Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp. Khi đứng trước một đối tượng nghiên cứu, để việc phân tích trở nên dễ dàng và đơn giản hơn chúng ta cần xác định: Lựa chọn tiêu chí, cách thức phân chia. Xác định điểm xuất phát ban đầu để nghiên cứu. Tùy theo mục đích nghiên cứu, phân loại để chọn ra những thuộc tính riêng và chung.
Tên phương pháp đã thể hiện rõ cách thức làm việc của nó, bước tiếp theo là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình đi ngược lại với phân tích từ kết quả phân tính những phần, bộ phận sau khi đã bóc tách để nhìn thấy được cái bao quát, cái chung từ đó tìm ra bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp không thể tách rời nhau trong nghiên cứu khoa học. Chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này làm tiền đề, cơ sở để hỗ trợ phương pháp còn lại tìm ra bản chất, quy luật của bản thân sự vật.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn.
Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào các hoạt động xã hội và được tiến hành như sau:
- Phát hiện các sự kiện điển hình, các sự kiện này có ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống và hoạt động thực tiễn.
- Gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng, những người đã trực tiếp tham gia sự kiện để họ mô tả, bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định, đánh giá về nguyên nhân và diễn biến sự kiện.
- Lặp lại mô hình sự kiện, khôi phục lại sự kiện đã xảy ra.
- Phân tích từng mặt của sự kiện, những nguyên nhân, hoàn cảnh xuất hiện, diễn biến sự kiện theo trình tự lịch sử.
- Dựa trên một lý thuyết khoa học để chứng minh, để giải thích sự kiện, tìm ra những kết luận thực sự khách quan về bản chất và quy luật phát triển của sự kiện, rút ra những bài học cần thiết, sau đó cần được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi những bài học rút ra được qua phân tích và tổng kết kinh nghiệm. Phân tích và tổng kết kinh nghiệm được coi là một phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng và khoa học xã hội nói chung, có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, phát hiện, tổng kết những kinh nghiệm tiên tiến của bản thân người khác hay của một tập thể khác.
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giúp người nghiên cứu phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu lên giả thuyết về những mối liên hệ có tính quy luật giữa các tác động và kết quả, kiến nghị các biện pháp, giải pháp để bổ khuyết thiếu sót và hoàn thiện quá trình hay một vấn đề nào đó.
Do đó, có thể nói: Phân tích và tổng kết kinh nghiệm cũng là thực hiên một đề tài nghiên cứu khoa học, chỉ khác là tên đề tài đã được xác định, các kết quả đã có sẵn. Điều đó có ý nghĩa quan trọng là lựa chọn đúng đắn, đầy đủ luận cứ khoa học, các kinh nghiệm tiên tiến cần phân tích, tổng kết và sau đó đưa ra những biện pháp để cải tiến, hoàn thiện và nâng lên ở mức cao hơn.
Để thực hiện phân tích và tổng kết kinh nghiệm cần tuân theo quy trình gồm các bước sau:
Bước chuẩn bị:
- Xác định chính xác tiêu đề của kinh nghiệm.
- Cần theo dõi các công trình khoa học, các kinh nghiệm tiên tiến đã được công bố để tránh tình trạng công bố sau.
- Trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, bạn đồng nghiệp, để xác định tiêu đề một cách chuẩn xác và khẳng định kết quả kinh nghiệm của mình.
Bước thu thập tài liệu:
- Thu thập tư liệu về lý luận, vì bất kì một kinh nghiệm, công trình khoa học nào cũng phải dựa trên một cơ sở lý luận, một luận điểm lý thuyết nào đó. - Tập hợp và xử lý các kết quả đã đạt được của kinh nghiệm.
Viết kinh nghiệm.
- Lập cấu trúc lôgic của bài viết.
- Viết kinh nghiệm: thể hiện tính khẳng định quan điểm của mình, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Những kinh nghiệm cần đạt những tiêu chuẩn sau:
Tính cấp thiết và tính triển vọng. Có chứa những nhân tố mới.
Có kết quả cao và ổn định. Tính tối ưu…
- Công bố hoặc bảo vệ kinh nghiệm.