bậc thăng trầm. Vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên với quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Chính Phủ và người dân, nền kinh tế đã từng bước hồi phục, đạt được nhiều thành tựu to lớn, vững vàng đương đầu với mọi thách thức của thời đại mới.
4.1.2. Tổng quan về Tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019 2008-2019
Về tổng khối lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng
Trong giai đoạn 2008-2011 TTTD mỗi năm đều rất cao và thường vượt quá mục tiêu đề ra. TTTD đạt mức cao nhất trong giai đoạn vào năm 2009 với tỷ lệ 37,53%, vượt kế hoạch NHNN đề ra là 21-23%. Điều này có thể nhận ra do việc Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, nên tốc độ TTTD rất nhanh. Cũng theo kết quả của Tổng cục thống kê GSO, tổng khối lượng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế cũng vượt qua tổng thu nhập quốc dân. Việt Nam trong giai đoạn này đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng tín dụng. Với TTTD ở mức nóng như vậy trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng đã kéo theo nhiều hệ lụy đi kèm như tình trạng lạm phát gia tăng, nền kinh tế bất ổn…
Tuy nhiên, sau thời kỳ tăng trưởng nóng, khi những khó khăn của môi trường kinh tế xuất hiện, tín dụng ngân hàng từ năm 2011 đã chững lại, đặc biệt vào năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91%. Kể từ sau ảnh hưởng cuộc khủng hoảng và hậu khủng hoảng 2010-2012, TTTD khá ổn định. Sang năm 2013, 2014 với sự nỗ lực của toàn ngành, tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn lần lượt là 12,51% và 12%. Đặc biệt tính đến ngày 21/12/2014, tín dụng ngân hàng tăng 17,17% so với đầu năm, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011-2014. Mặc dù các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đều được hoàn thành nhưng qua thực tiễn tín dụng năm 2013, 2014 tăng trường rất khó khăn đặc biệt vào giai đoạn đầu năm. Cụ thể trong gần 3 tháng đầu năm 2014, tín dụng tăng trưởng âm 1,05% so với cuối năm 2013; cuối tháng 4 đến tháng 7 tăng trưởng cũng luôn ở mức rất thấp (lần lượt là 0,62%; 1,31%; 3,52% và 3,68%). Tuy nhiên từ tháng 8/2014 trở đi, tín dụng lại có bước nhảy vọt lên 5,82% vào cuối tháng 8 và tiếp tục tăng lên tới ngày 19/12 NHNN cho biết tín dụng đạt 11,8% kèm dự báo sẽ đạt được mục tiêu trong năm 2014. Điều này làm dấy lên quan ngại về thực trạng các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng ảo vào cuối năm để đón trước chỉ tiêu được giao về tăng trưởng tín dụng của NHNN. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 N gh ìn t ỷ đ ồn g
Biểu đồ 4.2: Dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2012-2019
Biểu đồ 4.3: Tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2008-2019
Nguồn: NHNN, GSO
Từ năm 2015 đến 2017, tín dụng có xu hướng tăng mạnh trở lại trên 18%. Theo đó, Moody‟s đã đưa ra cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế đất nước khi tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng. Tuy nhiên đến năm 2018 và năm 2019 tín dụng tăng trưởng chậm lại, chỉ hơn 13%. Mức tăng trưởng phù hợp, được kiểm soát theo mục tiêu nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao, cho thấy các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng, vừa đảm bảo mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Về cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào các lĩnh vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế như sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, trong năm 2019, ngành công nghiệp 8,76% (chiếm tỷ trọng 19%), ngành xây dựng 14,54% (chiếm tỷ trọng 10%); tín dụng nông nghiệp tăng 7,39% (chiếm tỷ trọng 9%). Tín dụng đối với lĩnh vực “tiềm ẩn nhiều rủi ro” là kinh doanh bất động sản với tỷ trọng dư nợ tín dụng ngày càng giảm (31/12/2017 là 45,63%, 31/12/2018 là 35,49%, 31/12/2019 là 32,95%). Bình quân giai đoạn 2016-2019, dư nợ lĩnh vực
BOT, BT giao thông tăng 10,82%, chiếm 1,51%, tốc độ tăng giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng cũng có xu hướng giảm. Cũng trong giai đoạn 2016-2019, bình quân tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 19,83%, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 16,69%, chiếm 19%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 7%, chiếm 3,2%; công nghiệp hỗ trợ tăng 19,57%, chiếm 2,81%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 2,6%, chiếm 0,42%.
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng phân theo ngành năm 2019
Nguồn: NHNN
Đáng chú ý hơn nữa là tín dụng tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh theo từng năm. Xét về quy mô và tốc độ, tín dụng tiêu dùng có mức tăng trưởng khá khả quan. Năm 2018, tăng 7,01%, chiếm tỷ trọng 15,17% tổng dư nợ tín dụng và vẫn tập trung chủ yếu vào các nhu cầu thiết yếu trong đời sống dân cư. Như vậy, về cơ bản mức TTTD đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và góp phần kích thích tiêu dùng trong nước.
Biểu đồ 4.5: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng phân theo kỳ hạn năm 2015-2019
Nguồn: GSO
Các khoản vay ngắn hạn trong những năm gần đây có xu hướng tăng: năm 2015 cho vay ngắn hạn chiếm 46,7% vẫn thấp hơn dự nợ tín dụng ở kỳ hạn trung và dài hạn nhưng đến năm 2019 đã tăng 90,7% so với năm 2015, chiếm 50,62% tổng dự nợ tín dụng, vượt cho vay trung và dài hạn. Điều này là một xu thế tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt nên nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Nắm bắt được xu thế này, các ngân hàng ngày nay phát triển nhiều sản phẩm cho vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân đặc biệt là vay tiêu dùng, khuyến khích các cá nhân trong xã hội tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn của họ.