Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hai Bà Trưng. (Trang 109 - 110)

Ngân hàng Nhà nước giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; giám sát hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ TTKDTM bảo đảm hoạt động đúng quy định.

Từng bước hoàn thiện hệ thống thanh toán: NHNN cần mở rộng thực hiện dự án hiện đại hóa về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo dõi mô hình mới, hệ thống thanh toán điện tử được thực hiện ở tất cả các chi nhánh và tại Hội sở chính. Tuy nhiên, hệ thống thanh toán chưa thực sự được hoàn thiện nên hiệu quả thu lại vẫn chưa được cao. Do đó, cần phải khắc phục tình trạng này.

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: Hoàn thiện về môi trường pháp lý là yêu cầu bức xúc đối với hoạt động thanh toán ngân hàng và thanh toán điện tử trước yêu cầu của hội nhập AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN) và sự gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) của Việt Nam, đặc biệt là trước thách thức và nhu cầu phát triển thương mại điện tử. Cụ thể là:

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý, lưu trữ chứng từ điện tử, chữ ký điện tử trong các hoạt động thanh toán của các ngân hàng và TCTD, tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Xác định các hình thức thanh toán, thủ tục mở tài khoản và thanh toán của dân cư với phương châm nhanh chóng, đơn giản, an toàn, chi phí thấp.

- Cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện về Luật thương mại điện tử, chứng từ điện tử, chữ kí điện tử…nhằm đảm bảo cho sự ra đời và ứng dụng trong thực tế của các dịch vụ ngân hàng điện tử như: thẻ thanh toán, E-Banking, Internet Banking…

Bên cạnh đó, NHNN cần trao đổi quyền tự chủ tài chính lớn theo nguyên tắc thị trường cho các NHTM, để các ngân hàng có chính sách thu hút nhân tài cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhiên cứu cho ra đời tiền điện tử do NHNN phát hành. Giải pháp liên kết giữa các ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch để tạo ra các ví điện tử như hiện nay chỉ là giải

pháp manh mún. Cách làm này vẫn chưa đối đa sự tiện lợi cho những người chưa có ví điện tử hoặc thanh toán giữa loại ví điện tử này với ví điện tử khác, về lâu dài, để tiện lợi hơn, cần nghiên cứu cho ra đời loại ví điện tử do NHNN Việt Nam là chủ ví. Chỉ có NHNN mới có thể là trung gian giữa các ngân hàng, các khách hàng đầy đủ. Khi đó, khách hàng có thể là ngân hàng hay người dân, hoặc doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản và thanh toán với nhau một cách miễn phí. Khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tại các ngân hàng hoặc tiền mặt vào ví điện tử do ngân hàng nước quản lý. NHNN Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đảm bảo tiện ích, an toàn, bảo mật, chi phí hợp lý.

NHNN cần chủ trì trong việc rà soát, xem xét lại các quy định liên quan đến thanh toán để đánh giá sự phù hợp của khung pháp lý đối với những rủi ro của các hoạt động thanh toán, bao gồm cả phân tầng các công ty cung cấp dịch vụ để đảm bảo giám sát hiệu quả chuỗi giá trị tổng thể của hoạt động thanh toán; Nâng cao vai trò của việc chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng và các công ty thanh toán; Hạn chế tối đa sự phân mảnh cùng với các quy định phức tạp như ở một số nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hai Bà Trưng. (Trang 109 - 110)