nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn
* Về tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn do mình quản lý
UBND thành phố Hạ Long cũng đã tích cực tham gia đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch; tích cực thực hiện Quyết định số 410/QĐ-UB và Quyết định số 4117/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh về quản lý tàu thuyền du lịch, quy chế xếp hạng top 05 doanh nghiệp phong phú du lịch, 5 doanh nghiệp lữ hành, tàu thuyền du lịch và các nhà hàng đạt chuẩn mua sắm du lịch hàng đầu của tỉnh; tham gia xây dựng các chính sách góp phần quan trọng cho quản lý nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
UBND Thành phố đã phối hợp với các thị xã, Thành phố, huyện có tiềm năng vềdu lịch để tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch cho các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch Hạ Long với các địa phương trong tỉnh, trong nước.
Căn cứ trên quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố đến năm 2030 định hướng đến 2040, UBND thành phố Hạ Long cũng đưa ra những kế hoạch cụ thể để khuyến khích sự phát triển du lịch trên địa bàn thành phố bằng các chính sách và ưu đãi đặc biệt.
Thành phố Hạ Long đã tổ chức công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm tại Thành phố Hạ Long đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Trong giai đoạn 2016 – 2020 có 42 dự án thuộc 06 lĩnh vực, trong đó có 14 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch. Các dự án trên đã và sẽ góp phần thay đổi mạnh mẽ về du lịch trên địa bàn đồng thời đã minh chứng định hướng đúng đắn, chính sách phù hợp của thành phố trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, để UBND thành phố Hạ Long đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện hiện chương trình trong kế hoạch công tác hằng năm do tỉnh Quảng Ninh đã giao nhiệm vụ.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mới được UBND tỉnh phê duyệt cũng xác định mục tiêu phát triển của thành phố, đó là: Lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm, gắn với việc phát huy giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mở rộng kết nối với Vịnh Bái Tử Long; đồng thời tập trung xây dựng các dự án ưu tiên để xúc tiến đầu tư, xây dựng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hoá dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức ở trình độ cao, tạo ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia tăng cao. Để hiện thực hoá mục tiêu này, Thành phố đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trên quan điểm phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo vệ giá trị tài nguyên và môi trường, đưa du lịch Hạ Long phát huy thế mạnh và đạt hiệu quả cao. Trong đó, đẩy mạnh quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch kết nối du lịch giữa các địa phương, phát triển sản phẩm du lịch; tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến và hợp tác, cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Tổ chức tuyên truyền pháp luật về du lịch
Trên cơ sở các chính sách, kế hoạch, công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch đã được các bên liên quan tập trung đẩy mạnh, bởi đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý HĐDL. Hàng năm, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh đều tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến cho các huyện Thành thị trong toàn tỉnh về chính sách phát triển du lịch của tỉnh và phối hợp với chính quyền thành phố Hạ Long, cùng các thành phố và huyện thị khác tổ chức hội nghị tập huấn cho các công ty du lịch - lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú trên địa bàn về nghiệp vụ du lịch, chính sách, pháp luật về du lịch, đặc biệt là trước các dịp có các chương trình du lịch lớn như du lịch hè tại thành phố Hạ Long ...
Tại thành phố Hạ Long, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch được tiến hành thường xuyên. Việc tuyên truyền, phổ biến được diễn ra với nhiều hình thức, đa dạng và phong phú. Trong những năm qua thành phố đã xây dựng và tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền lồng ghép với các sự kiện chính trị văn hóa
của đất nước và của địa phương, gắn các hoạt động tuyên truyền với các hoạt động quảng bá tiềm năng, thu hút phát triển du lịch của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Công tác tuyên truyền được thực hiện trên nhiều kênh, nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sóng phát thanh, truyền hình thành phố, Bản tin nội bộ, cổng thông tin điện tử, tuyên truyền trực quan, thông tin lưu động… Thành phố Hạ Long còn phát hành ấn phẩm tuyên truyền về du lịch Hạ Long. Các ấn phẩm được giới thiệu gồm: Bộ nội dung thuyết minh về di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long; Bộ quy tắc ứng xử “văn minh du lịch - nụ cười Hạ Long” và quà lưu niệm quạt giấy có nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cảnh quan di sản vịnh Hạ Long. Các ấn phẩm sẽ cung cấp thông tin, giới thiệu đến các doanh nghiệp du lịch, người dân và du khách về giá trị của di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; khái quát chung về Hạ Long; các tuyến, điểm tham quan, bãi tắm, hang động hấp dẫn trên Vịnh Hạ Long và các điểm di tích văn hóa, tâm linh, công trình văn hóa, giải trí trên địa bàn thành phố... Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần định hướng các hành vi, thái độ của của các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh dịch vụ và đi du lịch tại Hạ Long, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Hạ Long, Quảng Ninh an toàn, thân thiện và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, thành phố đã xây dựng các pa nô, biển quảng cáo tấm lớn trên đó in phun các chủ trương, khẩu hiệu phát triển du lịch Hạ Long, các hình ảnh quảng bá con người Hạ Long văn minh, lịch sự, thân thiện kỷ cương nhằm thu hút khách du lịch trên các trục đường, nút giao thông, điểm giáp gianh các huyện, tỉnh khác; xây dựng các biển chỉ dẫn tại các tuyến, khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.
