Các tổ chức này cần tăng cường liên kết với nhau, với các ngân hàng trong việc kết nối giao dịch qua ví điện tử để người mua hàng có thể mua qua ví điện tử. Khi có sự liên kết cần phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đến quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cách thức sử dụng cho người dùng. Các nhà hàng, khách sạn, trung tâm dịch vụ giải trí, các nhãn hàng thời trang, các trung tâm thương mại lớn, rạp chiếu phim, quán cà phê, bar... nên có liên kết với nhau và với ví điện tử cùng hệ thống ngân hàng để thuận lợi cho giao dịch thanh toán với khách hàng, vừa hạn chế được việc dùng tiền mặt lại vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hàng loạt các ngành và các loại hình kinh doanh cùng với các hình thức thanh toán giao dịch mới ra đời. Ví điện tử là một trong những hình thức thanh toán mới đã xuất hiện và sẽ phát triển trong thời gian tới. Hình thức này tồn tại bên cạnh các hình thức thanh toán truyền thống và dần dần chiếm lĩnh thị phần
của các hình thức thanh toán truyền thống. Đây là hình thức thanh toán ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong lĩnh vực tiền tệ, các khách hàng có thể thực hiện giao dịch thanh toán tài chính thông qua mạng viễn thông mà không cần phải thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Vì vậy, hình thức thanh toán này tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, xã hội Việt Nam như: Giúp quá trình thanh toán dễ dàng, đơn giản và an toàn hơn là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt; Giúp những người ở vùng sâu, vùng xa trung tâm tiếp cận các dịch vụ trên nền tảng internet như y tế, giáo dục, tài chính, việc làm và an sinh xã hội; Tạo nên nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số; Góp phần tăng trưởng kinh tế.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế phát triển của đất nước ta hiện này, cùng với sự hội nhập quốc tế, hình thức TTKDTM giữ một vai trò rất quan trọng, trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế của đất nước ta, nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của TTKDTM càng rõ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán của nền kinh tế. Hiện nay, tình hình TTKDTM cả nước nói chung và của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - CN Hai Bà Trưng nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn mặc dù đã được sự quan tâm từ các chính sách của chính phủ, ban ngành cũng như hệ thống Ngân hàng NNVN và các tổ chức ngân hàng thương mại đã có nhiều cố gắng xong vẫn chưa giải quyết được triệt để.
Để đáp ứng nhu cầu ngày phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhằm đưa đất nước đi lên và vươn ra thế giới thì cần phải xây dựng một hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện đại và phát triển. Vì vậy, Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán phải nhanh chóng hoàn thiện các hình thức TTKDTM ở nước ta, mà còn là làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, kìm chế lạm phát, giữ ổn định giá cả đồng tiền góp phần khai thác mọi khả năng tiềm tàng, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế giúp thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Ngân hàng Việt Nam từng bước hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
Với việc hoàn thành luận văn “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - CN Hai Bà Trưng” tác giả đã tập trung nghiên cứu và trình bày được một số vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu khái quát, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về TTKDTM
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng trong những những năm gần đây trên cơ sở thu thập tài liệu, thông tin và kết quả hoạt động dịch vụ trong các năm từ 2018-2020 và đánh giá các kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà hiện còn tồn tại tại Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu định hướng và mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM tại Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng. Cụ thể như tăng cường hoạt động Marketing
ngân hàng, cải tiến và hoàn thiện các hình thức thanh toán, giảm các mức phí dịch vụ đối với khách hàng sử dụng dịch vụ, áp dụng những công nghệ xử lý thanh toán hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Những giải pháp trên nếu được thực hiện sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động TTKDTM tại chi nhánh, góp phần cải thiện lợi nhuận cho chi nhánh
Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu tốt nghiệp khóa học thạc sĩ và giới hạn về khả năng và kinh nghiệm của bản thân nên Luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và có kết quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, 2012. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về
“Thanh toán không dùng tiền mặt”;
2. Chính phủ, 2007. Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ “Về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lượng
từ NSNN”;
3. Huỳnh Thị Thanh Hảo, 2011. Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP Hồ Chí Minh”, trường Đại học kinh tế.
4. Đặng Công Hoàn, 2015. Luận án tiến sỹ “Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu
vực dân cư tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
5. Bùi Thị Mỹ Huyền, 2011. Luận văn thạc sỹ kinh tế, “Hoàn thiện hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, của , trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương Mại, Nxb
Thống kê, Hà Nội;
7. Lê thị Biếc Linh, 2010. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, của trường Đại học Đà Nẵng
8. Đỗ Thị Khánh Ngọc, 2014. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Đẩy mạnh công
tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng” .
