Đặc điểm tài nguyên du lịch của thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN-1906185017-QLKT K1 (Trang 49 - 53)

Do vị trí địa lý của Thành phố Hạ Long nằm dọc theo Vịnh Hạ Long lại có điều kiện địa hình đa dạng nên đã tạo cho thành phố rất nhiều tài nguyên du lịch, như:

* Vịnh Hạ Long

Thành phố Hạ Long nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.553 km2, kèm theo hệ thống hang động phức tạp và tuyệt đẹp, Vịnh Hạ Long là nguồn tài nguyên du lịch độc đáo mang tầm vóc quốc tế: Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với các giá trị thẩm mỹ nổi bật mang tầm vóc quốc tế; Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với các giá trị địa chất, địa mạo; Tháng 7 năm 2003, Vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng là một trong 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới; Năm 2011, vịnh Hạ Long được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; Ngoài ra, theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị sinh học, lịch sử văn hóa (Hoàng Phúc, 2021).

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2013 đã xác định vịnh Hạ Long là một nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng. Do đó, vịnh Hạ Long được định hướng phát triển Thành một khu du lịch quốc gia (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014).

* Biển và bờ biển

quanh đảo Tuần Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là tôm, cá, ngọc trai, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, vịnh Hạ Long là một vịnh kín với nhiều loài mang giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhồng, tôm, mực, ngọc trai, bào ngư và hàu. Vì vậy, vùng biển ngoài khơi của Vịnh Hạ Long là một trong 4 ngư trường lớn của Việt Nam (UBND thành phố Hạ Long, 2015).

Đường bờ biển và khu vực Vịnh: Ngoài nguồn lợi về thủy hải sản, Thành phố

Hạ Long còn có đường bờ biển hơn 50 km, dài hơn một số quốc gia nhỏ, chẳng hạn như Singapore (khoảng 42 km). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cảng như cảng nước sâu Cái Lân, cảng than, cảng du lịch và một số cảng nhỏ khác (UBND thành phố Hạ Long, 2020). Các cảng này khi phát triển sẽ có tác dụng lan tỏa, kéo theo sự phát triển ngành Công nghiệp đóng tàu của Thành phố Hạ Long. Đồng thời, đường bờ biển, đặc biệt là khu vực nhìn ra vịnh Hạ Long, là nguồn tài sản vô giá cho Thành phố phát triển hệ thống các công trình công cộng, dân cư, dịch vụ, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch và đời sống dân cư.

Bãi biển: So với các bãi biển khác trong khu vực như vịnh Bái Tử Long, biển

Trà Cổ hay Vĩnh Thực, các bãi biển của Thành phố Hạ Long không có ưu thế về quy mô hay chất lượng. Tuy nhiên, những bãi biển này lại nằm gần các địa điểm du lịch trong Vịnh Hạ Long và do đó mang lại những giá trị nhất định cho Thành phố. Hiện tại có 8 bãi biển đang được đưa vào hoạt động ở Thành phố Hạ Long trong đó bao gồm bãi tắm Thanh Niên, Hoàng Gia, Ti Tốp và Tuần Châu (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014).

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê sử dụng đất tính đến năm 2014, diện tích rừng của Thành phố là 6985,58 ha, chiếm 25,7% diện tích đất tự nhiên. Trong số này, 1.678,74 ha rừng được sử dụng cho sản xuất, 5.025,97 ha là rừng phòng hộ (Đỗ Hồng Thủy, 2014).

* Nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch

Ngoài Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch quan trọng nhất, Thành phố còn có các nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch khác cần quảng bá rộng rãi như:

Thứ nhất về, tài sản văn hóa vật thể: Ba tài sản văn hóa vật thể quan trọng nhất của Thành phố Hạ Long là quần thể núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn và chùa Lôi Âm. Những tài sản văn hóa này được khách du lịch trong nước biết đến rộng rãi nhưng chưa phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài vì họ có ít thời gian ở lại thăm quan Thành phố. Trong đó:

Cụm di tích Núi Bài Thơ - chùa Long Tiên, núi Bài Thơ là tên gọi của ngọn

núi đá vôi cao gần 200 mét tọa lạc giữa trung tâm Thành phố Hạ Long. Vì núi Bài Thơ nằm ngay cạnh bờ biển, khách du lịch đứng trên núi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn Vịnh Hạ Long và bờ biển xinh đẹp của Thành phố.