Nhìn chung, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về du lịch đã nâng cao nhận thức của người dân, của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, tích cực xây dựng hình ảnh con người Hạ Long hiền hòa, thân thiện, mến khách; tự giác tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, an ninh trật tự, xây dựng Hạ Long trở Thành điểm đến du lịch an toàn, văn minh, lịch sự.
* Về xúc tiến, quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch
Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch, hoạt động này được được quản lý trên tinh thần phát triển ngành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức hoạt động, bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền Thành phố. Đối với hoạt động quảng bá du lịch, nguyên tắc hoạt độngcủa các chương trình quảng bá du lịch là: Nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Không chỉ trong nước, tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hạ Long cũng phối hợp với đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước hoạt động có yếu tố nước ngoài để mở các tour du lịch, phát hành các ấn phẩm tổ chức các buổi giới thiệu du lịch đến quốc tế. Nhờ có xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tốt, tỉnh Quảng Ninh nói chung và đặc biệt Thành phố Hạ Long nói riêng đã thu hút được lượng khách du lịch khá ổn định (cả khách du lịch trong nước và quốc tế) trong những năm qua.
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương như Hội nghị xúc tiến đầu như tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh ITE, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội. Các địa điểm du lịch nổi tiếng, trọng điểm của Thành phố cũng chủ động giới thiệu quảng bá hình ảnh trên mạng internet nhằm quảng bá rộng rãi hơn tới khách du lịch trong và ngoài nước (hình ảnh Vịnh Hạ Long được gắn với quảng bá nhiều tour du lịch trong và ngoài nước). Hoạt động tuyên truyền, quảng bá được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: xây dựng chuyên mục, chuyên trang quảng bá các khu, điểm du lịch trên Đài phát thanh và tuyền hình Quảng Ninh, Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Báo Quảng Ninh, thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh, quảng bá trên trang thông tin điện tử du lịch các tỉnh trong cả nước và cổng giao tiếp điện tử của Thành phố, của Ban quản lý Vịnh Hạ Long, xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, tờ rơi, đĩa VCD/DVD mời gọi đầu tư, in băng zôn, biển quảng cáo.
* Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
Hạ Long là một thành phố có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Thế nhưng, thực tế cho thấy thời gian qua, Hạ Long vẫn
chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng đó. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có khoảng 18.000 nhân viên du lịch, bao gồm tất cả các nhân viên làm việc trong các khách sạn, hãng tàu du lịch, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ. Tuy nhiên, lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém trầm trọng. Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên đại học và hầu như không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung trong các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn.
Ở các khách sạn đã được xếp hạng sao, phần lớn các nhân viên vẫn chưa cóbằng đại học hoặc cao đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau khi học xong trung học phổ thông.
Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thời gian gần đây, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm, chú trọng hơn trước. Số lượng người theo học các ngành nghề du lịch cũng tăng lên đáng kể. Hàng năm, Thành phố đã phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo nghề du lịch... mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm công tác du lịch, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch. Chỉ tính trong năm 2019, Sở Du lịch tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội du lịch, các trường đào tạo nghề du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch như: Chương trình đào tạo quản lý, nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng chăm sóc khách hàng...Hàng năm đều tăng cường các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ về du lịch, đào tạo tin học, quản lý phần mềm kế toán trong hoạt động kinh doanh du lịch…
Hiệp hội Du lịch cũng đã ký kết với Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
du lịch đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020. Theo đó, có sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, hỗ trợ các nhà quản lý, chuyên gia du lịch tham gia các hội thảo khoa học, tham gia giảng dạy một số chuyên đề du lịch phù hợp tại trường. Sự phối hợp này nhằm thực hiện chủ trương “Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội”, hướng tới việc hợp tác lâu dài trong vấn đề đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố.
Đáng chú ý hơn, trong các chương trình đào tạo, ngành Du lịch thành phố chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch. Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của Thành phố Hạ Long trong những năm gần đây đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch.
Mặc dù vậy, thành phố Hạ Long vẫn bị thiếu nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là lao động nghề tay nghề cao. Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến đến chất lượng các sản phẩm du lịch và là thách thức lớn đối với ngành du lịch của thành phố. Kỹ năng tiếng Anh cũng đặc biệt quan trọng, 1/3 lao động trong lĩnh vực du lịch của thành phố không được đào tạo sau phổ thông và hầu hết chưa được đào tạo bài bản về du lịch. Do đó, cần đào tạo thêm nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ. Trình độ học vấn của nhân viên của tất cả các loại hình khách sạn ở thành phố Hạ Long được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Trình độ học vấn của nhân viên các khách sạn trên địa bàn thành phố Hạ Long Tiêu chuẩn sao Đại học (4 năm) Cao đẳng (2-3 năm) Trung cấp nghề/ kỹ thuật THPT hoặc thấp hơn 4 34% 9% 27% 30% 3 30% 3% 54% 13% Dưới 3 31% 6% 33% 30% Nguồn: Đỗ Hồng Thủy, 2014
Như vậy, với thực trạng nêu trên, thì vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ HĐDL đang là thách thức đặt ra đối với chính quyền thành phố Hạ Long trong thời gian tới.
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch
Hiện nay, bộ máy quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long được tổ chức cụ thể như sau:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý HĐDL thành phố Hạ Long
Trong đó: Hội đồng nhân dân và UBND thành phố Hạ Long là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố. Cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND và UBND thành phố trong bộ máy QLNN về du lịch là Phòng Văn hóa thông tin thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn. Phòng Văn hóa – thông tin chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh.