị trường tín dụng Việt Nam năm 2010 chịu sự chi phối bởi CSTT thắt chặt ở giai đoạn đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm, CSTT tuân thủ định hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và M2 là 20%), kiểm soát rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ. Bên cạnh đó, Thông tư 13/2010/TT-NHNN và thông tư 19/2010/TT-NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD nhằm hạn chế việc cung ứng tín dụng quá năng lực dự phòng rủi ro và đảm bảo an toàn của từng ngân hàng và của cả hệ thống. Cho đến nửa đầu năm 2010, lãi suất tăng cao, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ có hơn 10%, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản hệ thống, các ngân hàng thiếu nguồn nội tệ cho nhu cầu vay, tỷ lệ sử dụng vốn ở thị trường II lớn. CSTT đã rơi vào điểm “bẫy vĩ mô” khi vừa chống đỡ tình trạng thiếu vốn vừa phải khống chế lãi suất huy động vốn để giảm lãi suất cho vay vì mục tiêu tăng trưởng và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Trước tình hình đó, những tháng cuối năm, NHNN đã thực hiện nới lỏng tín dụng làm dư nợ tín dụng đã tăng tới 18%, TTTD tăng xấp xỉ 28% so với năm 2009. Con số tăng trưởng trung

bình năm cũng khá ấn tượng với mức tăng 29,81% với tín dụng nội tệ tăng 25,3% và tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%.

Hình 4.1: Tăng trƣởng tiền cơ sở và cung tiền giai đoạn 2008- 2011

Hình 4.2: Tăng trƣởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2008 - 2011

Nguồn: IFS, IMF

Năm 2011, Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 tháng 2/2011 ban hành thể hiện rõ sự nhất quán mục tiêu vĩ mô và cam kết thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ. NHNN quay trở lại áp dụng CSTT thắt chặt, công cụ lãi suất trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ nét. LSTCK tăng từ 7% tới 13%/năm, LSTCV và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện từ liên ngân hàng tăng liên tiếp từ 10% đến 16%/năm, bên cạnh đó NHNN còn ra quyết định điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống còn 22% đến 30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011. Đặc biệt đây cũng là năm NHNN triển khai việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từng bước nhằm nâng cao tính hiệu quả, giảm mức độ rủi ro và cải thiện sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Về phía ngân hàng chủ trương này cũng giải quyết tận gốc căn nguyên của tình trạng mặt bằng lãi suất cao. Ngoài ra, NHNN còn áp dụng các chính sách khác như: (i) Nghiệp vụ thị trường mở thực hiện nghiệp vụ hút tiền ròng trong phần lớn thời gian của năm 2011; (ii) tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng với những chế tài xử phạt nghiêm khắc trong nội bộ của từng ngân

hàng; (iii) triển khai đồng bộ các giải pháp đối với thị trường ngoại tệ, thị trường vàng nhằm mục tiêu giảm sự di chuyển vốn lòng vòng giữa tài sản được coi như tiền – một trong những yếu tố gây áp lực lên lãi suất nội tệ, triệt tiêu tác động của CSTT. Đặt trong bối cảnh thanh khoản thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, các TCTD đua tăng lãi suất huy động gây bất ổn tiền tệ, NHNN áp dụng trần lãi suất huy động vốn để hỗ trợ ổn định hệ thống; trần lãi suất huy động được gỡ bỏ dần sau đó và đến nay chỉ còn duy trì trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng theo đó mức cung tiền và lượng tín dụng giảm đáng kể. Kết quả là tăng trưởng cung tiền và TTTD lẫn lượt là 12,1% và 14,3%, chỉ bằng 1/3 so với trung bình năm ngoái, không đạt mục tiêu đề ra là 15-16% và dưới 20%.

Từ năm 2011 đến nay, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011 đã có nhiều cải cách, trong đó xác định rõ hơn mục tiêu cuối cùng của CSTT: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” CSTT cũng đánh dấu một bước ngoặt mới. Triển khai theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 -2020 tại văn kiện Đại hội Đảng XI, CSTT luôn định hướng đến mục tiêu cuối cùng: “Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền”. Theo đó NHNN luôn duy trì mục tiêu lạm phát thấp không chỉ trong ngắn hạn mà cả mục tiêu duy trì lạm phát ổn định trong trung và dài hạn.

Trong giai đoạn 2012 – 2018, NHNN đã thực thi CSTT chủ động, linh hoạt theo hai xu hướng: thắt chặt CSTT vào giai đoạn 2012, 2013 nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, nới lỏng CSTT; đối với giai đoạn 2014 – 2019, tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng, kích cầu nền kinh tế và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra định hướng mục tiêu mới chuyển đổi từ kiềm chế lạm phát sang thúc đẩy phục hồi kinh tế. Thực hiện mục tiêu đó, NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động, cụ thể,

NHNN đã 6 lần cắt giảm lãi suất liên tiếp LSTCK và LSTCV xuống còn 7%/năm và 9%/năm tương ứng. Việc nới lỏng CSTT này đã đưa mức TTTD giảm nhẹ, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên huy động vốn thị trường giảm từ 98% cuối năm 2012 xuống 92,5%, tuy nhiên, lại xuất hiện sự chuyển dịch xu hướng tăng trưởng tín dụng giữa các nhóm: TTTD nội tệ tăng 11,51%, TTTD ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011. CSTT linh hoạt năm 2012 góp phần quan trọng trong việc tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp và đồng thời hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý.