Chùa Long Tiên được xây dựng năm 1941, là ngôi chùa lớn nhất của địa

phương với kiến trúc Phật giáo độc đáo và có vị trí nằm ở trung tâm của Thành phố, dưới chân núi Bài Thơ. Cùng với cảnh quan thiên nhiên và các di tích xung quanh núi Bài Thơ, cụm các công trình này có thể coi là một điểm đến, một sản phẩm du lịch cần được phát triển của Thành phố.

Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn. Lễ hội đền thờ Đức ông Trần Quốc

Nghiễn Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn là di tích văn hóa chính của Thành phố Hạ Long. Đền được xây dựng để tưởng nhớ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, một vị đại tướng trong lịch sử chống quân Nguyên Mông của dân tộc Việt Nam. Từ năm 2008, lễ hội đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn đã được tổ chức hàng năm và thu hút hàng nghìn khách du lịch.

Chùa Lôi Âm, Quang cảnh chùa Lôi Âm Chùa Lôi Âm là một ngôi chùa cổ,

được xây dựng vào thế kỷ thứ XV (dưới thời vua Lê Thánh Tông). Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Lôi Âm tại ngôi làng cùng tên, với độ cao 503 mét so với mực nước biển, ngôi chùa mang đến cho khách du lịch một tầm nhìn bao quát quang cảnh xung quanh rất đẹp. Khách thập phương khi tới vãn cảnh chùa sẽ phải đi đò, rồi sau đó theo đường mòn lên núi chùa Lôi Âm.

Ngoài ra, còn một số các địa điểm văn hóa khác như: nhà thờ xứ đạo Hòn Gai mang dáng dấp kiến trúc Pháp, cùng với hệ thống văn hóa ẩm thực đa dạng với các làng nghề và các hoạt động văn hóa của dân tộc Sán Dìu. Đây là một số tài sản có khả năng lồng ghép vào hệ thống các sản phẩm du lịch của thành phố.

Thứ hai, tài sản văn hóa phi vật thể. Thành phố Hạ Long còn có một số tài sản văn hóa phi vật thể khác. Bao gồm:

Múa rối nước: Có nguồn gốc từ vùng châu thổ sông Hồng, múa rối nước là

loại hình nghệ thuật đặc biệt phổ biến ở miền Bắc, kể về cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người nông dân Việt Nam. Múa rối nước được biểu diễn trong khoảng thời gian trước khi người dân bước vào những mùa gặt bận rộn. Múa rối nước là một HĐDL nổi tiếng. Múa rối nước được biểu diễn tại công viên quốc tế Hoàng Gia - phường Bãi Cháy - thành phố Hạ Long từ năm 2001.

Văn hóa Hạ Long: Trải qua một quá trình phát triển, thành phố Hạ Long đã có

một vị thế đặc biệt vì nằm trên tuyến đường giao thông và thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Dần dần, thành phố Hạ Long trở Thành trung tâm giao lưu văn hóa và thương mại giữa các quốc gia và nước Việt Nam cổ. Như vậy, có thể nói văn hóa Hạ Long đóng vai trò rất quan trọng và đánh dấu mốc cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Đặc biệt, thành phố Hạ Long có nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng, từ những bãi cát ven biển như Tuần Châu, Ngọc Vừng, Xích Thổ cho tới vịnh Hạ Long. Đây là một trong những nét độc đáo của văn hóa cổ đại địa phương được kỳ vọng là sẽ mang tới nhiều giá trị hơn nữa cho thành phố.

Lễ hội: Thành phố Hạ Long được biết đến với các lễ hội truyền thống như lễ hội

chùa Lôi Âm, lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn. Những lễ hội diễn ra hàng năm vào dịp tết đến, xuân về luôn tạo ra sức hấp dẫn đối với các khách du lịch trong những ngày đầu năm. Những năm gần đây, thành phố Hạ Long tăng cường quảng bá HĐDL qua các lễ hội như "Carnival Hạ Long". Thêm nữa, lễ hội Hoa anh đào được tổ chức gần đây và được xác định là lễ hội sẽ tổ chức thường niên nhằm tăng cường mối giao lưu về văn hóa, kinh tế, xúc tiến đầu tư cho tỉnh /thành phố và có thể phát triển trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn. Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội truyền thống khác tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, bao gồm lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Quỳnh Lâm, lễ hội Bạch Đằng và lễ hội đền Cửa Ông.

Nhìn chung với sự đa dạng của các tài nguyên du lịch tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của Vịnh Hạ Long cùng với những tài nguyên dịch nhân văn, văn hóa đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Hạ Long phát triển mạnh mẽ các HĐDL.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN-1906185017-QLKT K1 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)