9. Nguyễn Văn Ngọc, 2011. Giáo trình tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
10.Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 1/12/2014 của
NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
giới và thực tiễn tại việt Nam”, tạp chí tài chính ; ngày cập nhật 24/07/2014.
12.Thông tư Số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/ 2014 của Ngân hàng Nhà nước
"Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt".
13.Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm (2020), Thị trường
ví điện tử Việt Nam - cơ hội và thách thức. Tạp chí Ngân hàng - số 8/2020.
14.Nguyễn Thị Đoan Trang (2020), Những vấn đề cần trao đổi xung quanh việc sử
dụng ví điện tử. Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 - Tháng 7/2020.
15.Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư số 23/2019/TT-NHNN; Thông tư số
PHỤ LỤC 01
BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI TECHCOMBANK CN HAI BÀ TRƯNG 1. Giới tính của Anh (Chị): 1. Nam 2. Nữ
2.Độ tuổi của Anh (Chị):
1. Từ 18 đến 25 tuổi 2. Từ 26 đến 40 tuổi 3. Từ 41 đến 50 tuổi 4. Từ 51 đến 60 tuổi 3.Trình độ học vấn của Anh (Chị): 1. Trung học phổ thông 2. Trung cấp 3. Cao đẳng 4. Đại học 5. Sau đại học
4.Thu nhập hàng tháng của Anh (Chị):
1. Dưới 3 triệu đồng
2. Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng 3. Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng 4. Trên 10 triệu đồng
4.Thu nhập hàng tháng của Anh (Chị):
1. Dưới 3 triệu đồng
2. Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng 3. Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng 4. Trên 10 triệu đồng
5.Nghề nghiệp của Anh (Chị):
1. Học sinh, sinh viên 2. Công nhân
3. Kinh doanh tự do 4. Nhân viên văn phòng 5. Về hưu, nội trợ 6. Khác
6.Anh (Chị) đang sử dụng dịch vụ ngân hàng nào của Techcombank.
1. UNC 2. Séc 3. UNT
4. Thẻ thanh toán 5. Thanh toán điện tử
6. Thanh toán bằng thư tín dụng LC 7. Khác
7.Anh (Chị) đã sử dụng dịch vụ của Techcombank trong bao lâu?
1. Dưới 1 năm 2. Từ 1 đến 2 năm 3. Từ 2 đến 3 năm 4. Trên 3 năm
Anh (Chị) vui lòng cho biết đánh giá của bản thân về chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của anh/chị tại Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng dưới đây bằng cách đánh dấu vào các ô đã cho:
Nội dung kháo sát Năm
2018
Năm
2019
Năm
2020
1.Anh /chị đánh giá về tốc độ xử lý giao dịch của Techcombank Hai Bà Trưng
Rất nhanh
Nhanh
Bình thường Chậm
Rất chậm
2. Anh /chị đánh giá về độ chính xác trong
xử lý giao dịch của Techcombank Hai Bà Trưng
Rất chính xác
Chính xác
Bình thường
Chưa chính xác
3. Anh /chị đánh giá về độ chính xác trong xử lý giao dịch của Techcombank Hai Bà Trưng
Cao hơn
Tương đương các NHTM khác Thấp hơn
4. Anh/chị đánh giá về thái độ phục vụ của cán bộ Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng
Rất nhiệt tình, chuyên nghiệp
Nhiệt tình, chuyên nghiệp Bình thường
Không chuyên nghiệp Rất không chuyên nghiệp
PHỤ LỤC 02: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Đơn vị tính: %
Nội dung kháo sát Năm
2018
Năm
2019
Năm
2020
1.Anh /chị đánh giá về tốc độ xử lý giao dịch của Techcombank Hai Bà Trưng
Rất nhanh 12 16 20
Nhanh 53 55 55
Bình thường 30 25 21
Chậm 5 4 4
Rất chậm 0 0 0
2. Anh /chị đánh giá về độ chính xác trong xử
lý giao dịch của Techcombank Hai Bà Trưng
Rất chính xác 25 28 28
Chính xác 50 51 53
Bình thường 18 15 16
Chưa chính xác 7 6 3
3. Anh /chị đánh giá về độ chính xác trong xử lý giao dịch của Techcombank Hai Bà Trưng
Cao hơn 12 8 5
Tương đương các NHTM khác 65 67 70
Thấp hơn 23 25 25
4. Anh/chị đánh giá về thái độ phục vụ của cán bộ Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng
Rất nhiệt tình, chuyên nghiệp 15 17 18
Nhiệt tình, chuyên nghiệp 58 61 62
Bình thường 20 18 18
Không chuyên nghiệp 7 4 2