Bảng 4.2: LSTCV, LSTCK 2012 – 2019

Năm Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn

2012 8 9 2013 5 7 2014 4.5 6.5 2015 4.5 6.5 2016 4.5 6.5 2017 4.25 6.25 2018 4.25 6.25 2019 4 6 Nguồn: NHNN

Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp, nền kinh tế chứng kiến những nỗ lực mạnh mẽ của NHNN trong công tác điều hành CSTT hướng tới mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm xuống tới mức 10- 12%/năm; đến cuối năm 2013 lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7-8%/năm; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn, 11-12,5%/năm đối với trung và dài hạn, đặc biệt một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, sản xuất kinh doanh hiệu quả thì mức lãi suất cho vay có thể chỉ còn 6-7%/năm. Công tác kiểm soát khối lượng tiền cung ứng cũng được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động bơm, hút tiền trên thị trường mở cũng rất nhịp nhàng, gần như là lượng cung tiền được dự báo phù hợp với nhu

cầu và diễn biến của nền kinh tế. Năm 2013 tăng trưởng tín dụng đạt 8,83%, tuy thấp hơn chỉ tiêu định hướng 12% tăng cao hơn mức tăng của năm 2012, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế cũng được cải thiện rõ rệt.

Đến năm 2014, định hướng điều hành CSTT năm 2014 có dấu hiệu được điều chỉnh nới lỏng hơn so với năm trước. Kết quả là các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn hẳn so với năm 2013 (xấp xỉ 2%). Các mức lãi suất cũng được cắt giảm như LSTCV, LSTCK giảm xuống còn 6,5% và 4,5%, lãi suất tiền gửi giảm từ 7% xuống 6%. Thêm vào đó, NHNN cũng mở rộng diện cho vay nhằm kích thích kinh tế, duy trì mức DTBB, ổn định hệ thống NHTM,… Những điều tiết linh hoạt đó đã đạt được nhiều thành tựu tích cực khi TTTD đạt 11.8%, cơ cấu tín dụng cũng được dịch chuyển theo chiều hướng mở, phù hợp định hướng của Chính phủ

Biểu đồ 4.7: Tăng trƣởng cung tiền và tín dụng 2012 – 2015

Nguồn: NHNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2015, khi thị trường tín dụng đang điêu đứng, NHNN đã điều hành lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước. Sự nới lỏng CSTT như vậy đã tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng có những thành tựu ổn định trong suốt cả năm. Sự an toàn, ổn định của các tổ chức tín dụng đã được duy trì và cải thiện, thực hiện các bước tái cơ cấu toàn diện các NHTM yếu kém. Bên cạnh đó, tín dụng trong năm 2015 đã vượt chỉ tiêu tăng trưởng nhưng vẫn

đảm bảo ngưỡng phù hợp của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế là 3,97 triệu tỷ đồng, tăng 14,16% so với tháng 12/2013.

Năm 2016, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ với nhiều đổi mới đã tạo thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Mục tiêu cung tiền cũng được điều tiết khá hợp lý. Nhờ CSTT, kết quả là tổng lượng tiền cung ứng tăng 17,88%, mức huy động vốn tăng 18,38% so với cuối năm 2015. TTTD đạt 18,71%, tuy nhiên, trước việc thay đổi chính sách tỷ giá, TTTD đồng nội tệ khá mạnh, ngược lại TTTD đồng ngoại tệ thì giảm nhẹ, song điều này là kết quả tích cực của việc điều tiết CSTT qua chính sách tỷ giá và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu ổn định, nâng cao vị thế của VND, chống hiện tượng đô la hóa đang lan truyền trong nền kinh tế.

Năm 2017, CSTT tiếp tục được NHNN điều hành theo hướng mở rộng linh hoạt. Trong đó, công cụ lãi suất được điều tiết khá hợp lý đã đưa mặt bằng lãi suất tại các TCTD ổn định: lãi suất cho vay nội tệ phổ biến khoảng 6% - 7%/năm, đồng thời mức cung tiền cũng được điều tiết khá bình ổn với sự biến động tăng khoảng 16% đạt kết quả tích cực so với mục tiêu đề ra khoảng 16% - 18%. Thêm vào đó, kết quả TTTD cũng khá khả quan với tổng dư nợ tín dụng đạt trên 6,5 triệu tỷ đồng, tăng 18,17% so với 2016. TTTD đã tập trung vào các ngành như tín dụng công nghiệp tăng 22,13%, tín dụng cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 20%, tín dụng nông nghiệp-nông thôn tăng 22,1% so với cuối năm 2016.

Hình 4.3: Mức cung tiền, huy động và tín dụng giai đoạn 2015 -2017

Năm 2018, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi, lạm phát và giá hàng hóa cơ bản có xu hướng tăng, CSTT được thực thi chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Đáng chú ý trong chính sách tiền tệ năm 2018 không thể không kể đến việc điều hành cung tiền ra thị trường hợp lý,

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG-1906030257-TCNHK26A (Trang 55 - 74)